Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hịch tướng sĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 204:
Đương thời, tác phẩm được soạn với mục đích giáo huấn những người gia thuộc trong thái ấp Hưng Đạo vương, có rất ít ảnh hưởng đối với bình diện xã hội, mãi về sau do được chép trong ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' mới được hậu thế biết. Tuy nhiên, ở hậu kì hiện đại, tác phẩm được gắn với các trào lưu [[chủ nghĩa dân tộc]] để được tôn sùng làm ''thiên cổ hùng văn''. Thậm chí, nhiều dị bản phổ biến hơn cổ bản còn tìm cách dập xóa câu chữ gốc sao cho hợp ý người hiện đại.
 
Theo các văn bản [[Hán Nôm]] hiện tồncòn, đối với những quốc gia hoặc bộ lạc lân cận, quân chủ Việt lại thường xưng ''Trung Hoa'', ''Trung Quốc'', ''Trung Châu'', ''Trung Hạ'', ''Hoa Hạ'', tự coi ''Hán nhân'', nhằm để ví vùng trực tiếp cai trị là lõi [[Hán quyển]] ở phương Nam. Tuy vậy, khi các văn bản này được phiên dịch hoặc ấn hành theo phương thức hiện đại, đa số bị cắt bỏ hoặc xuyên tạc cũng vì lí do kì thị xen lẫn mặc cảm. Điển hình trứ tác ''Dụ chư tì tướng hịch văn'' trong cổ bản có câu "''Vi trung quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm''" (為中國之將侍立夷宿而無忿心), chữ "trung" (中) bị sửa thành "bang" (邦). Về mặt kết cấu, trứ tác tiếp thụ ảnh hưởng [[Dĩ hoa vi trung|ý thức hệ hoa di]], coi [[triều Nguyên]] là man tộc đã xâm phạm cõi [[Hoa Hạ]] thông qua việc tận diệt hai triều đình [[Nhà Kim|Đại Kim]] và [[Nhà Tống|Đại Tống]], tức những đại diện chính thống của văn minh [[Hán quyển]]. Vì thế, [[An Nam]] và những phần còn lại của văn hiến [[Hoa Hạ]] phải lĩnh trọng trách giữ lấy lề thói tổ tông và lẽ chính thống. Bản thân tác giả phiếm xưng ''dư'' (余) là lối nói rất long trọng, vốn chỉ dành cho bậc quyền quý, do đó nêu bật được sức nặng của tác phẩm đối với kẻ nghe.
 
[[Ngô Tất Tố]] viết rằng bài ''Dụ chư tì tướng hịch văn'' cho thấy, không những Hưng Đạo Vương là võ tướng mà ông còn có tài học vấn, đọc nhiều sách và thông hiểu nhiều điển tích cổ kim. Trong ''[[Việt Nam sử lược]]'', Trần Trọng Kim ghi rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ: ''"Sát Thát"'' (nghĩa giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.