Poly(methyl methacrylate)

(Đổi hướng từ Acrylic)

Poly(methyl methacrylate) (PMMA) là một loại nhựa nhiệt dẻo trong suốt, cứng, độ bền va đập cao, nhẹ, khó rạn nứt, bền thời tiết và nhiều tính chất tốt khác. Hiện nay, PMMA được sử dụng phổ biến để thay thế cho thủy tinh, do đó, nó còn được gọi là thủy tinh hữu cơ. PMMA nó cũng có các tên gọi khác như thủy tinh hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Các tên thương mại của PMMA có thể kể đến như Plexiglas, Acrylite, LucitePerspex. Về phương diện hoá học, PMMA, có công thức phân tử rút gọn như hình bên, là sản phẩm trùng hợp (polyme hóa) từ các monome metyl metacrylat (MMA). Monome này có công thức phân tử là C5H8O2 hay CH2=CCH3COOCH3.

Poly(methyl methacrylate)
Danh pháp IUPACPoly(methyl 2-methylpropenoate)
Tên khácPoly(methyl methacrylate) (PMMA)
methyl methacrylate resin
Nhận dạng
Số CAS9011-14-7
KEGGC19504
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C[C](C)C(=O)OC

Thuộc tính
Công thức phân tử(C5O2H8)n
Khối lượng molthường biến đổi khác nhau
Khối lượng riêng1.18 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 160 °C (433 K; 320 °F)[2]
Điểm sôi
Chiết suất (nD)1,4905 tại 589,3 nm[3]
Nhiệt hóa học
Dược lý học
Dữ liệu chất nổ
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)
Một công nhân trong nhà máy máy bay Douglas Aircraft vào năm 1942 với buồng lái kính plexiglas của một máy bay.

PMMA này được phát hiện ra vào những năm 1930 bởi Rowland Hill và John Crawford với tên Perspex [4]. Năm 1934, Otto Rohm và Haas A. G. đã sản xuất được kính an toàn và lần đầu tiên được đưa ra thị trường bởi Công ty Rohm and Haas với nhãn hiệu Plexiglas. Công ty DuPont đã giới thiệu sản phẩm của riêng mình dưới thương hiệu Lucite, vào năm 1936. Kính an toàn acrylic thương mại đầu tiên được sản xuất và được dùng làm kính tiềm vọng của tàu ngầm, kính chắn gió máy bay và mái vòm của tháp súng.[5]

PMMA là một chọn lựa kinh tế hơn với giá thành thấp để thay thế polycacbonat (PC) khi không cần thiết độ dày và cứng cao. Ngoài ra, PMMA không chứa các tiểu đơn vị bisphenol-A có khả năng gây hại có trong polycarbonat. Nó thường được ưa thích vì tính chất vừa phải của nó, dễ dàng xử lý và chế biến, và chi phí thấp. PMMA chưa qua chế biến có thể dễ gãy khi chịu tải trọng lớn, đặc biệt là dưới một lực tác động, và dễ bị trầy xước hơn so với thủy tinh vô cơ thông thường, nhưng với PMMA đã qua chế biến, có thể chịu được va đập và có độ chống trầy xước cao.

Chú thích

sửa
  1. ^ Polymethylmethacrylate (PMMA, Acrylic). Makeitfrom.com. Truy cập 2015-03-23.
  2. ^ Smith, William F.; Hashemi, Javad (2006). Foundations of Materials Science and Engineering (ấn bản thứ 4). McGraw-Hill. tr. 509. ISBN 0-07-295358-6.
  3. ^ Refractive index and related constants – Poly(methyl methacrylate) (PMMA, Acrylic glass). Refractiveindex.info. Truy cập 2014-10-27.
  4. ^ Brendley, W. H (1985). “Chemistry and Technology of Acrylic Resins for Coatings”. Applied Polymer Science. 42: 1031–1052 – qua American Chemical Society.
  5. ^ Ali Umar (2015). “A Review of the Properties and Applications of Poly (Methyl Methacrylate) (PMMA)”. Polymer Reviews. 55: 678–705.

Tham khảo

sửa