Vô Ngôn Thông (zh. 無言通), 759 (?) – 826, là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ (zh. 建初寺), ngày nay thuộc Hà Nội, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư mất năm 826, và phái thiền của sư kéo dài được 17 thế hệ.

Thiền sư
vô ngôn thông
無言通
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiThiền tông
Sư phụBách Trượng Hoài Hải
Xuất giaChùa Song Lâm, Vụ Châu
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh759
Nơi sinhQuảng Châu
Mất 
Ngày mất826
Nơi mấtBắc Ninh
An nghỉNúi Tiên Du
Giới tínhnam
Quốc tịchnhà Đường
 Cổng thông tin Phật giáo

Dòng thiền Vô Ngôn Thông sửa

Những Thiền sư quan trọng của dòng thiền này là Khuông Việt (9331011), Thông Biện (? – 1134), Mãn Giác (10521096), Minh Không (mất 1141) và Giác Hải. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối thế kỷ 13. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của Huệ Năng, chủ trương đốn ngộ (giác ngộ nhanh chóng). Các vị thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ. Riêng thiền sư Không Lộ vừa được cho là thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, nhưng cũng thuộc thiền phái Thảo Đường.

Cơ duyên và hành trạng sửa

Sư họ Trịnh (zh. 鄭), quê ở Quảng Châu (zh. 廣州), xuất gia tại chùa Song Lâm (zh. 雙林寺), Vụ Châu (zh. 務州). Tính tình sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông (Cảnh Đức Truyền đăng lục ghi là Bất Ngôn Thông).

Một hôm, sư lễ Phật, có một thiền khách hỏi: "Toạ chủ lễ đó là cái gì?", sư thưa: "Là Phật." Khách liền chỉ tượng Phật hỏi: "Cái này là Phật gì?", sư không trả lời được. Đến tối, sư y phục chỉnh tề đến lễ vị khách, vị này chỉ đến Mã Tổ. Sư lên đường đến Mã Đại sư nhưng nghe tin Tổ đã viên tịch bèn đến Bách Trượng. Nhân nghe Bách Trượng trả lời một vị tăng "Bản tâm nếu tịnh không, mặt trời trí huệ tự chiếu" (tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照) sư triệt ngộ.

Sau khi rời Bách Trượng, sư đến trụ trì chùa Hoà An (zh. 和安寺) và tương truyền rằng Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, vị Tổ thứ hai của tông Quy Ngưỡng, có đến đây học hỏi.

Năm Canh Tí, niên hiệu Nguyên Hoà đời nhà Đường, sư sang An Namchùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây mấy năm liền sư chỉ quay mặt vào vách toạ thiền và không ai biết tông tích của Sư. Vị trụ trì nơi đây là Cảm Thành thầm biết sư là cao tăng đắc đạo nên hết sức kính trọng. Sắp sửa tịch, sư gọi Cảm Thành đến nói kệ:

一切諸法皆從心生
心無所生法無所住
若達心地所住無礙
非遇上根慎勿輕許

Nhất thiết chư pháp giai tòng tâm sinh
Tâm vô sở sinh pháp vô sở trụ
Nhược đạt tâm địa sở trụ vô ngại
Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tâm không chỗ sinh, pháp không chỗ trụ
Nếu đạt đất tâm chỗ trụ không ngại
Không gặp thượng căn dè dặt chớ dạy.

Nói xong sư chắp tay viên tịch. Cảm Thành thiêu lấy hài cốt và xây tháp thờ trên núi Tiên Du.

Nguyên bản Hán văn sửa

無言通禪師

𠎣逰扶蕫鄉建初寺無言通禪師本廣州人 也姓鄭氏少慕空學不治家產務州雙林 寺受業處性沈厚寡言默識了達事槩故時 人號無通言(1)〖傳登曰不語通〗常一日禮佛次有禪者問 座主禮甚麽師云禮佛禪者指佛像云祗這 箇是甚麽師無對是夜具威儀就禪者禮拜 問曰嚮之所問未審意旨如何禪者云座主 出家以來經逾㡬夏師云十夏禪者云還曾 出家麽也未師轉茫然禪者云若也不會百 夏何益乃引師同參馬祖及抵江西而祖已

示寂遂徃謁百丈懷海禪師時有僧問如何是 大乗頓悟法門丈云心地若空惠日自照師於 言下有得乃還廣州和安寺住持有人問師是 禪師否師云貧道不曾學禪良久便喚其人應 諾師指梭櫚樹其人無對□□□□□□□□ 仰山禪師作沙彌時師常喚云寂子為我將牀 子來仰將牀子到師云送還本處仰從之又問 寂子那邉有甚麽曰無物這邉聻曰(2)無物師又問 寂子仰應諾師云去唐元和十五年庚子秋九 月師來至此寺卓錫飯粥之外禪悅爲樂凢坐 靣壁未嘗言說累年莫有識者獨寺僧感誠尤

加禮敬奉侍左右宻扣玄機盡得其要一日 無疾沐浴易服召感誠曰昔吾祖南嶽讓禪 師㱕寂時有云一切諸法皆從心生心無所 生法無所住若達心地所作無碍非遇上根 慎勿輕許言訖合掌而逝感茶(3)毘收舍利塔 于𠎣逰山時唐寶曆二年丙午正月十二日 二十八年又至開祐丁丒二十四年我越禪 學自師之始□□□□□□□□□□□□ 建初通禪師法嗣□□□□□□□□

  1. LMT hiệu đính 無言通
  2. 聻曰: Nguyễn, A 2767, LMT = 聻麼曰
  3. 感茶: Nguyễn, LMT = 感誠茶

Tham khảo sửa

  • Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1999.
  • Bản Hán điện tử của Thiền viện Viên Chiếu & Chân Nguyên. Đạo hữu Nguyễn Hữu Vinh (Đài Loan) đọc dò lại.

Chú thích sửa

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán