Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
copyvio, HCM signs an order from beyond the grave
Dòng 1:
'''Nguyễn Văn Nguyễn (1910 - 1953)'''
 
{{Vi phạm bản quyền 2 (nguồn)
Nguyễn Văn Nguyễn sinh ngày 15-3-1910 tại huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Cha là một thầy giáo dạy chữ Nho kèm chữ quốc ngữ ở làng, nhưng mất sớm, lúc ông mới 10 tuổi. Nhờ thông minh, học giỏi nên sau khi học xong tiểu học ở Mỹ Tho, ông được cấp học bổng lên học Trường Sư phạm Sài Gòn. Do tham gia vào cuộc biểu dương lực lượng yêu nước của đồng bào Sài Gòn – Gia Định nhân đám tang cụ Phan Châu Trinh, ông bị đuổi học.
|ngày = 11
 
|tháng = 12
Ra khỏi trường, ông xin vào làm việc ở Công ty xe lửa Đông Dương. Được các đồng chí trong VNTNCMĐCH giác ngộ, dìu dắt, ông tham gia vào tổ chức này.
|năm = 2007
 
|1 = {{{1|{{{url1|http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=240&Itemid=47}}}}}}
Năm 20 tuổi, được kết nạp vào ĐCSĐD. Ngày 13-7-1930, Nguyễn bị bắt giam, nhưng vì không đủ chứng cứ để buộc tội, nên chỉ bị 3 tháng tù án treo.
|2 = {{{2|{{{url2|}}}}}}
 
|3 = {{{3|{{{url3|}}}}}}
Tháng 5-1931, khi Tỉnh ủy Bến Tre được thành lập, dưới sự chứng kiến của đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Văn Nguyễn, nguyên là Trưởng ban cán sự Đảng ở đây, được cử làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Ngày 16-6-1931, trong khi đi công tác ở Trà Vinh, ông bị mật thám bắt và bị kết án tù, đày đi Côn Lôn.
|4 = {{{4|{{{url4|}}}}}}
 
|5 = {{{5|{{{url5|}}}}}}
Năm 1934, mãn hạn tù, ông trở về Sài Gòn, tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng. Biết Nguyễn Văn Tạo, vốn là đảng viên ĐCS Pháp, bị trục xuất về nước, đang ở trong ban biên tập báo La Lutte, ông đến xin cộng tác. Trên báo này, Nguyễn Văn Nguyễn viết một loạt bài phóng sự về Côn Lôn vạch trần chế độ tù nhân dã man và hà khắc của thực dân.
}}
 
Năm 1935, khu Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn được khôi phục lại, ông bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động công khai trên báo chí. Ông viết cho tờ báo Mai của Đào Trinh Nhất và tờ Dân quyền do Sandrieu, một người Pháp tiến bộ chủ trương.
 
Năm 1937, Trung ương Đảng chủ trương ra báo L’Avant Garde, do đồng chí Hà Huy Tập chỉ đạo, ông được phân công làm thư ký tòa soạn.
 
Ngày 19-7-1937, bị bắt giam cùng Nguyễn An Ninh, bị kết án 2 năm tù giam và 5 năm biệt xứ. Cho đến đầu tháng 9-1939, cả hai được phóng thích. Nhưng ra khỏi tù chưa đầy một tháng thì bọn mật thám bắt lại và lần này, chúng đày ông ra Côn Lôn.
 
Cuối năm 1944, địch có chủ trương đưa một số tù từ Côn Lôn về Bà Rá, trong số đó có ông. Sau cuộc đảo chính của phát xít Nhật (9-3-1945), tình thế cách mạng có nhiều biến chuyển sôi sục, ông cùng với một số đồng chí vượt ngục về Sài Gòn, tham gia việc chuẩn bị cướp chính quyền.
Sau CMT8-1945, Nguyễn Văn Nguyễn là Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, được bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh Mỹ Tho, khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
 
Trong kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên UBKCHC Nam Bộ, Ủy viên ban Tuyên huấn XUNB, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Giám đốc Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, chủ bút báo Cứu quốc Nam Bộ… Ông là một trong những người lãnh đạo đọc nhiều, viết nhiều và nhanh. Nhiều ý kiến của ông mang tính chất chỉ đạo sâu sắc, có tác dụng hướng dẫn lớp cán bộ trẻ trong việc tiếp thụ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông viết bài thường xuyên cho các báo như Nhân dân miền Nam, Thống nhất, tạp chí Nghiên cứu… Là Giám đốc Đài phát thanh, Nguyễn Văn Nguyễn đồng thời là cây bút chính luận sắc sảo nhất, có khi do yêu cầu tiến công địch, ông viết một lúc cả bài tiếng Việt và bài tiếng Pháp (cho buổi phát thanh bằng tiếng Pháp).
 
Với trách nhiệm là người lãnh đạo công tác ngành tuyên huấn, ông không những chỉ nắm vững tư tưởng, chỉ đạo của Trung ương về mặt chủ trương, đường lối, mà còn tỏ ra am hiểu khá sâu về công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn kháng chiến. Những thành quả đạt được trên mặt trận văn hóa nói chung và văn nghệ nói riêng của thời kỳ 9 năm chống Pháp ở Nam Bộ có phần đóng góp to lớn của ông, từ việc chỉ đạo về đường hướng cũng như về tổ chức. Bản thân ông cũng là một cây bút tài hoa, có nhiều uy tín trong giới báo chí ở Nam Bộ, với những bài phê bình, nghiên cứu, sáng tác có giá trị.
 
Năm 1953, có quyết định của TƯĐCS điều động ông ra Bắc để nhận công tác mới, trong lúc cuộc kháng chiến đang hồi phát triển thắng lợi. Trên đường đi, khi ra đến Bình Định, thì bị sốt thương hàn. Căn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất ông ngày 25-3-1953, giữa lúc cách mạng đang chuyển vào thời kỳ tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công.
 
Hai mươi ngày sau, khi ông qua đời, báo Nhân dân miền Nam số ra ngày 20-4-1953, đã dành một trang báo đưa tin và tiểu sử, tỏ lòng thương tiếc một tài năng lớn đã mất, trong đó có nhận định: “Đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn là một chiến sĩ cốt cán, một nhà viết báo có tài, nhà văn nghệ nhân dân".
 
Để tưởng nhớ công lao suốt đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, ngày 30-4-1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy tặng ông Huân chương Độc lập hạng nhất.
(Nguồn http://www.bentre.gov.vn/)