Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Jong-nam”

con trai cả của cố lãnh đạo Kim Jong-il
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cnbhkoryo (thảo luận | đóng góp)
Kim Jong-nam
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 23:44, ngày 12 tháng 10 năm 2012

Kim Jong-nam (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1971) là con trai cả của cố lãnh đạo Kim Jong-il của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Từ khoảng năm 1998 đến năm 2001, ông được đánh giá một cách rộng rãi là người thừa kế của cha mình và sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Bắc Triều Tiên. Ông đã bí mật vào Nhật Bản bằng hộ chiếu giả và thăm Disneyland Tokyo vào tháng 2001, tuy nhiên, sự việc đã bị phát giác và bị công bố rộng rãi, có lẽ từ đó ông không còn được cha mình yêu mến.[1] Người em trai cùng cha khác mẹ với Kim Jong-nam là Kim Jong-un đã trở thành người kế thừa vào tháng 9 năm 2010.[2] Trong tình trạng sống bên ngoài Triều Tiên, Kim Jong-nam được biết đến cùng với một số chỉ chích đối với chế độ gia đình trị và là một người ủng hộ cải cách.[3]

Kim Jong-nam
Chức vụ
Thông tin chung
Quốc tịchTriều Tiên
Sinh10 tháng 5, 1971 (53 tuổi)
Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên
Nơi ởMacau
People's Republic of China
Tôn giáoPhật giáo
Đảng chính trịĐảng Lao động Triều Tiên
Họ hàngKim Jong-il (cha)
Song Hye-rim (mẹ)
Kim Nhật Thành (ông)
Kim Sul-Song (em gái)
Kim Jong-un (em trai)
Kim Jong-chul (em trai)
Con cáiCon trai (Kim Han-sol) (sinh khoảng 1995)
Con trai (Kim Jimmy) (sinh khoảng 1997)
Con gái (Kim Sol Hui) (sinh khoảng 1995)
Binh nghiệp
ThuộcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Kim Jong-nam
Chosŏn'gŭl
김정남
Hancha
金正男
Romaja quốc ngữGim Jeong-nam
McCune–ReischauerKim Chŏng-nam
Hán-ViệtKim Chính Nam

Cuộc đời và sự nghiệp

Cuộc sống ban đầu

Kim Jong-nam sinh tại Bình Nhưỡng, mẹ là Song Hye-rim, một trong ba người phụ nữ được ghi nhận là đã có con với Kim Jong-il. Do bị Kim Nhật Thành phản đối, Kim Jong-il đã giữ bí mật về mối quan hệ giữa mình và Song Hye-rim, vì thế Kim Jong-il ban đầu đã không cho Kim Jong-nam đến trường, và gửi con trai đến sống tại nhà chị gái của mình-Song Hye-rang, bà cũng làm gia sư cho Kim Jong-nam.[4]

Kim Jong-nam được thuật là có tính cách tương tự như cha mình, và người cô của ông mô tả ông là "nóng nảy, nhạy cảm, và có năng khiếu nghệ thuật."[5] Người cô này cũng nói vào năm 2000 rằng Kim Jong-nam "không muốn kế thừa cha mình."[5] Giống như Kim Jong-il, ông quan tâm đến điện ảnh: ông đã viết kịch bản phim ngắn từ khi còn trẻ.[5] Cha ông cũng lập ra một kho phim để ông sử dụng.[5]

Theo tạp chí Nhật Bản Shukan Shincho, Kim Jong-nam đã thực hiện nhiều chuyến thăm bí mật đến Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1995.[5] Một quyển sách về gia đình họ Kim, Under the Loving Care of the Fatherly Leader (Dưới sự bảo bọc đầy tình thương của cha già dân tộc) của Bradley K. Martin, thì viết rằng vào cuối thập niên 1990, Kim Jong-nam trở thành "một nhân vật quen thuộc" tại một nhà tắm công cộngYoshiwara, một trong số các khu đèn đỏ của Tokyo.[5]

1998–2001: Thời gian làm người thừa kế

Năm 1998, Kim Jong-nam đợc bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao trong Bộ Công an, chỉ dấu rằng ông sẽ trở thành một lãnh tụ tương lai. Theo tường thuật thì ông cũng được bổ nhiệm làm người đứng đầu của Uỷ ban Máy tính Triều Tiên, phụ trách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Vào tháng 1 năm 2001, ông tháp tùng cha đến Thương Hải, và tại đây ông đã có các buổi nói chuyện với các quan chức Trung Quốc về công nghệ thông tin.

