Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Eric Clapton”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
n clean up, CS1 error fixes using AWB
Dòng 39:
Tháng 10 năm 1963, Clapton gia nhập [[The Yardbirds]] – một nhóm [[rock and roll]] kiểu blues – và hoạt động với họ cho tới tháng 3 năm 1965. Lấy âm hưởng từ phong cách [[Chicago blues]] và cách chơi từ những bậc thầy nhạc blues như [[Buddy Guy]], [[Freddie King]] và [[B.B. King]], Clapton sớm định hình được phong cách và nhanh chóng trở thành tay guitar được nhắc tới nhiều nhất trong cộng đồng âm nhạc ở Anh<ref name="unuhsh">Romanowski, Patricia (2003)</ref>. Họ thường chơi các sản phẩm của các hãng đĩa như [[Chess Records|Chess]], [[Checker Records|Checker]], [[Vee-Jay Records|Vee-Jay]] rồi họ bắt đầu có được lượng người hâm mộ ngày một lớn, tới mức họ thế chân [[The Rolling Stones]] ngay tại quán Crawdaddy Club ở Richmond. Ban nhạc đi tour vòng quanh nước Anh cùng nghệ sĩ nhạc blues Sonny Boy Williamson II. Album LP đầu tay được thu âm ngay sau đó vào tháng 12 năm 1963 và phát hành vào năm 1965.
 
Tay guitar nền của The Yardbirds, [[Chris Dreja]], nhớ lại rằng mỗi khi đàn của Clapton bị đứt dây khi đang trình diễn, lập tức anh sẽ ngồi xuống và thay dây mới. Cũng từ đó mà người hâm mộ ở Anh gọi quãng thời gian tương đối dài này là "vỗ tay chậm"{{#tag:ref|Từ gốc là "slow handclap". Đây là lý do trực tiếp trong cách chơi chữ tạo nên biệt danh "slowhand" – tay chậm – của Clapton.|group="gc"}}. Clapton nói với người viết tiểu sử chính thức của mình, Ray Coleman, rằng: ''"Biệt danh slowhand của tôi tới từ [[Giorgio Gomelsky]]. Anh ấy ghép nó với một cách chơi chữ. Anh ta luôn nói rằng tôi là một nghệ sĩ nhanh nhẹn, song anh ta lại cố tình ghép với việc vỗ tay chậm để chơi chữ lên từ slowhand."''<ref>{{chú thích web|title= Where's Eric?|accessdate= ngày 11 tháng 10 năm 2007|url= http://www.whereseric.com/ecfaq/biography-ecs-life-career/slowhand-nickname.html|archiveurl= https://web.archive.org/web/20070927223253/http://www.whereseric.com/ecfaq/biography-ecs-life-career/slowhand-nickname.html|archivedate = 2007-09-ngày 27 tháng 9 năm 2007 |dead-url= yes}}</ref> Năm 1964, Clapton lần đầu tiên được trình diễn tại [[Royal Albert Hall]], London cùng The Yardbirds. Kể từ đó tới nay, anh biểu diễn hơn 200 lần tại đây và nói việc trình diễn tại khán phòng chính của nhà hát như "chơi nhạc trong căn phòng ngủ của mình" vậy<ref>{{chú thích web|url=http://www.rollingstone.com/music/news/eric-clapton-starts-royal-albert-hall-run-with-classics-and-covers-20090518#ixzz2HFkFECoM|title=Eric Clapton Starts Royal Albert Hall Run With Classics and Covers|work=Rolling Stone|accessdate=ngày 22 tháng 9 năm 2014}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.royalalberthall.com/about-the-hall/news/2012/september/eric-clapton-celebrates-50-years-as-a-professional-musician/|title=Eric Clapton celebrates 50 years as a professional musician|publisher=Life.royalalberthall.com|accessdate=ngày 10 tháng 6 năm 2016}}</ref>.
 
