Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sử Triều Nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
 
== Bối cảnh ==
Người ta không rõ Sử Triều Nghĩa được sinh ra vào thời điểm nào, chỉ biết ông là con trai cả của [[Sử Tư Minh]], và ông không phải là con ruột của [[Tân Hoàng hậu]]. Sử Tư Minh là người là bạn từ thời thơ ấu của [[An Lộc Sơn]] và là thuộc cấp của An Lộc Sơn ngay từ khi họ An còn là tướng của [[nhà Đường]] cho đến khi lập nước [[Đại Yên]]. Đến năm 757, Sử Tư Minh đã quay lưng lại với con trai và người cướp ngôi An Lộc Sơn là [[An Khánh Tự]] và quy phục [[nhà Đường|triều Đường]], cùng với vùng Phạm Dương (范陽, [[Bắc Kinh]] ngày nay) mà ông kiểm soát. Sử Tư Minh sau khi khuất phục Đường, đã cho con trai Sử Triều Nghĩa trấn giữ Kí Châu (冀州, tương ứng với [[Hành Thủy]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]).
 
Tuy nhiên, năm 758, Sử Tư Minh, có thể vì một cuộc mưu sát không thành công đối với ông, có thể được tiến hành theo lệnh của Đường Túc Tông và đại tướng Đường là [[Lý Quang Bật]] (李光弼), một lần nữa lại nổi loạn chống triều đình nhà Đường và ban đầu hỗ trợ cho An Khánh Tự, người đang bị quân Đường bao vây ở [[Nghiệp (thành)|Nghiệp thành]]. Vào mùa xuân năm 759, Sử Tư Minh đã đánh bại quân Đường đang bao vây Nghiệp thành, và sau đó giết chết An Khánh Tự về tội giết cha. Ông để Sử Triều Nghĩa trấn thủ Nghiệp thành và quay trở lại Phạm Dương. Cuối năm đó, khi Sử Tư Minh xưng làm Hoàng đế Đại Yên, ông phong cho Sử Triều Nghĩa làm Hoài vương, song không lập làm [[thái tử]]. Trong khi đó đó, ông lập vợ mình làm [[Tân Hoàng hậu]], và ủng hộ con trai của bà ta, là [[Sử Triều Thanh]] (史朝清), xem xét việc lập Triều Thanh làm thái tử.<ref>Các nguồn có mâu thuẫn về việc Sử Triều Thanh có thực sự được lập làm thái tử hay không. Tiểu sử của ông trong ''[[Cựu Đường thư]]'' và ''[[Tân Đường thư]]'' chỉ nói rằng ông chỉ được xem xét, song ''Kế môn kỉ loạn'' (薊門紀亂), một sử liệu mô tả về [[Loạn An Sử]] của sử gia triều Đường Bình Trí Mỹ (平致美) không còn tồn tại song thường được những người khác trích dẫn,[http://www.bjxw.gov.cn/XWbkqs/XWbkqsxxxs.ycs?GUID=421734] thì nói rằng Sử Triều Thanh đã trở thành thái tử. So sánh ''Cựu Đường thư'', quyển 200 thượng, và ''Tân Đường thư'', [http://www.sidneyluo.net/a/a17/225a.htm quyển 225, thượng], với bản ''[[Bá Dương]] của [[Tư trị thông giám]]'', quyển 53 [761], trích dẫn ''Kế Môn kỉ loạn''.</ref> Vào mùa hè năm 759, khi Sử Tư Minh phát động một chiến dịch lớn chống Đường tại [[Lạc Dương]], ông để Sử Triều Thanh trấn giữ Phạm Dương và hợp binh với Sử Triều Nghĩa và các tướng khác của Đại Yên. Ông nhanh chóng chiếm được Lạc Dương, song đã bị đẩy lùi khi cố gắng tấn công kinh đô của Đường là [[Trường An]], ông không thể chiếm được Thiểm Châu (陝州, tương ứng với [[Tam Môn Hiệp]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] ngày nay).
 
