Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Inca”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
 
==Diễn biến==
===Atahualpa nổi dậy===
Ngay sau khi Huáscar tuyên bố lên ngôi, ông bắt tất cả thần dân phải thề trung thành với ông. Atahualpa gửi những vị tướng đáng tin cậy nhất của ông đến Cuzco, cùng với những món quà xa xỉ bằng vàng và bạc (như thông lệ). Nghi ngờ, Huáscar khước từ món quà của Atahualpa.<ref>Von Hagen ''The Incas of Pedro'', p. 80.</ref> Cáo buộc Atahualpa tội làm loạn, Huáscar ra lệnh giết một số sứ giả, và gửi một vài người về ăn mặc như phụ nữ. Atahualpa tuyên chiến. Ngay trước khi người Tây Ban Nha đến [[Cajamarca]], Atahualpa phái quân tới Cusco để bắt Huáscar.
 
Huáscar huy động binh lực chuẩn bị chiến tranh. Các tướng [[Chalcuchimac]], [[Quizquiz]] và [[Rumiñawi]], được cho là đã được sinh ra ở phương bắc, và do đó tạo phản và gia nhập phe Atahualpa.<ref name="Hemming, The Conquest, p. 29"/> Atahualpa lúc này đã tập hợp quân đội đế quốc ở [[Quito]], khu vực phía Bắc mà ông kiểm soát. Cũng chính tại nơi đây, Atahualpa lập thủ đô mới nơi người dân ủng hộ ông nhất.
 
Khi biết tin này, Huáscar bắc chinh và đột kích [[Tumebamba]]. Quân Cañari địa phương hỗ trợ cuộc tấn công này, nhằm trục xuất nguồn lực đế quốc gần nhất, với mục đích hất cẳng Inca ra khỏi khu vực này hoàn toàn. Atahualpa bị bắt và bị cầm tù. Trong khi quân Huáscar ăn mừng, họ say xỉn và cho phép một người phụ nữ vào gặp Atahualpa. Bà ta lẻn vào một công cụ giống cái khoan mà ông sử dụng tối hôm đó để đục một cái hố và trốn thoát.<ref name="Cobo, History, p. 165">Cobo, ''History'', p. 165.</ref> Ông ngay lập tức tập hợp binh lính tại Quito chuẩn bị phản công vào Tomepampa.<ref>Prescott, ''History of the Conquest'', p. 336.</ref> Ulco Colla và Hualtopa (chính quyền Cuzco tại thành phố) tháo chạy đem theo hầu hết thanh niên trai tráng để gia nhập quân của Huáscar, bỏ lại phụ nữ và trẻ con trong thành sau đó bị tàn sát bởi quân Atahualpa.<ref>Moya, 2003: 351-353</ref>
 
Trong cuộc hành quân tới Caxabamba, Atahualpa hạ lệnh hủy diệt tất cả các thị trấn và bộ lạc đã liên minh với Huáscar. Một thời gian ngắn trước cuộc tấn công Quito, Huáscar đã thu phục lòng trung thành của các thị trấn ở Tallán (của người tumbiz, punaeños, chimu, yunga, guayacundo và cañari).<ref group="note" name="Ref1" /> Atahualpa tàn phá tất cả mọi thứ trên đường tiến quân và đến Tumbes, nơi đa phần ủng hộ ông. Kuruka Chili Masag gia nhập quân của Atahualpa và đóng góp 12.000 binh sĩ và nhiều bè để chinh phục đảo Puná, nơi có 12.000 cư dân<ref>Moya, 2003: 356</ref> là kình địch của dân Tumbes và trung thành với Huáscar.<ref group="note" name="Ref2" /> Bảy cacique (tù trưởng) của hòn đảo, nổi bật trong số đó có Cotori và Tomala (sau này được rửa tội thành Francisco Tomala), nghênh chiến với 3.000 chiến binh<ref>Snowden, 2008: 154. Cifra dada para la batalla entre los punaeños de Tomala y los españoles de Pizarro en abril de 1531.</ref><ref>{{cita web|url=http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?Dir=wars&FileName=wars_incas.php|título=Heritage History: Spanish Conquest of Peru|fechaacceso=21 de enero de 2012|urlarchivo=https://web.archive.org/web/20140512224312/http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?Dir=wars&FileName=wars_incas.php#|fechaarchivo=12 de mayo de 2014}}</ref> trên bè.<ref>Moya, 2003: 355</ref> Những người dân đảo, vốn là những nhà hàng hải tinh nhuệ, đánh bại quân đội Inca vượt trội về số lượng. Quân Inca rút lui sau khi Atahualpa bị bắn một mũi tên vào chân. Ông được đưa đến Cajamarca để chữa lành vết thương trong suối nước nóng.<ref group="note" name="Ref2" />
 
Sau đó, người đảo Puná đánh chiếm Tumbes, cướp bóc và thiêu rụi thành phố, bắt giữ khoảng 600 người trong đó có lính Quito và địa phương. Atahualpa lại phải rút về Quito để tổ chức lại lực lượng. Khi quân Atahualpa trở lại miền nam, punaeños chạy về đảo của họ, đem theo tù binh và chiến lợi phẩm. Sau này khi chính quyền Cuzco sụp đổ, dân đảo Puná đã thề trung thành với hoàng đế mới.
 
===Chiến dịch Cuzco===
[[Hình:Inca roads-es.svg|thumb|trái|300px|Những con đường Inca trong thời kì hoàng kim của Đế quốc.]]
Từ năm 1531-1532, nhiều cuộc giao tranh diễn ra.<ref>''The Hispanic American'', p. 414.</ref> Ngay sau khi trốn thoát, Atahualpa di quân về phía nam đến thành phố [[Ambato]].<ref name="Cobo, History, p. 165"/> Ở đó, trên vùng đồng bằng Mochacaxa, họ chạm mặt quân của Huáscar, đánh bại họ,<ref name="MacQuarrie, p. 50"/> bắt và giết nhiều binh lính và thậm chí cả tướng quân, [[Atoc]] bị tra tấn bằng phi tiêu và mũi tên.<ref name="Cobo, History, p. 165"/> Atahualpa biến hộp sọ của Atoc thành một "cốc uống nước mạ vàng, mà người Tây Ban Nha sau này cho rằng Atahualpa vẫn còn sử dụng bốn năm sau đó"<ref>MacQuarrie, ''The Last Days'', p. 165.</ref>