Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Schutzstaffel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thống nhất dịch Einsatzgruppen là đội đặc nhiệm
Dòng 141:
Trong cuộc xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, hai lực lượng LSSAH và SS-VT tham chiến trong vai các trung đoàn bộ binh cơ động riêng biệt.{{sfn|Stein|2002|p=27}} LSSAH trở nên khét tiếng với các vụ đốt phá làng mạc mà không có bất kỳ lý do quân sự chính đáng nào.{{sfn|Butler|2001|p=45}} Thành viên LSSAH ra tay tàn độc tại nhiều thành thị, bao gồm sát hại 50 người Do Thái Ba Lan ở [[Błonie]], dùng súng máy bắn chết 200 người (bao gồm cả trẻ em) ở [[Złoczew]]. Các vụ nổ súng còn tiếp diễn [[Bolesławiec]], [[Torzeniec]], [[Goworowo]], [[Mława]], và [[Włocławek]].{{sfn|Rossino|2003|pp=114, 159–161}} Một số thành viên cao cấp của Wehrmacht không tin các đơn vị SS này được chuẩn bị đầy đủ cho chiến đấu. Các đơn vị này thường chấp nhận rủi ro không cần thiết và có tỷ lệ thương vong cao hơn quân đội,{{sfn|Flaherty|2004|p=149}} một điều mà ''[[Generaloberst]]'' (Đại tướng) [[Fedor von Bock]] phê phán. Sau chuyến thăm sư đoàn ''SS-Totenkopf'' vào tháng 4 năm 1940, ông phát hiện họ chưa được đào tạo đủ bài bản để có thể tác chiến trên chiến trường một cách hiệu quả.{{sfn|Hein|2015|p=82}} Về phía Hitler, ông cho rằng lời chỉ trích này đơn thuần chỉ là một "quan niệm tinh thần thượng võ cổ hủ" của giới tướng lĩnh ''Wehrmacht''.{{sfn|Stone|2011|p=127}} Về phần SS, họ lấy lý do rằng các nhóm vũ trang SS phải tác chiến tách rời nhau và không được quân đội Đức trang bị phù hợp.{{sfn|Flaherty|2004|p=149}}
 
Sau khi Ba Lan bị chiếm đóng, Hitler giao cho SS thực hiện các hành động trừ khử có mật danh là [[Chiến dịch Tannenberg]] và [[AB-Aktion]] nhằm loại bỏ các thủ lĩnh tiềm tàng có thể gây dựng phong trào kháng chiến chống quân Đức. Các vụ giết người được ''[[Einsatzgruppen]]'' (lực lượngđội đặc nhiệm;{{sfn|Shirer|2018|p=29}} các nhóm triển khai) thực hiện và được hỗ trợ bởi các nhóm bán quân sự địa phương. Nhân lực của ''Einsatzgruppen'' vốn đa phần lấy từ thành viên
của SS, SD và lực lượng cảnh sát.{{sfn|Longerich|2010|pp=144–145}} Đến hết năm 1939 đã có khoảng 65.000 công dân Ba Lan bị giết, bao gồm các [[nhà hoạt động]], [[trí thức]], học giả, giáo viên, diễn viên, cựu sĩ quan cùng những người khác.{{sfn|Evans|2008|pp=14–15}}{{sfn|Flaherty|2004|pp=109–111}} Khi ban lãnh đạo quân đội phàn nàn về sự tàn bạo của ''Einsatzgruppen'', [[Reinhard Heydrich]] đáp lại rằng mình chỉ đang hành động "theo mệnh lệnh đặc biệt của Führer".{{sfn|Kershaw|2001|p=246}} Vụ xử bắn hàng loạt người Do Thái có hệ thống đầu tiên mà ''Einsatzgruppen'' thực hiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 năm 1939 khi quân Đức tấn công [[Kraków]].{{sfn|Laqueur|Baumel|2001|p=xxxi}}