Đồng(II) ferrocyanide

hợp chất hóa học

Đồng(II) ferrocyanide là một hợp chất vô cơ, là muối của đồngaxit ferrocyaniccông thức hóa học Cu2Fe(CN)6, tinh thể màu nâu đỏ, không tan trong nước, tạo thành tinh thể ngậm nước.

Đồng(II) ferrocyanide
Tên khácĐồng(II) hexacyanoferrat(II)
Cupric ferrocyanide
Cupric hexacyanoferrat(II)
Cuprum(II) ferrocyanide
Cuprum(II) hexacyanoferrat(II)
Nhận dạng
Số CAS13601-13-3
PubChem3081430
Số EINECS237-080-3
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider2339037
Thuộc tính
Công thức phân tửCu2Fe(CN)6
Khối lượng mol339,041 g/mol (khan)
357,05628 g/mol (1 nước)
393,08684 g/mol (3 nước)
465,14796 g/mol (7 nước)
Bề ngoàitinh thể đỏ nâu (khan)
tinh thể nâu (1 nước)[1]
Khối lượng riêng2,2 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantạo phức với amonia
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểLập phương
Hằng số mạnga = 1,003 nm (khan)
0,998 nm (7 nước)
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhchứa cyanide có thể gây độc
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanĐồng(II) ferricyanide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế sửa

Phản ứng của axit ferrocyanic và đồng(II) sunfat sẽ tạo ra kết tủa:

 

Tính chất vật lý sửa

Đồng(II) ferrocyanide tạo thành tinh thể thuộc hệ tinh thể lập phương màu nâu đỏ, nhóm không gian P 21/c, các hằng số a = 1,003 nm, Z = 4.

Nó tạo thành tinh thể heptahydrat của thành phần Cu2Fe(CN)6·7H2O – tinh thể thuộc hệ tinh thể lập phương, các hằng số a = 0,998 nm, Z = 4.

Nó không tan trong nước.

Ứng dụng sửa

Đồng(II) ferrocyanide được sử dụng cho việc tạo ra florentin hoặc màu nâu Van Dyck mà các họa sĩ thường dùng.[2]

Hợp chất khác sửa

Cu2Fe(CN)6 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • Cu2Fe(CN)6·3NH3 là tinh thể màu nâu;[3]
  • Cu2Fe(CN)6·4NH3·xH2O với:
    • x = 0: chất rắn màu nâu đen;
    • x = ½: tinh thể hình kim màu vàng nâu;
    • x = 1: tinh thể hình kim màu nâu.
  • Cu2Fe(CN)6·8NH3·xH2O với:
    • x = 0: chất rắn màu xanh dương;
    • x = 1: tinh thể lăng kính màu lục đậm.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ Copper ferrocyanide, Cu2[Fe(CN)6] trên atomistry.com
  2. ^ Harmonized commodity description and coding system: explanatory notes, Tập 1 (Customs Co-operation Council; U.S. Department of the Treasury, Customs Service, 1986), trang 294. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Chemical Abstracts: Patent index, Tập 7,Số phát hành 3 (American Chemical Society., 1913), trang 3282. Truy cập 24 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang 524. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.