Tháng 3 năm 1965, Clapton cùng The Yardbirds có được bản hit thực sự đầu tiên, "[[For Your Love]]", được Graham Gouldman viết – người từng sáng tác ca khúc cho [[Herman's Hermits]] và [[The Hollies]] (sau này cũng nổi tiếng khi trở thành thành viên của [[10cc]]). Với thành công này, ban nhạc quyết định hướng về nhạc pop làm chủ đạo và điều đó không làm hài lòng Clapton – người vốn thích nhạc blues và không quan tâm lắm tới thành công thương mại. Anh rời The Yardbirds đúng ngày "For Your Love" được ra mắt tới công chúng và khiến ban nhạc không còn tay guitar lead thực thụ nào. Clapton liền giới thiệu người bạn [[Jimmy Page]] tới thay thế mình, song Page tạm thời từ chối vì tôn trọng Clapton<ref>{{chú thích web|url=http://www.iem.ac.ru/zeppelin/docs/interviews/page_77.trp |title=Trouser Press: Jimmy Page interview transcript |publisher=Iem.ac.ru |accessdate=ngày 17 tháng 4 năm 2014}}</ref>, thay vào đó anh đề nghị [[Jeff Beck]]<ref name="unuhsh"/>. Sau này khi cả Beck và Page tới chơi cho The Yardbirds, bộ 3 vĩ đại Clapton-Beck-Page không bao giờ cùng chơi trong một ban nhạc chính thức. Mãi về sau họ mới cùng xuất hiện trong tour diễn từ thiện 12 ngày ''Action for Research into Multiple Sclerosis'' vào năm 1983.
 
Clapton gia nhập nhóm [[John Mayall & the Bluesbreakers]] vào tháng 4 năm 1965, song bỏ đi không lâu sau đó. Mùa hè cùng năm, anh tới Hy Lạp để chơi cùng nhóm The Glands với người bạn lâu năm Ben Palmer chơi piano. Tới tháng 11, anh quay trở lại The Bluesbreakers. Trong lần tái hợp này, Clapton được công nhận rộng rãi là tay guitar nhạc blues xuất sắc nhất trong số những nghệ sĩ chơi nhạc tại các hộp đêm ở Anh. Cho dù Clapton có được tiếng tăm lớn, song album ''[[Blues Breakers – John Mayall – With Eric Clapton]]'' chỉ được phát hành sau này khi anh đã chia tay nhóm. Thay đổi liên tục chiếc [[Fender Telecaster]] và ampli [[Vox AC30]] với chiếc 1960 Gibson Les Paul Standard và ampli [[Marshall Amplification|Marshall]], âm thanh và cách chơi của Clapton trở thành cảm hứng cho bức [[graffiti]] ghi kèm dòng chữ nổi tiếng "Clapton is God"{{#tag:ref|Tạm dịch "Clapton là Chúa trời".|group="gc"}}. Dòng chữ này được sơn lên bức tường của ga tàu điện ngầm [[Khu Islington của Luân Đôn|Islington]] vào mùa thu năm 1967. Bức graffiti được một nhiếp ảnh gia vô danh chụp lại với hình một con chó đang đi tiểu lên bức tường. Clapton cảm thấy phiền lòng bởi dòng chữ này, và trong chương trình ''The South Bank Show'' vào năm 1987, anh nói: ''"Tôi không bao giờ dám nhận mình là tay guitar vĩ đại nhất thế giới. Tôi ''muốn'' trở thành tay guitar vĩ đại nhất thế giới, nhưng đó thực sự chỉ là một lý tưởng, và tôi chỉ chấp nhận đó là một lý tưởng."'' Dòng chữ này sau đó còn xuất hiện ở nhiều nơi khác trong khu Islington ở London kể từ giữa thập niên 1960<ref>{{chú thích web|title=Where's Eric Website: Nickname|accessdate=ngày 17 tháng 2 năm 2007|url=http://www.whereseric.com/ecfaq/biography-ecs-life-career/clapton-is-god-graffiti-nickname.html|archiveurl=https://web.archive.org/web/20070126080239/http://www.whereseric.com/ecfaq/biography-ecs-life-career/clapton-is-god-graffiti-nickname.html|archivedate =2007-01- ngày 26 tháng 1 năm 2007 |dead-url=yes}}</ref>.
 
