Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam tước d'Holbach”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox philosopher |region = Triết học phương Tây |era = Triết học thế kỷ 18 |image = Paul Heinrich Dietrich Baron d'Holbach Rosl…”
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 05:29, ngày 24 tháng 7 năm 2020

Paul-Henri Thiry, Nam tước d'Holbach (8 tháng 12 năm 1723 - 21 tháng 1 năm 1789) là một tác giả, nhà triết học, người soạn bách khoa toàn thư người Pháp gốc Đức và là một nhân vật xuất chúng trong Phong trào Khai sáng ở Pháp.

Paul-Henri Thiry, Baron d'Holbach
SinhPaul Heinrich Dietrich
8 tháng 12 năm 1723
Edesheim gần Landau, Palatinate
Mất21 tháng 1 năm 1789(1789-01-21) (65 tuổi)
Paris, Pháp
Thời kỳTriết học thế kỷ 18
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa duy vật Pháp
Đối tượng chính
Chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa tất định, Chủ nghĩa duy vật

Cuộc đời[3]

Do uy tín về mặt khoa học, d'Holbach được bầu làm thành viên danh dự của Viện hàn lâm Khoa học Nga. Ông là một người sống rất sung túc, tiếp đãi bạn bè trọng hậu, như mạnh thường quân. Người đời thường gọi ông là "ông chủ quán của các nhà triết học".

Tư tưởng

Tổng quanLỗi chú thích: Không có </ref> để đóng thẻ <ref>

Thế giới quan của Holbach được dưng nên từ nền tảng vật chất. Trong tác phẩm Hệ thống tự nhiên hay là quy luật của thế giới vật lý và của thế giới tinh thần, Holbach đã chỉ ra rằng thế giới này không gì khác hơn đó là thế giới vật chất. Ông viết rằng:

Trong quá trình nghiên cứu về vật chất, d'Holbach đã nhận thấy "cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thỏa đáng về vật chất" và có lẽ trong các nhà triết học duy vật thời kỳ cận đại thì định nghĩa vật chất của Holbach có thể xem là có tính chất khái quát nhất. Ông viết:

Vật chất, theo Holbach, không do ai sinh ra cũng không bị tiêu diệt. Vật chất là vô cùng vô tận và có những quy luật khách quan của chính nó. Nó có những đặc tính như trọng lực, quán tính, không thể phân chia, hình dáng,... và nó tồn tại bằng vận động. Vận động và vật chất tồn tại vĩnh viễn. {cquote|Nếu người ta hỏi chúng ta vật chất ở đâu mà ra thì chúng ta sẽ trả lời là bao giờ cũng có vật chất. Nếu người ta hỏi rằng tại sao vật chất lại vận động thì chúng ta sẽ trả lời là vật chất vận động mãi mãi vì vận động là kết quả tất yếu của sự tồn tại bản chất của vật chất|||}} {cquote|Vận động là phương thức tồn tại xuất phát một cách tất nhiên, từ bản chất của vật chất|||}}

Sự siêu hình[4]

Giống như các nhà duy vật Pháp, d'Holbach chưa vượt qua được khỏi giới hạn của chủ nghĩa cơ học. Ông đã quy các hình thức vận động phong phú của vật chất về vận động cơ giới. Cho dù ông đã cho vận động bao gồm cả sự di chuyển của các phân tử trong vật thể thì đó cũng chỉ là quan niệm của chủ nghĩa cơ học. Căn cứ của ông trong việc phân loại vận động thành vận động đơn giản và vận động phức tạp là rất ngây thơ vì chỉ căn cứ vào số lượng nguyên nhân tác thành vận động. Theo đó, vận động đơn giản là do một nguyên nhân gây ra, vận động phức tạp là do nhiều nguyên nhân gây ra.

Holbach không thấy tính biện chứng trong sự phát triển của giới tự nhiên (và tất nhiên càng không thể nhận thấy ở trong đời sống xã hội). Tự nhiên bao gồm vô cơ, hữu cơ và con người, vận trù tuyệt đối theo ba quy luật tất định:

  1. Quy luật nhân quả.
  2. Quy luật quán tính.
  3. Quy luật hấp dẫn xô đẩy.

Cái thống trị trong thế giới này là cái tất nhiên. Holbach phủ nhận sự tồn tại của ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là cái tất nhiên khi chưa gọi được nguyên nhân. "Ngẫu nhiên - danh từ vô nghĩa".

Chú thích