Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam, 1976-1986”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 31:
====Cải tạo công thương nghiệp====
{{Chính|Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam}}
Cuối tháng 8 năm 1975, [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Bộ Chính trị]] Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo tiến hành các chiến dịch cải tạo. Tiếp theo, Thường vụ [[Trung ương Cục miền Nam]] thông qua một kế hoạch nhắm vào tư sản mại bản, gọi bằng mật danh là [[Chiến dịch X2]]. Đợt 1 của chiến dịch này thực hiện bất ngờ vào nửa đêm ngày [[9 tháng 9]] năm 1975; đợt 2 được tiến hành từ ngày [[4 tháng 12|4]] đến ngày [[6 tháng 12]]. Trong Chiến dịch X2, nhiều nhà tư sản lớn của miền Nam đã bị bắt, tài sản của họ bị tịch thu.<ref>Đặng Phong (2008), trang 95-96.</ref>
 
Song song với tấn công tư sản mại bản, chiến dịch di dân thành phố về [[đồng quê|nông thôn]], đưa những người buôn bán về các [[Xây dựng các vùng kinh tế mới|vùng kinh tế mới]].<ref>Đặng Phong (2008), trang 96.</ref> Phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, ngày 25 tháng 6 năm 1976 ông [[Lê Duẩn]] chủ trương: {{cquote|''ở miền Nam, những người trước đây nhờ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mà có một mức sống vật chất vượt xa khả năng của nền kinh tế trong nước và kết quả lao động của bản thân họ, nên hiểu rằng đó là một cuộc sống phồn vinh giả tạo, đổi bằng đau khổ, chết chóc của hàng triệu đồng bào, bằng sự triệt phá biết bao xóm làng, thị trấn, bằng sự sa đọa của biết bao thanh niên, bằng sự chà đạp [[nhân phẩm]] của biết bao phụ nữ ở các vùng tạm bị chiếm, và bằng nhục mất nước. Họ nên hiểu rằng lối sống chạy theo những nhu cầu giả tạo theo kiểu "xã hội tiêu thụ", đua đòi theo những thị hiếu tầm thường, hoàn toàn trái với cuộc sống hạnh phúc văn minh chân chính. Những đồng bào ấy ngày nay có thể và cần trở lại với thực tế, trở về với cuộc sống của dân tộc, sống bằng kết quả lao động của mình. Đó là con đường để tiến tới một cuộc đời tươi vui, đẹp đẽ, có ý nghĩa, có phẩm giá, có hạnh phúc thật sự và lâu bền cho chính mình và con cháu mình.''<ref>[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT3081338448 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG TỔ QUỐC VIỆT NAM THỐNG NHẤT, XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, ngày 25 tháng 6 năm 1976]</ref>}}
 
Dù vậy, các hoạt động cải tạo công thương ở miền Nam cho đến trước năm 1978 vẫn diễn ra một cách thận trọng. Vị Bí thư [[Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh]] lúc đó là [[Nguyễn Văn Linh]] là người am hiểu tình hình giới tư sản miền Nam, nên các biện pháp của ông mềm dẻo, tỏ thái độ trân trọng và có văn hóa đối với giới tư sản.<ref>Đặng Phong (2008), trang 97.</ref> Nhưng chính điều này khiến Nguyễn Văn Linh bị mất chức bí thư thành ủy vào năm 1978, bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị, điều chuyển khỏi công tác phụ trách Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương sang phụ trách công tác dân vận, công đoàn.<ref>Đặng Phong (2008), trang 288-289.</ref>
 
Từ năm 1978, hoạt động cải tạo công thương nghiệp diễn ra mạnh hơn. Đối tượng bị cải tạo rộng hơn trước. Sâu rộng với toàn giới là cuộc [[đổiĐổi tiền tại Việt Nam, 1978|đổi tiền năm 1978]].
 
===Thống nhất tiền tệ===