Sự kiện Disneyland Tokyo 2001

Vào tháng 5 năm 2001, Kim Jong-nam đã bị bắt khi đến Sân bay quốc tế Narita cùng với hai phụ nữ và một cậu bé bốn tuổi được xác định là con trai ông. Ông đến Nhật du lịch bằng một hộ chiếu giả của Cộng hòa Dominica với cái tên Trung Quốc, Bàn Hùng (胖熊),[6] có nghĩa là "gấu béo" trong Quan thoại.[7] Kim Jong-nam được tường thuật là mặc một chiếc áo sơ mi trắng và áo khoác tối màu cùng với kính mát và dây chuyền vàng. Sau khi bị giam giữ vài ngày, ông bị trục xuất đến Trung Quốc theo chỉ thị của chính phủ Nhật Bản. Kim Jong-nam có vẻ như đã kể với người thẩm vấn mình rằng ông đến Nhật Bản là để thăm Disneyland Tokyo tại Urayasu, gần Tokyo. Sự kiện này đã khiến Kim Jong-il hủy bỏ một kế hoạch viếng thăm Trung Quốc.

2001–2005: Mất đi sự quý mến

Cho đến tận sự kiện Tokyo, Kim Jong-nam đã được dự tính trở thành nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Người ta tin rằng Kim Jong-un đã trở thành người thừa kế từ sau sự kiện này.[8] Do lòng trung thành của Quân đội là nền tảng thực sự để gia đình họ Kim tiếp tục nắm giữ quyền lực tại Triều Tiên, điều này đã khiến triển vọng của Kim Jong-nam trở nên xấu đi.[8] Vào cuối năm 2003, có tường thuật rằng Kim Jong-nam đang sống ở Macau.

Năm 2003, Hwang Jang-yop, một cựu viên chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên trong các vấn đề đối ngoại đã đảo tẩu sang Hàn Quốc từ năm 1997, thì Kim Jong-nam đã để mất cơ hội của mình: "Một người thừa kế cần phải là con của một người phụ nữ được quốc vương sủng ái, và sự thật là Kim Jong-il yêu Koh Young-hee nhất. Số mệnh của Kim Jong-nam đã được xác định."

Kim Jong-nam thì nói rằng ông để mất sự yêu mến bởi vì đã trở thành người ủng hộ cải cách sau khi tiếp thu giáo dục ở Thụy Sĩ, dẫn đến cha ông cho rằng ông đã trở thành một "tên tư sản". Trong một thư điện tử gửi cho biên tập viên của Tokyo Shimbun, Kim Jong-nam đã viết rằng "Sau khi tôi trở về Bắc Triều Tiên sau thời gian học tập tại Thụy Sĩ, tôi càng trở nên xa cách cha tôi hơn vì tôi nhấn mạnh về cải cách và mở cửa thị trường và cuối cùng được nhìn nhận bằng sự nghi ngờ," cộng thêm "Cha tôi cảm thấy rất cô đơn sau khi gửi tôi đi học ở nước ngoài. Sau đó các em trai khác mẹ cảu tôi là Jong-chol và Jong-un cùng em gái khác mẹ Yeo-jong được sinh ra và sự quý mến của ông được chuyển sang cho họ. Và đến khi ông cảm thấy rằng tôi đã trở thành một tên tư sản sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, ông đã rút ngắn thời gian học ở hải ngoại của các em tôi."[9]

2005–2010: Sự nổi lên của Kim Jong-un

South China Morning Post vào ngày 1 tháng 2 năm 2007, tường thuật lại rằng Kim Jong-nam đã sống ẩn cư cùng gia đình ở Macau trong ba năm và điều này gây ra một số lúng túng cho cả chính quyền Macau và Trung Quốc.[cần dẫn nguồn] Truyền hình Hàn Quốc và South China Morning Post tường thuật vào năm 2007 rằng Kim Jong-nam đã có một hộ chiếu Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, nhà đương cục Bồ Đào Nha và lãnh sự Bồ Đào Nha tại Macau,[10] Pedro Moitinho de Almeida, thì cho rằng "Nếu thực sự tồn tại một tài liệu như vậy, nó chắc chắn là một thứ giả mạo".