==== Cream ====
Dòng 128:
 
=== Album cộng tác ===
Sau khi cho phát hành album ''[[Reptile (album)|Reptile]]'' vào năm 2001, tới năm 2002 Clapton trình diễn "Layla" và "[[While My Guitar Gently Weeps]]" trong khuôn khổ chương trình Party at the Palace tại [[Cung điện Buckingham]]<ref>{{chú thích web|url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/entertainment/2024971.stm|title=Palace party draws 15m viewers|publisher=News.bbc.co.uk|accessdate=ngày 22 tháng 9 năm 2014}}</ref>. Ngày 29 tháng 11 năm 2002, [[Concert for George]] được thực hiện tại [[Royal Albert Hall]] tưởng nhớ tới [[George Harrison]] – người bạn thân của ông qua đời đúng 1 năm trước vì căn bệnh [[ung thư phổi]]<ref name="2002concert">Stephen Thomas Erlewine. [http://www.allmusic.com/album/concert-for-george-r669282 "Concert for George"]. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2012</ref>. Clapton vừa trình diễn vừa làm đạo diễn âm nhạc cho chương trình. Buổi diễn quy tụ nhiều nghệ sĩ lớn như [[Paul McCartney]], [[Ringo Starr]], [[Jeff Lynne]], [[Tom Petty and the Heartbreakers]], [[Ravi Shankar]], [[Gary Brooker]], [[Billy Preston]], [[Joe Brown]] và [[Dhani Harrison]]<ref name="2002concert">Stephen Thomas Erlewine. [http://www.allmusic.com/album/concert-for-george-r669282 "Concert for George"]. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2012</ref>. Năm 2004, Clapton cho phát hành 2 album hát lại các ca khúc nhạc blues của [[Robert Johnson]] là ''[[Me and Mr. Johnson]]'' và ''[[Sessions for Robert J]]''. Tay guitar Doyle Bramhall II tham gia vào dự án (kể từ tour diễn năm 2001 của Clapton với ban nhạc Smokestack của ông) rồi sau đó theo tour suốt năm 2004 cùng Clapton. Cùng năm, tạp chí ''[[Rolling Stone]]'' xếp ông ở vị trí 53 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất"<ref>{{chú thích tạp chí | title = The Immortals | journal = Rolling Stone | issue = 946 | url = http://www.rollingstone.com/news/coverstory/the_immortals | archiveurl = https://web.archive.org/web/20061017054537/http://www.rollingstone.com/news/coverstory/the_immortals | archivedate = 2006-10-ngày 17 tháng 10 năm 2006 | access-dateaccessdate = 2015-06-ngày 22 tháng 6 năm 2015 | dead-url = no" == DeadURL or "không }}</ref>.
 
[[Tập tin:Clapton2342.jpg|150px|nhỏ|phải|Clapton trình diễn tại sân vận động Ahoy, Amsterdam tháng 6 năm 2006]]
Dòng 139:
Cuốn hồi ký chính thức và duy nhất của Clapton, được biên tập bởi Christopher Simon Sykes và phát hành vào năm 2007. Sau đó nó được bán đấu giá tại Hội chợ sách Frankfurt với giá 4 triệu $<ref>{{chú thích báo | url = http://books.guardian.co.uk/comment/story/0,,1597895,00.html | title = Joel Rickett on the latest news from the publishing industry |work=The Guardian | location=London | date = ngày 22 tháng 10 năm 2005 | accessdate=ngày 17 tháng 2 năm 2007}}</ref>.
 
Có thông tin cho rằng [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên]] gửi lời mời Clapton tới trình diễn vào ngày 22 tháng 2 năm 2008<ref>{{chú thích báo | url = http://edition.cnn.com/2008/SHOWBIZ/Music/02/26/clapton.northkorea.ap/index.html | title = Eric Clapton 'receives North Korean invite' | publisher = CNN | date = ngày 26 tháng 2 năm 2008 | accessdate = ngày 26 tháng 2 năm 2008 | archiveurl = https://web.archive.org/web/20080303060303/http://edition.cnn.com/2008/SHOWBIZ/Music/02/26/clapton.northkorea.ap/index.html | archivedate = ngày 3 tháng 3 năm 2008-03-03 | dead-url = no" == DeadURL or "không }}</ref>. Quản lý của Clapton nhận được lời mời và chuyển nó tới ông. Ông liền đồng ý và gợi ý rằng chương trình sẽ được tổ chức trong năm 2009<ref>{{chú thích báo | url = http://news.bbc.co.uk/1/hi/entertainment/7265467.stm | title = Clapton asked to play in North Korea | publisher=BBC News | date = ngày 26 tháng 2 năm 2008 | accessdate=ngày 26 tháng 2 năm 2008}}</ref>. Người đại diện Kristen Foster tuyên bố với báo chí: "Clapton nhận được rất nhiều lời mời trình diễn từ nhiều quốc gia trên thế giới" và "chưa có sự thống nhất về việc ông sẽ trình diễn tại Triều Tiên"<ref>{{chú thích báo |url=http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=980DE2DE113FF934A15751C0A96E9C8B63 |title=North Korea Seeks A Clapton Concert |work=The New York Times |date=ngày 27 tháng 2 năm 2008 |accessdate=ngày 7 tháng 5 năm 2010}}</ref>.
 