Trong khi đó, vào thời điểm này, Sử Tư Minh được mô tả là hùng ác và dễ dàng hạ lệnh giết người, khủng bố quân đội của ông. Ngược lại, Sử Triều Nghĩa được coi là người được binh lính ủng hộ, tuy vậy Sử Tư Minh lại ủng hộ Sử Triều Thanh và có ý định giết chết Sử Triều Nghĩa. Vào mùa xuân năm 761, Sử Tư Minh bắt đầu bắt đầu một nỗ lực khác để tấn công Thiểm Châu, nhằm đánh được Trường An. Ông để Sử Triều Nghĩa làm chỉ huy tiền quân, song Sử Triều Nghĩa đã nhiều lần bị tướng Đường là [[Vệ Bá Ngọc]] (衛伯玉) đẩy lui. Sử Tư Minh giận dữ với các thất bại của Triều Nghĩa và xem xét trừng phạt ông ta và các tướng dưới quyền ông. Ngày 18 tháng 4,<ref>[http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?lstype=2&dyna=%AD%F0&king=%B5%C2%A9v&reign=%A4W%A4%B8&yy=2&ycanzi=&mm=3&dd=&dcanzi=%A5%D2%A4%C8 兩千年中西曆轉換]</ref> Sử Tư Minh đã lệnh cho Sử Triều Nghĩa xây dựng một pháo đào hình tam giác với một ngọn đồi là cạnh của nó, để dự trữ nguồn lương thảo, và lệnh cho nó phải được hoàn thành trong một ngày. Gần đến cuối ngày, Sử Triều Nghĩa đã hoàn thành xong, song lại không trát bùn tường, Sử Tư Minh đến và khiển trách con trai cả vì việc này. Sử Tư Minh đã lệnh cho các quan của mình ở lại để giám sát việc trát bùn. Đêm đó, các thuộc cấp của Sử Triều Nghĩa là Lạc Duyệt (駱悅) và Sái Văn Cảnh (蔡文景) đã cảnh báo cho Triều Nghĩa rằng ông đang lâm vào tình cảnh nguy cấp và nếu ông từ chối hành động để hạ bệ Sử Tư Minh, thì họ sẽ đào thoát đến Đường. Sử Triều Nghĩa đồng ý hành động, và họ Lạc đã thuyết phục được tướng bảo vệ của Sử Tư Minh chấp thuận âm mưu này. Đêm đó, Lạc Duyệt dẫn 300 lính phục kích Sử Tư Minh, bắt trói vị Hoàng đế này và sau đó cùng quân đội trở lại Lạc Dương. Trên đường rút lui, Lạc Duyệt sợ rằng ai đó có thể có gắng cứu Sử Tư Minh nên đã siết cổ ông. Sử Triều Nghĩa tự xưng làm Hoàng đế Đại Yên, và cử người đến Phạm Dương để lệnh giết chết Tân Hoàng hậu và Sử Triều Thanh.
 
== Hoàng đế ==
Sử Triều Nghĩa được coi là người tử tế và khiêm nhường, sẵn sàng lắng nghe các quân sư của ông. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với tình hình lúc này, khu vực [[Lạc Dương]], nằm thẳng dưới quyền kiểm soát của ông, đã bị chiến tranh tàn phá, và các tướng Đại Yên khác phần lớn là những người đi theo An Lộc Sơn trước đây và tự coi mình ngang hàng với Sử Tư Minh, và do vậy họ chỉ phục tùng trên danh nghĩa với Sử Triều Nghĩa. Ông bắt đầu chịu một số thất bại trước các tướng của Đường, và đã thất bại trong việc tiến đánh Lộ Châu (潞州, tương ứng [[Trường Trị]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ngày nay) và Tống Châu (宋州, tương ứng [[Thương Khâu]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] ngày nay). Đến mùa đông năm 762, quân Đường cùng sự trợ giúp của [[Anh Nghĩa khả hãn|Đăng Lý khả hãn]] của [[Hồi Cốt]] đã đánh bại Sử Triều Nghĩa. Sử Triều Nghĩa rời Lạc Dương và chạy trốn, nhưng các tướng của ông, bao gồm [[Trương Hiến Thành]] (張獻誠), [[Tiết Tung]] (薛嵩), [[Lý Bảo Thần]] (李寶臣), [[Điền Thừa Tự]] (田承嗣), [[Lý Hoài Tiên]] (李懷仙), và [[Lý Bão Trung]] (李抱忠), liền quay sang chống lại ông khi ông yêu cầu họ trợ giúp. Ông muốn chạy trốn đến chỗ người [[Khố Mặc Hề|Hề]] hay [[Khiết Đan]], nhưng trên đường đi, vào mùa xuân năm 763, ông bị quân của Lý Hoài Tiên chặn lại. ĐếĐể tránh bị bắt, ông đã tự sát bằng cách treo cổ. Lý Hoài Tiên đem đầu Triều Nghĩa đến Trường An.<ref>''Tự trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷222|quyển 222]].</ref>
 
==Chú thích==