Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Schutzstaffel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 379:
 
== SS Áo ==
 
[[File: Bundesarchiv Bild 183-45534-0005, Kz Mauthausen, Besuch Heinrich Himmler, Franz Ziereis.jpg|thumb|[[Ernst Kaltenbrunner]], [[Heinrich Himmler]], [[August Eigruber]], và các quan chức SS khác đến thăm trại tập trung Mauthausen, 1941]]
 
{{Main|SS Áo}}
 
Thuật ngữ "SS Áo" thường được sử dụng để chỉ đến bộ phận thành viên SS đến từ Áo. Dẫu là vậy nhưng SS Áo chưa bao giờ được công nhận là một phân nhánh thực sự của SS. Khác với những thành viên SS đến từ các quốc gia khác, vốn thường được phân vào các Quân đoàn SS-German hoặc Quân đoàn Ngoại quốc của Waffen-SS, thành viên SS Áo là nhân viên SS chính quy. Về mặt kỹ thuật, SS Áo nằm dưới quyền chỉ huy của SS ở Đức nhưng thường hoạt động độc lập trong các vấn đề liên quan tới Áo. Lực lượng SS Áo được thành lập từ năm 1930 và đến năm 1934 bắt đầu hoạt động như một lực lượng bí mật để tiến hành và thúc đẩy quá trình thống nhất Áo với Đức, tức sự kiện ''[[Anschluss]]'' diễn ra vào tháng 3 năm 1938. Các nhà lãnh đạo SS Áo thời kỳ đầu gồm có Kaltenbrunner và [[Arthur Seyss-Inquart]].{{sfn|Browder|1996|pp=205–206}} Các thành viên SS người Áo phục vụ trong mọi phân nhánh của SS. Nhà khoa học chính trị David Art của [[Đại học Tufts]] nói rằng người Áo chiếm 8% dân số của Đệ tam Đế chế và 13% của SS. Ông cũng bổ sung thêm rằng 40% nhân viên và 75% chỉ huy tại các [[trại tử thần]] là người Áo.{{sfn|Art|2006|p=43}}
 
Sau sự kiện ''Anschluss'', các thành viên SS Áo được sắp xếp thành ''SS-Oberabschnitt Donau''. Trung đoàn ''SS-Verfügungstruppe (Der Führer)'' thứ ba và trung đoàn ''Totenkopf'' ''(Ostmark)'' thứ tư được biên chế tại Áo ngay sau đó. Theo mệnh lệnh từ Heydrich, các cơ quan chức năng Đức Quốc đã tiến hành bắt giữ hàng loạt kẻ thù tiềm tàng của chế độ ngay sau khi Áo được sáp nhập.{{sfn|Gerwarth|2011|pp=120–121}} [[Trại tập trung Mauthausen|Mauthausen]] là trại tập trung đầu tiên được mở ở Áo sau sự kiện ''Anschluss''.{{sfn|Weale|2012|p=107}} Trước khi Liên Xô xâm lược, Mauthausen là trại tập trung có tình trạng tồi tệ nhất trong số tất cả các trại nằm trong lãnh thổ Đế chế Đại Đức.{{sfn|Gerwarth|2011|p=121}}
 
[[Khách sạn Metropole, Viên|Khách sạn Metropole]] được biến thành trụ sở Gestapo tại Viên vào tháng 4 năm 1938. Với 900 nhân viên (80% trong số đó được tuyển dụng từ lực lượng cảnh sát Áo), đây là văn phòng Gestapo lớn nhất bên ngoài Berlin. Ước tính, trong suốt khoảng thời gian hoạt động, có khoảng 50.000 người bị thẩm vấn hoặc tra tấn tại nơi này.{{sfn|Anderson|2011}} Đứng đầu Gestapo chi nhánh Viên là [[Franz Josef Huber]], người từng là giám đốc Cơ quan Trung ương về Di cư Do Thái ở Viên. Dù Adolf Eichmann và sau này là Alois Brunner mới là những chỉ huy trên thực tế, Huber vẫn là người chịu trách nhiệm về việc trục xuất người Do Thái ở Áo.{{sfn|Mang|2003|pp=1–5}}