Năm 2007, Clapton có được thông tin về người cha thất lạc của mình vốn rời nước Anh kể từ sau chiến tranh. Cho dù ông bà Clapton từng kể rất nhiều điều về cha ông, song điều duy nhất mà ông nhớ tới đó là tên của cha mình là Edward Fryer. Đó chính là nguồn gốc ra đời ca khúc năm 1998 của ông, "[[My Father's Eyes]]". Nhà báo người Montreal, Michael Woloschuk, đã tìm kiếm trong danh sách quân đội Canada và nghiên cứu từng thành viên trong những người có họ Fryer, rồi cuối cùng cũng tìm ra được câu chuyện. Anh tìm ra cha của Clapton có tên Edward Walter Fryer, sinh ngày 21 tháng 3 năm 1990 ở Montreal và mất ngày 15 tháng 5 năm 1985 tại Newmarket, Ontario. Fryer từng là một nhạc sĩ (piano và saxophone) và một người đi biển lâu năm, kết hôn nhiều lần và có nhiều người con song chưa bao giờ biết rằng mình là cha của Eric Clapton nổi tiếng<ref>{{chú thích báo | work=[[Ottawa Citizen]] | url = http://www.eric-clapton.co.uk/interviewsandarticles/hisfatherseyes.htm | title = His Father's Eyes | first = Michael | last = Woloschuk | accessdate=ngày 17 tháng 2 năm 2007}}</ref>. Clapton sau đó cảm ơn Woloschuk trong một lần gặp gỡ tại sân bay Macdonald Cartier ở Ottawa, Ontario, Canada<ref>{{chú thích báo | work=[[Canoe Jam]] | url = http://jam.canoe.ca/Music/Artists/C/Clapton_Eric/1998/09/16/743979.html| title = Clapton Thanks Reporter | first = Michael | last = Woloschuk | accessdate=ngày 17 tháng 2 năm 2007}}</ref>.
Dòng 199:
Năm 1981, Clapton tặng cây Fender Lead II cho quán cafe yêu thích của mình [[Hard Rock Cafe]]. Townshend sau đó cũng tặng hãng cafe này chiếc Gibson Les Paul với lời tựa "Mine's as good as his! Love, Pete"{{#tag:ref|Tạm dịch "Chiếc của tôi cũng tốt như của anh ta. Thân ái, Pete!".|group="gc"}}<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=SDJitKagniUC&pg=PA164&dq=hard+rock+cafe+-+Mine's+as+good+as+his!+Love,+Pete&hl=en&ei=BTgcTbXAHIyGhQe6zsy3Dg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CC4Q6AEwAQ#v=onepage&q&f=false|title=Clapton's guitar: watching Wayne Henderson build the perfect instrument|publisherbooks.google.com=|accessdate=ngày 22 tháng 9 năm 2014}}</ref>.
 
Năm 1988, Fender tôn vinh Clapton với dòng thương hiệu [[Eric Clapton Stratocaster]]<ref name = "jhfyzq">{{chú thích web|author=Snogod |url=http://www.claptonweb.com/materiel_stratocaster_en.php |title=Eric Clapton – Stratocasters |publisher=Claptonweb.com |accessdate=ngày 18 tháng 6 năm 2016}}</ref>. Dòng thương hiệu này cùng với Yngwie Malmsteen Stratocaster chính là 2 dòng sản phẩm chính hãng đầu tiên của Fender.. Kể từ đó, rất nhiều dòng sản phẩm khác của các nghệ sĩ đương thời đã được sản xuất, bao gồm [[Rory Gallagher]], [[Mark Knopfler]], [[Jeff Beck]] hay [[Stevie Ray Vaughan]], thậm chí của những nghệ sĩ ảnh hưởng tới Clapton như [[Buddy Guy]]. Clapton dùng dây [[Ernie Ball]] Slinky và Super Slinky, với độ dày.10 tới.46<ref>{{chú thích web| title = Ernie Ball – Artists| publisher = Ernie Ball| url = http://www.ernieball.com/artists.php| accessdate = ngày 21 tháng 8 năm 2008| archiveurl = https://web.archive.org/web/20080805040814/http://www.ernieball.com/artists.php| archivedate = ngày 5 tháng 8 năm 2008-08-05 | dead-url = yes}}</ref>. Clapton cũng được tôn vinh với dòng guitar acoustic mã hiệu 000- của hãng [[C.F. Martin & Company]]. Dòng đầu tiên 000-42EC Eric Clapton được sản xuất hạn chế với số luợgn 461. Trong đĩa đơn "[[Change the World]]" (1996) và album ''[[Pilgrim (album của Eric Clapton)|Pilgrim]]'' (1998), ông sử dụng chiếc Martin 000-28 EC Eric Clapton mà sau này ông tặng cho nghệ sĩ [[Paul Wassif]]<ref name="Bonhams Auction Clapton Guitar">{{chú thích web|url=https://www.bonhams.com/auctions/19037/lot/269/|title=Bonhams Auction|publisher=Bonhams.com|accessdate=ngày 22 tháng 9 năm 2014}}</ref>. Tháng 12 năm 2007, Martin sản xuất thêm 7 dòng EC khác<ref name = EC000>{{chú thích web|url=http://www.guitarworld.com/acoustics-gear-news/cf-martin-guitars-introduces-eric-clapton-signature-model-000-28-and-000-45|publisher=Guitar World|title=C.F. Martin Guitars Introduces Eric Clapton Signature Model 000-28 and 000-45|accessdate=ngày 18 tháng 6 năm 2016}}</ref>. Chiếc 1939 000-42 Martin mà ông chơi trong liveshow ''Unplugged'' sau này được bán đấu giá với giá 791.500 $<ref name = "cdqimo"/>. Gần đây, Clapton sử dụng khá thường xuyên chiếc 000-ECHF Martin.
 
Năm 1999, Clapton tiếp tục cho đấu giá nhiều cây guitar của mình nhằm gây quỹ 5 triệu $ cho Trung tâm cai nghiện Crossroads ở Antigua mà ông thành lập từ năm 1997. Trung tâm này chủ yếu điều trị cai nghiện ma túy và rượu. Năm 2004, Clapton cho tổ chức Liên hoan guitar Crossroads để tiếp tục gây quỹ cho Trung tâm. Lần đấu giá thứ 2, bao gồm cả những chiếc sưu tập từ thời kỳ "Cream" cùng vài chiếc guitar được tặng từ những người bạn thân của ông, diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 2004. Chiếc guitar acoustic làm bởi George Lowden{{#tag:ref|George Lowden là một nhạc sĩ, thợ làm đàn, sinh năm 1951 tại Downpatrick, County Down, Bắc Ireland. Ông chủ yếu thiết kế và sản xuất đàn guitar acoustic, dây nylon và thép. Những khách hàng trung thành của Lowden bao gồm nhiều tên tuổi lớn như Eric Clapton, [[Jan Akkerman]], [[Vince Gill]], [[Mike Oldfield]], [[Pierre Bensusan]], [[Alex de Grassi]], [[Peter Finger]], [[Nick Harper]], [[Don Ross]], [[Richard Thompson (nhạc sĩ)|Richard Thompson]], [[Eric Roche]], [[Paul Brady]], [[Lee Rogers]], [[Gary Lightbody]],<ref>{{chú thích web|url=http://www.georgelowden.com/page4/page30/page33/index.html |title=lowdensonyoutube |publisher=Georgelowden.com |date= |accessdate = ngày 25 tháng 3 năm 2013}}</ref> [[Foy Vance]] và [[Eric Hutchinson]]<ref>{{chú thích web|url=http://www.acousticcentre.com.au/blogs/news/17705809-george-lowden-is-a-legendary-guitar-luthier-based-in-northern-ireland-he-constr|title=George Lowden is a legendary guitar luthier based in Northern Ireland.|accessdate=ngày 18 tháng 6 năm 2016}}</ref>.|group="gc"}} được bán với giá 41.825 $. Tổng số tiền bán được từ nhà bán đấu giá Christie's lên tới 7.438.624 $<ref name = "cdqimo"/>.