Tháng 8 năm 2007, có tường thuật rằng Kim Jong-nam đã từ Macau quay trở về Bắc Triều Tiên và bắt đầu làm việc tại một cơ quan trọng yếu của Đảng Lao động cầm quyền, thúc đẩy các đồn đoán rằng rạn nứt giữa Kim Jong-nam và cha ông ít nhất đã hàn gắn dược một phần và rằng Kim Jong-nam đã được chuẩn bị là người kế thừa tiềm năng.[11] Sau đó, điều này được xác định là một tìn đồn và Kim Jong-nam vẫn ở Bắc Kinh và Macau như trước khi đến Áo và Pháp vì lý do y tế vào đầu tháng 11 năm 2007, nơi ông đã có một buổi phỏng vấn ngắn với truyền hình Nhật Bản sau khi tới Moskva.

Tháng 1 năm 2009, Kim Jong-nam cho biết ông "không quan tâm" dến việc kế thừa cha ông nắm giữ quyền lực, nói rằng điều này chỉ do cha ông quyết định.[12] Thnags 6 năm 2010, Kim Jong-nam đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với AP tại Macau trong khi chờ thang máy khách sạn.[13] Ông nói với phóng viên rằng mình "không có kế hoạch" đào thoát đến châu Âu như báo chí đồn đại gần đây.[13] Kim Jong-nam sống trong một căn học ở ở mũi cực nam đảo Lộ Hoàn của Macau cho đến năm 2007.[14] Một tường thuật từ Hàn Quốc vào tháng 10 năm 2010 thì cho rằng Jong-nam không sống ở Macau trong "nhiều tháng", và nay ông qua lại giữa Trung Quốc và "quốc gia khác."[14]

Cuối tháng 10 năm 2010, người em trai khác mẹ của ông là Kim Jong-un trở thành người thừa kế rõ ràng.[15][16] Kim Jong-un được tuyên bố là Lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong-il vào ngày 24 tháng 12 năm 2011.

Ngày 1 tháng 1 năm 2012, nhật báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun đã tường thuật rằng Kim Jong-Nam đã bí mật bay đến Bình Nhưỡng từ Macau vào ngày 17 tháng 12 năm 2011, sau khi được biết về cái chết của cha mình vào ngày này và được cho là đã đi cùng Kim Jong-un khi khâm niệm cha lần cuối. Ông trở về Macau sau một vài ngày sau và không tham dự lễ tang để tránh đồn đoán về việc kế nhiệm.[17]

Ngày 14 tháng 1 năm 2012, Kim Jong-nam được nhìn thấy là ở tại Bắc Kinh để chờ một chuyến bay của Air China đi Macau. Kim đã xác nhận danh tính của mình với một nhóm người Hàn Quốc bao gồm một giáo sư tại Đại học Incheon, và nói với họ rằng ông thường xuyên đi một mình.[18]

Trong một cuốn sách xuất bản năm 2012 với tiêu đề My Father, Kim Jong Il, and Me của nhà báo người Nhật Yoji Gomi, người từng nhiều lần phỏng vấn Kim Jong-nam, theo đó, Kim Jong-nam hy vọng sự lãnh đạo của Kim Jong-un sẽ thất bại, viện dẫn rằng em trai mình còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Ông cũng nói rằng "Nếu không có cải cách, Triều Tiên sẽ sụp đổ, và khi thay đổi đó diễn ra, chế độ sẽ sụp đổ."[19]

