Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thụy hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean, replaced: . < → .<
Dòng 21:
 
Sử thần [[Lê Văn Hưu]] từng lý giải điều này, được các sử gia đời [[Hậu Lê]] là [[Ngô Sĩ Liên]] ghi lại trong [[Đại Việt sử ký toàn thư]]:
:''"[[Thiên tử]] và [[Hoàng hậu]] khi mới băng hà, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là '''Đại Hành hoàng đế''', '''Đại Hành hoàng hậu'''. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay dở để đặt thụy là '''Mỗ hoàng đế''', '''Mỗ hoàng hậu'''<ref>Mỗ (某): một đại từ không xác định, ý ở đây là gọi Hoàng đế-Hoàng hậu đó theo tên sau khi đã đặt. <br>Ví dụ như [[Trưởng Tôn hoàng hậu]], khi vừa qua đời người ta sẽ gọi bà là ''"Đại Hành hoàng hậu"'', sau đó khi đã ban bố thụy hiệu ''Văn Đức'', người ta sẽ chuyển gọi bà là ''Văn Đức hoàng hậu''</ref>, không gọi là Đại Hành nữa."''
 
Theo giải thích của nhà nghiên cứu [[Thiều Chửu]] (Nguyễn Hữu Kha) thì chữ ''Thụy'' cũng có nghĩa như sau:
Dòng 29:
Bắt đầu được sử dụng từ [[nhà Chu]], thụy hiệu có lịch sử 800 năm lâu dài hơn [[miếu hiệu]]. Thời [[Tam Hoàng Ngũ Đế]] đến [[nhà Hạ]], [[nhà Thương]] chưa có phép đặt thụy hiệu. Vì thụy hiệu được đặt cho những người quá cố, nó thường được đặt bởi người kế vị của người chết. Phép đặt thụy hiệu thường do người sau ''căn cứ vào hành trạng'' của người trước để đặt cho một hay nhiều chữ phù hợp.
 
Một số vua chúa không có thụy hiệu, có thể vì [[người kế vị]] không chịu hay chưa có cơ hội đặt tên. Các vua có nhiều võ công thường được đặt thụy là Vũ Đế ([[Hán Vũ Đế]], [[Tấn Vũ Đế]]...), Vũ Vương ([[Chu Vũ vương|Chu Vũ Vương]], [[Sở Vũ vương|Sở Vũ Vương]]), Vũ Công ([[Tấn Vũ công|Tấn Vũ Công]], [[Trịnh Vũ công|Trịnh Vũ Công]])...; các vua nổi về giáo hóa được tôn là Văn Đế ([[Tùy Văn Đế]], [[Hán Văn Đế]]), Văn Vương ([[Cơ Xương|Chu Văn Vương]], [[Sở Văn vương|Sở Văn Vương]]), Văn Công ([[Trịnh Văn công|Trịnh Văn Công]], [[Tống Văn công|Tống Văn Công]]...). Vua độc ác thường được gọi là Lệ Vương, Lệ Công ([[Chu Lệ vương|Chu Lệ Vương]], Mẫn Lệ công &#x2013ndash; thụy hiệu của ''vua quỷ'' [[Lê Uy Mục]] khi mới mất, sau này [[Lê Chiêu Tông]] đổi là Uy Mục); vua ngu tối thì đặt thụy là U vương, U công ([[Chu U vương|Chu U Vương]], [[Trần U công|Trần U Công]]...)
 
Từ thời [[nhà Chu]] đến đời [[nhà Tùy]], các vua chúa thường có thụy hiệu ngắn 1&#x2013ndash;2 chữ, như Thành Vương, Uy Vương, Tuyên Huệ công, Hoàn Huệ Vương,... Nhưng từ thời [[nhà Đường]], các thụy hiệu được đặt dài với nhiều chữ và do đó người sau khó nhớ hơn. [[Đường Cao Tổ]] Lý Uyên được tôn thụy hiệu là ''Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang Hiếu hoàng đế'', [[Trần Thái Tông]] được tôn thụy hiệu là Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Công Hựu Thuận Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Hiếu hoàng đế'', do đó người ta lại lấy miếu hiệu để gọi vị vua đó cho thuận tiện...
 
Ở [[Nhật Bản]] từ [[thời kỳ Minh Trị]], vua chỉ đặt một niên hiệu, sau khi qua đời niên hiệu này cũng trở thành thụy hiệu của ông. Chẳng như vua [[Thiên hoàng Minh Trị|Mutsuhito]], đặt niên hiệu là Minh Trị, sau khi qua đời năm [[1912]] ông được tôn thụy hiệu là ''[[Thiên hoàng Minh Trị|Minh Trị Thiên hoàng]]''.