Đền Cao An Phụ
Đền Cao An Phụ là ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu trên đỉnh núi An Phụ tại phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.[1]
Đền Cao An Phụ | |
---|---|
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Tên khác | An Phụ Sơn Từ |
Thờ phụng | |
An Sinh Vương | |
Trần Liễu | |
1211 – 1251 | |
Được thờ vì | Hoàng tử nhà Trần |
Thông tin đền | |
Địa chỉ | núi An Phụ, phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Việt Nam |
Tọa độ | 21°00′51″B 106°29′34″Đ / 21,014192°B 106,492662°Đ |
Thành lập | 1251 |
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương | |
Phân loại | Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh |
Ngày công nhận | 22 tháng 12, 2016 |
Di tích quốc gia | |
Đền Cao An Phụ | |
Phân loại | Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh |
Ngày công nhận | 1992 |
Đền có tên tự là "An Phụ Sơn Từ", tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy núi An Phụ (246 m)[2]. Đây là dãy núi thấp nằm hoàn toàn trên địa bàn thị xã Kinh Môn có chiều dài khoảng 17 km, chạy hướng tây bắc - đông nam song song với sông Kinh Thầy.[3]
Lịch sử
sửaTrần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), là anh ruột của Trần Cảnh tức Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần. Năm 1237, triều đình cắt đất An Phụ, An Sinh, An Dưỡng, An Hưng, An Bang cho Trần Liễu làm thái ấp và lấy tên đất phong vương cho ông là An Sinh Vương. Trần Liễu mất vào ngày 1 tháng 4 năm 1251. Sau khi ông mất, người dân lập đền thờ trên đỉnh núi An Phụ, từ đó ngày 1 tháng 4 Âm lịch hàng năm trở thành ngày hội đền Cao An Phụ, nhân dân khắp nơi về làm lễ dâng hương tri ân công đức.[2][4]
Ban đầu, đền chỉ có quy mô nhỏ như miếu. Sau nhiều đợt trùng tu và tôn tạo, đền được mở rộng và có quy mô như ngày nay.[1][5]
Năm 1992, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh Đền Cao An Phụ được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt.[2]
Kiến trúc
sửaĐền được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Hậu cung có thờ tượng Trần Liễu và hai cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô đều là con gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.[2]
Chú thích
sửa- ^ a b “Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, tỉnh Hải Dương”. Cục Di sản văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
- ^ a b c d “Đền Cao An Phụ - thắng cảnh đất Kinh Môn còn ít người biết đến”. Báo Hải Dương điện tử. 20 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Ước vọng vùng đất "cá hóa rồng"”. Báo Hải Dương điện tử. 8 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Nét kiến trúc độc đáo và thiên nhiên kỳ thú ở danh thắng Đền Cao An Phụ”. Đài Tiếng nói Việt Nam – Ban Đối ngoại. 1 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Quần thế Di tích Quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương”. Cổng thông tin điện tử thị xã Kinh Môn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.