Ủy ban Olympic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Ủy ban Olympic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Tiếng Hàn조선민주주의인민공화국 올림픽 위원회; Hanja朝鮮民主主義人民共和國 올림픽 委員會; mã IOC: PRK), cũng được gọi là Ủy ban Olympic Triều Tiên, là Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) đại diện cho Bắc Triều Tiên (thi đấu với tư cách là CHDCND Triều Tiên hoặc tên chính thức đầy đủ của nước này là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên)[2].

Ủy ban Olympic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Biểu tượng của Ủy ban Olympic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Biểu tượng của Ủy ban Olympic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Quốc gia/khu vực Bắc Triều Tiên
PRK
Thành lập1953
Được công nhận1957
Trụ sở chínhLô 56 phường Kumsong 2 đường Kwangbok, quận Mangyongdae, Bình Nhưỡng[1]
Chủ tịchKim Il-guk

Tổ chức này là thành viên của Hội đồng Olympic châu Á (OCA)[3], và Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia (ANOC)[4]. Nó có trụ sở tại đường Kwangbok, phường Kumsong, quận Mangyongdae, Bình Nhưỡng[5]. Chủ tịch đương nhiệm là Kim Il-guk[6], phó Chủ tịch là Chang Ung, và Tổng thư ký là Son Kwang-ho[7].

Lịch sử sửa

 
Logo cũ

Trước chiến tranh Triều Tiên, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã công nhận một Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) duy nhất đại diện cho cả miền BắcNam, có trụ sở tại Seoul. Sau chiến tranh, Bắc Triều Tiên tỏ ra không hài lòng với sự sắp xếp này và liên tục kêu gọi thành lập một NOC riêng của chính họ. IOC đã từ chối những lời đề nghị này với lý do chỉ có thể có một NOC cho mỗi quốc gia[8].

Bất chấp việc thiếu sự công nhận, Ủy ban Olympic của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn được thành lập vào năm 1953[9] và nó đã nộp đơn xin gia nhập IOC vào tháng 6 năm 1956[2].

Trong phiên họp năm 1957 của IOC, Ủy ban Olympic Liên Xô đã yêu cầu IOC tạm thời công nhận NOC của Bắc Triều Tiên với lý do rằng Ủy ban Olympic Đông Đức cũng đã được kết nạp cùng với Ủy ban Olympic Tây Đức[8]. Việc công nhận phải được thực hiện với điều kiện là hai NOC của Triều Tiên sẽ đồng ý cử một đội thống nhất tham dự Thế vận hội Mùa hè 1960 tại Roma[2][8], nhưng kế hoạch này đã thất bại do bị Ủy ban Olympic Hàn Quốc phản đối[2]. Vấn đề về một đội tuyển thống nhất đã được tranh luận trong các phiên họp sau đó, và được vận động bởi các NOC của BulgariaRomânia, và vào năm 1962, IOC cuối cùng đã tạm thời công nhận NOC của Bắc Triều Tiên[8].

Các cuộc đàm phán về một đoàn thể thao thống nhất tiếp tục diễn ra vào năm 1963, nhưng những cuộc đàm phán này đã thất bại sau khi các NOC không thể thống nhất được gì ngoài lá cờ, bao gồm từ "Triều Tiên" ở bên dưới các vòng tròn Olympic[10][11]. Bắc Triều Tiên đã tham gia một cuộc tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1984 ở Los Angeles do Liên Xô dẫn đầu[12]. Từ năm 1985 đến 1988, các NOC đã đàm phán về việc đồng đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1988. Các cuộc đàm phán này đã thất bại, dẫn đến việc Bắc Triều Tiên tẩy chay kỳ Thế vận hội được tổ chức tại Seoul của Hàn Quốc[2].

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2021, ban chấp hành IOC đã đình chỉ Ủy ban Olympic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) ít nhất là đến cuối năm 2022 vì vi phạm điều lệ Olympic, bởi quốc gia này đã từ chối cử vận động viên tham dự Thế vận hội Mùa hè 2020 tại Tokyo do lo ngại về đại dịch COVID-19[13][14][15][16]. Đã có những suy đoán về việc liệu IOC cũng có ý định gửi một thông điệp tới các quốc gia đang cân nhắc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông 2022Bắc Kinh, rằng họ có thể bị cấm tham dự Thế vận hội trong tương lai nếu họ tẩy chay kỳ hội này[17][18]. Tuy nhiên, Bộ Thể thao và Ủy ban Olympic quốc gia Bắc Triều Tiên cho biết trong một bức thư gửi tới ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022, Ủy ban Olympic Trung QuốcTổng cục Thể thao Trung Quốc vào ngày 7 tháng 1 năm 2022 rằng "Do hành động của "các thế lực thù địch" và đại dịch COVID-19, họ sẽ không thể tham gia Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022"[19]. Ngoài ra, Ủy ban Olympic Bắc Triều Tiên cho biết "ủng hộ tất cả công việc của các đồng chí của chúng tôi để Trung Quốc đăng cai một kỳ Thế vận hội hoành tráng và tuyệt vời. Mỹ và những người theo phe nước này đang có những âm mưu chống Trung Quốc nhằm cản trở việc đăng cai thành công Thế vận hội, nhưng đây là sự xúc phạm đến tinh thần của Hiến chương Olympic và là hành động gây tổn hại đến hình ảnh trong mắt quốc tế của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối và bác bỏ những hành động này"[20].