Cuộc sống cá nhân

Tờ báo Hàn Quốc The Chosun Ilbo tường thuật rằng Kim Jong-nam có hai vợ, và có ít nhất một tình nhân, và một vài đứa con.[14] Người vợ đầu Shin Jong-hui (sinh khoảng 1980) có con trai Kum-sol (sinh khoảng 1996) sống tại một ngôi nhà gọi là Dragon Villa tại ngoại ô phía bắc của Bắc Kinh.[14] Người vợ thứ hai là Lee Hye-kyong (sinh khoảng 1970) có con trai Han-sol (sinh khoảng 1995) và con gái Sol-hui (sinh khoảng 1998) sống khiêm tốn trong một căn hộ ở tầng thứ 12 tại Macau;[14] Người tình của Kim Jong-nam là cựu tiếp viên hàng không của Air Koryo tên là So Yong-la (sinh khoảng 1980), cũng sống tại Macau.[14] Han-sol có liên hệ với các tài khoản trên một mạng xã hội trực tuyến.[20][21] Năm 2011, Kim Jong-nam đã được kết nạp vào Đoàn Thế giới Liên minh tại Mostar, Bosnia-Herzegovina.[22] Kim Jong-nam thường gây chú ý với các phương tiện truyền thống vì thói cờ bạc và chi tiêu quá mức của mình.[23]

Thế phả

Kim Bo-hyon
1871–1955
Kim Hyong-jik
1894–1926
Kang Pan-sŏk
1892–1932
Kim Jong-suk
1919–1949
Kim Il-sung
1912–1994
Kim Sung-ae
1928–?
Kim Yong-ju
1920–
Kim Young-sook
1947–
Song Hye-rim
1937–2002
Kim Jong-il
1941–2011
Ko Yong-hui
1953–2004
Kim Ok
1964–
Kim Kyong-hui
1946–
Jang Sung-taek
1946–2013
Kim Pyong-il
1954–
Kim Sul-song
1974–
Kim Jong-nam
1971–2017
Kim Jong-chul
1981–
Kim Jong-un
1983–
Ri Sol-ju
k. 1986
Kim Yo-jong
1987–
Kim Han-sol
1995–
Kim Ju-ae
k. 2012

Tham khảo

  1. ^ Huffington Post article: "Kim Jong Nam, North Korean Leader's Son, Denies Plans To Defect."
  2. ^ Christian Science Monitor article: "Kim Jong-un confirmed North Korean heir ahead of massive military parade."
  3. ^ “North Korea's leader will not last long, says Kim Jong-un's brother”. The Guardian. 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ Lee, Adriana S. (23 tháng 6 năm 2003). “Secret Lives”. Time Magazine. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ a b c d e f Under the Loving Care of the Fatherly Leader: North Korea and the Kim Dynasty by Bradley K. Martin, pp. 697."
  6. ^ "金正日夫人去世使继承人问题又增悬疑". Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008. (tiếng Trung)
  7. ^ "Death of Kim's consort: Dynastic implications" (2 tháng 9 năm 2004). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008.
  8. ^ a b Choe, Sang-Hun (27 tháng 5 năm 2010). “Succession May Be Behind N. Korea's New Belligerence”. The New York Times.
  9. ^ “Kim Jong-nam Says N.Korean Regime Won't Last Long”. Chosun Ilbo (English Edition). 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ "Filho de Kim Jong-il com passaporte português" (1 February 2007). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2010.
  11. ^ "Exiled son 'returns to N Korea'" (27 August 2007). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008.
  12. ^ Report: Kim's son hints no decision on successor, AP, 23 tháng 1 năm 2009.
  13. ^ a b Seattle Times article: "NKorean leader's son gives interview."
  14. ^ a b c d e f Chosun Ilbo article: "Where Is Kim Jong-il's Eldest Son?."
  15. ^ Kim Jong-il's grandson seen at concert, RTHK, 18 tháng 7 năm 2009
  16. ^ North Koreans Bloster power of Ruler's Kin, by Marin Frackler and Mark McDonald, New York Times 29 September 2010
  17. ^ Kim's eldest in 'secret visit' to see body (AFP, January 1, 2012)
  18. ^ Kim Jong-nam Resurfaces in Beijing (The Chosun Ilbo, 16 tháng 1 năm 2012)
  19. ^ 17 January 2012, Kim Jong Il's other son expects North Korean regime to fail, journalist says, CNN
  20. ^ Kim Jong-il's Grandson Feels Sorry for Starving Compatriots, Chosun Ilbo, 2011-10-04
  21. ^ 3 October 2011, Kim Jong-il Family's Facebook Pages Revealed, Chosun Ilbo
  22. ^ Kim Jong-il's Grandson Goes to Int'l School in Bosnia, Chosun Ilbo, 2011-09-30
  23. ^ http://wordswithmeaning.org/2012/02/kim-jong-ils-son-gets-kicked-out-of-casino

Liên kết ngoài