Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô Ngôn Thông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vô Ngôn Thông''' (zh. 無言通), [[759]]?-[[826]], là một vị [[Thiền sư Trung Quốc]], đệ tử của Thiền sư nổi tiếng [[Bách Trượng Hoài Hải]]. Năm [[820]], Sư qua [[Việt Nam]], ở tại chùa Kiến Sơ (zh. 建初寺), ngày nay thuộc tỉnh [[Bắc Ninh]], thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư mất năm [[826]], và phái Thiền của Sư kéo dài được 17 thế hệ. Những Thiền sư quan trọng của dòng thiền này là [[Khuông Việt]] (?-[[1011]]), [[Thông Biện]] (?-[[1134]]), [[Mãn Giác]] (?-[[1096]]), [[Minh Không]] (mất [[1141]]) và [[Giác Hải]]. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối [[thế kỉ thứ 13]]. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của [[Huệ Năng]], chủ trương [[Ðốn ngộ]] (giác ngộ nhanh chóng). Các vị Thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ.
 
==Cơ duyên và hành trạng==
Sư họ Trịnh (zh. 鄭), quê ở [[Quảng Châu]] (zh. 廣州), xuất gia tại chùa Song Lâm (zh. 雙林寺), Vụ Châu (zh. 務州). Tính tình Sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông (''[[Cảnh Đức Truyền đăng lục]]'' ghi là Bất Ngôn Thông).
 
Một hôm, Sư lễ Phật, có một thiền khách hỏi: “Toạ"Toạ chủ lễ đó là cái gì?" Sư thưa: “Là"Là Phật." Khách liền chỉ tượng Phật hỏi: “Cái"Cái này là Phật gì?" Sư không trả lời được. Ðến tối, Sư y phục chỉnh tề đến lễ vị khách, vị này chỉ đến [[Mã Tổ Đạo Nhất|Mã Tổ]]. Sư lên đường đến Mã Ðại sư nhưng nghe tin Tổ đã viên tịch bèn đến Bách Trượng. Nhân nghe Bách Trượng trả lời một vị tăng “Ðất"Ðất tâm nếu không, mặt trời trí huệ tự chiếu”chiếu" (tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照) Sư triệt ngộ.
 
Sau khi rời Bách Trượng, Sư đến trụ trì chùa Hoà An (zh. 和安寺) và tương truyền rằng, Thiền sư [[Ngưỡng Sơn Huệ Tịch]], vị Tổ thứ hai của tông [[Quy Ngưỡng tông|Quy Ngưỡng]], có đến đây học hỏi.
 
Năm Canh Tí, niên hiệu Nguyên Hoà đời [[nhà Ðường]], Sư sang [[An Nam]] ở chùa Kiến Sơ làng [[Phù Ðổng]], huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây mấy năm liền Sư chỉ quay mặt vào vách toạ thiền và không ai biết tông tích của Sư. Vị trụ trì nơi đây là Cảm Thành thầm biết Sư là Cao tăng đắc đạo nên hết sức kính trọng. Sắp sửa tịch, Sư gọi [[Cảm Thành]] đến nói kệ:
 
:一切諸法皆從心生