Các liên đoàn thành viên sửa

Các cơ quan quốc gia sau đây có thành viên trong Ủy ban:

Đoàn thể thao Triều Tiên thống nhất năm 2020 và việc đồng đăng cai vào năm 2032 với Hàn Quốc sửa

Vào ngày 2 tháng 11 năm 2018, các quan chức của cả Bắc Triều TiênHàn Quốc đã thông báo rằng hai quốc gia của họ sẽ tham gia Thế vận hội Mùa hè 2020, được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, với tư cách là một đội tuyển thống nhất[22][23]. Các quan chức của cả hai miền Triều Tiên cũng thông báo rằng các lá thư mà họ sẽ gửi tới IOC liên quan đến hồ sơ dự thầu đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2032 cũng sẽ bao gồm các đấu thầu đồng đăng cai để các hoạt động Olympic sẽ diễn ra ở cả hai quốc gia nếu hồ sơ dự thầu của họ được chấp nhận[22][23][24].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ https://www.olympic.org/democratic-people-s-republic-of-korea
  2. ^ a b c d e Grasso, John; Mallon, Bill; Heijmans, Jeroen (2015). “Korea, Democratic People's Republic of (North Korea) (PRK)”. Historical Dictionary of the Olympic Movement (ấn bản 5). Lanham: Rowman & Littlefield Publishers. tr. 315–316. ISBN 978-1-4422-4860-1.
  3. ^ “Olympic Council of Asia : National Olympic Committees”. ocasia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “Korea, Democratic People's Republic Of”. acnolympic.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Democratic People's Republic of Korea - National Olympic Committee (NOC)”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “National Olympic chairman chosen”. The Pyongyang Times. KCNA. 24 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ Nick Butler (20 tháng 3 năm 2016). “Ri Jong Mu appointed new President of North Korean Olympic Committee”. insidethegames.biz. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ a b c d Hill, Christopher R. (1996). Olympic Politics. Manchester: Manchester University Press. tr. 164. ISBN 978-0-7190-4451-9.
  9. ^ James Hoare (13 tháng 7 năm 2012). Historical Dictionary of Democratic People's Republic of Korea. Scarecrow Press. tr. 294. ISBN 978-0-8108-6151-0.
  10. ^ S. F. Lam; Julian W. Chang (2006). The Quest for Gold: Fifty Years of Amateur Sports in Hong Kong, 1947-1997. Hong Kong University Press. tr. 137. ISBN 978-962-209-766-7.
  11. ^ 東京オリンピックで北朝鮮が金メダルを狙える競技とは?. KoreaWorldTimes (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ “North Korea Joins The Olympic Boycott”. The New York Times. 132 (45758). 3 tháng 6 năm 1984.
  13. ^ “IOC Executive Board suspends NOC of Democratic People's Republic of Korea”. International Olympic Committee. 8 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ “North Korea suspended from IOC after Tokyo no-show”. Reuters (bằng tiếng Anh). Reuters. 8 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ “North Korea suspended from IOC until end of 2022”. CBC Sports (bằng tiếng Anh). 8 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ “North Korea banned from Beijing 2022 after IOC suspends NOC”. Inside the Games (bằng tiếng Anh). 8 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ Saric, Ivana (8 tháng 9 năm 2021). “North Korea suspended from 2022 Beijing Winter Olympics”. Axios (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ Armour, Nancy (8 tháng 9 năm 2021). “North Korea barred from Beijing Olympics because of its decision to skip Tokyo Games”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ “North Korea, already banned from 2022 Olympics, announces it will not send team”. Special Broadcasting Service (bằng tiếng Anh). 7 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  20. ^ “North Korea blames Beijing 2022 ban on "hostile forces" and criticises "vicious" US actions”. Inside the Games (bằng tiếng Anh). 7 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ a b c d e f g h i j k l “Korea Democratic People's Republic Olympic Committee”. gtp.gr. Greek Travel Pages. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  22. ^ a b “North and South Korea plan to compete together at Tokyo 2020”.
  23. ^ a b “North, South Korea combining for 2020 Olympics”. 2 tháng 11 năm 2018.
  24. ^ “Olympics: North, South Korea to send letter to IOC on joint 2032 bid”. Reuters. 2 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa