7,62×54mm R
7.62×54mmR là loại đạn súng trường do Đế quốc Nga phát triển và được giới thiệu như một loại đạn tiêu chuẩn vào năm 1891. Được thiết kế cho súng trường Mosin Nagant, nó được sử dụng trong thời kỳ Sa hoàng cuối và trong suốt thời Liên Xô. 7.62×54mmR là một trong số ít những loại đạn vẫn được sử dụng trong quân sự và là một trong những loại đạn có tuổi thọ lâu nhất trên thế giới.[4]
7.62×54mmR | ||
---|---|---|
Đạn 7.62×54mmR cùng với hai loại đạn khác của Liên Xô (từ trái sang phải) là 7.62×39mm và 7.62×25mm Tokarev | ||
Kiểu đạn | Súng trường | |
Quốc gia chế tạo | Đế quốc Nga | |
Lịch sử phục vụ | ||
Trang bị | 1891–nay | |
Quốc gia sử dụng |
| |
Sử dụng trong |
| |
Lịch sử chế tạo | ||
Nhà thiết kế | Captain Sergei Mosin[cần dẫn nguồn] | |
Năm thiết kế | 1891 | |
Giai đoạn sản xuất | 1891–nay | |
Thông số | ||
Parent case | 8×52mmR Mannlicher[cần dẫn nguồn] | |
Kiểu vỏ đạn | Đạn nhọn, | |
Đường kính đạn | 7,92 mm (0,312 in) | |
Đường kính cổ | 8,53 mm (0,336 in) | |
Đường kính thân | 11,61 mm (0,457 in) | |
Đường kính dưới | 12,37 mm (0,487 in) | |
Đường kính vành | 14,40 mm (0,567 in) | |
Độ dày vành | 1,6 mm (0,063 in) | |
Chiều dài vỏ đạn | 53,72 mm (2,115 in) | |
Chiều dài tổng thể | 77,16 mm (3,038 in) | |
Case capacity | 4.16 cm³ (64 gr H2O) | |
Chiều dài rãnh xoắn nòng | 240 mm (1 in 9.45 in) | |
Primer type | Berdan or Boxer Large Rifle | |
Áp lực tối đa | 390,00 MPa (56.565 psi) | |
Thông số đường đạn | ||
Trọng lượng / Kiểu đạn | Sơ tốc | Năng lượng |
11,3 g (174 gr) HPBT | 797 m/s (2.610 ft/s) | 3.593 J (2.650 ft⋅lbf) |
11,7 g (181 gr) FMJ | 786 m/s (2.580 ft/s) | 3.614 J (2.666 ft⋅lbf) |
11,7 g (181 gr) SP | 800 m/s (2.600 ft/s) | 3.744 J (2.761 ft⋅lbf) |
9,7 g (150 gr) FMJ | 865 m/s (2.840 ft/s) | 3.629 J (2.677 ft⋅lbf) |
11,7 g (181 gr) SP | 805 m/s (2.640 ft/s) | 3.779 J (2.787 ft⋅lbf) |
Test barrel length: 73 cm (28 in) Source: [2][3] |
Khẩu Winchester Model 1895 của Mỹ cũng sử dụng đạn 7.62×54mmR theo hợp đồng với chính phủ Nga. 7.62×54mmR vẫn còn được sử dụng bởi quân đội Nga trong Dragunov SVD và nhiều khẩu súng bắn tỉa khác, cũng như một số loại súng máy đa năng hiện đại như súng máy PKM và PKP Pecheneg. Ban đầu, đạn được chỉ định là "Трехлинейный патрон образца 1891 года". Sau đó nó được biết đến rộng rãi dưới tên gọi "7.62мм винтовочный патрон" (đạn 7,62mm). Nhiều người vẫn tưởng chữ R trong 7.62×54mmR là Russia (Nga) nên thường gọi nó là "7.62mm Nga" (và vẫn thường được gọi là thông tục như vậy), nhưng thật ra, chữ R (7.62×54mmR) là viết tắt của từ rimmed (rãnh). Nó đôi khi bị nhầm lẫn với đạn "7.62 Liên Xô", loại đạn 7.62×39mm không vành được sử dụng trong súng trường CKC và họ AK (AK-47, AKM, AK-12, AEK-973).
7.62×54mmR là loại đạn lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng trong một số lực lượng vũ trang lớn trên thế giới. Trong năm 2011, nó đã có 120 năm phục vụ. Tính đến tháng 12 năm 2013, 7.62×54mmR được sử dụng chủ yếu trong các súng bắn tỉa / súng trường thiện xạ như Dragunov SVD, SV-98 và súng máy như PKM. Do có tính năng tương tự như loại đạn .30-06 Springfield của Mỹ nên 7.62×54mmR thường được gọi là ".30-06 Russia".
Danh sách các loại súng sử dụng đạn 7.62×54mmR
sửa- Súng trường Mosin.
- Winchester Model 1895 của Mỹ. Khoảng 300.000 khẩu được chế tạo cho quân đội Nga vào năm 1915-1916.
- AVB-7.62
- Dragunov SVD (bao gồm cả biến thể NDM-86 của Trung Quốc).
- Dragunov SVU (phiên bản được phát triển từ Dragunov SVD vào năm 1991).
- JS 7.62
- SVT-40.
- PSL
- Zastava M76
- Zastava M91
- Berkut-2M1
- IZH-18MH
- SV-98
- SVCh-308
- SVK
- Súng bắn tỉa Alejandro
- Molot Vepr
- MTs-13
- TsVR, Rekord, Rekord-1, Rekord CISM, KO-13.
- AVL
- AV
- TsVT
- CAVIM Catatumbo
Tham khảo
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 7,62×54mm R. |
- ^ http://www.russian-mosin-nagant.com/finn_section.htm Lưu trữ 2008-02-23 tại Wayback Machine
- ^ “Rifle ammunition — Sellier & Bellot”. Sellier & Bellot. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Wolf Gold ammunition in a reloadable brass case”. wolfammo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2018.
- ^ Barnes, Frank (2006). Skinner, Stan (biên tập). Cartridges of the World. 11th Edition. Cartridges of the World. Gun Digest Books. tr. 295. ISBN 978-0-89689-297-2.