Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Schutzstaffel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
tuân theo ngữ pháp tiếng Việt, không dùng "s" để biểu thị số nhiều
Dòng 254:
Tháng 2 năm 1943, sau [[trận Stalingrad]], Himmler linh cảm rằng nước Đức sẽ thua nên đã cho thành lập một đội đặc nhiệm mang tên ''[[Sonderkommando 1005]]'' do ''SS-[[Standartenführer]]'' (Thượng tá SS) [[Paul Blobel]] chỉ huy. Nhiệm vụ của đơn vị này là đến những hố chôn tập thể ở mặt trận phía đông để tiến hành khai quật và phi tang xác chết nhằm che giấu tội ác diệt chủng. Khi chiến tranh kết thúc, ''Sonderkommando 1005'' vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ mà Himmler giao phó. Vì vậy nên nhiều hố chôn vẫn chưa được đánh dấu hoặc khai quật.{{sfn|Rhodes|2003|pp=258–260, 262}}
 
''Eichmann Sonderkommando'' là đội đặc nhiệm dưới trướng [[Adolf Eichmann]] được cử đến Budapest vào ngày 19 tháng 3 năm 1944, cùng ngày [[Chiến dịch Margarethe|phe Trục xâm lược Hungary]]. Các đơn vị ''SS-Sonderkommando'' tranh thủ sự trợ giúp của các phần tử bài Do Thái thuộc lực lượng hiến binh Hungary và những nhà quản lý thân Đức thuộc Bộ Nội vụ Hungary để phụ trách công tác trục xuất người Do Thái Hungary đến Auschwitz.{{sfn|Laqueur|Baumel|2001|p=195}} Hoạt động vây bắt bắtđược đầutiến hành vào ngày 16 tháng 4. Kể từ ngày 14 tháng 5, mỗi ngày đều có tới bốn đoàn tàu chở 3.000 người Do Thái rời Hungary đến Auschwitz II-Birkenau. Con tàu sẽ vào nhánh đường ray mới xây nằm cách khu phòng hơi ngạt vài trăm mét.{{sfn|Longerich|2010|p=408}}{{sfn|Cesarani|2005|pp=168, 172}} Từ 10 đến 25% số người trên mỗi chuyến tàu được chọn làm lao động khổ sai, số còn lại bị giết chỉ trong vòng vài giờ sau khi đến.{{sfn|Longerich|2010|p=408}}{{sfn|Cesarani|2005|p=173}} Dưới áp lực quốc tế, chính phủ Hungary đã ngừng trục xuất người Do Thái vào ngày 6 tháng 7 năm 1944. Tính đến thời điểm đó, hơn 437.000 trong số 725.000 người Do Thái của Hungary đã phải bỏ mạng.{{sfn|Longerich|2010|p=408}}{{sfn|Cesarani|2005|p=160, 183}}
 
=== ''Einsatzgruppen'' ===