Ahn Sahng-hong

người sáng lập giáo phái tại Hàn Quốc

Ahn Sahng-hong hay An Xang Hồng[a] (tiếng Hàn Quốc: 안상홍; chữ Hán: 安商洪; âm Hán Việt: An Thương Hồng), 26 tháng 1 năm 1918 - 25 tháng 2 năm 1985, là một mục sư Cơ Đốc Hàn Quốc, người sáng lập ra Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[b]

Ahn Sahng-hong
SinhAhn Sahng-hong
(1918-01-13)13 tháng 1 năm 1918
Myeongdeok-ri (명덕리), Ko:계남면, Jangsu, Jeolla Bắc, Triều Tiên thuộc Nhật
Mất25 tháng 2 năm 1985(1985-02-25) (67 tuổi)
Maryknoll Hospital, Busan, Hàn Quốc
Nguyên nhân mấtTai biến mạch máu não
Nơi an nghỉNghĩa trang Seokgye, Oeseok-ri (신전리), Ko:상북면 (양산시), Yangsan, Gyeongsang Nam, Hàn Quốc
35°27′26″B 129°2′55″Đ / 35,45722°B 129,04861°Đ / 35.45722; 129.04861
Nghề nghiệpLãnh đạo tôn giáo, tác gia
Năm hoạt động1948–1985
Nổi tiếng vìHội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân Chứng Jesus
Tác phẩm nổi bậtBí Mật của Chúa và Đài phun nước Sự Sống, "Vấn đề với thành thánh Giêrusalem mới, vợ mới và khăm trùm đầu của phụ nữ, "Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ", "Giải thích về sách Khải Huyền"...
Tôn giáoHội Thánh Đức Chúa Trời
Giáo pháigìn giữ ngày thứ bảy Sabát
Phối ngẫuHwang Won-sun (b. 1923) (1958–1985, his death)
Con cáiAhn Kwang-sup (b. 1954)
Ahn Myeong-seon (b. 1957)
Ahn Chang-jun (b. 1959)
Cha mẹAhn Gyujung và Lee Weoljeon
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữAn Sanghong[1]
McCune–ReischauerAn Sangong[2]

Ngay sau cái chết của ông năm 1985, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã bị chia rẽ do Mục sự Kim Joo Cheol tự tách ra thành lập Hội thánh nhân chứng Ahn Sahng-hong, ngày nay được Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới WMSCOG (tên thông dụng tại Việt Nam là Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ) [c][6](World Mission Society Church of God) năm 1997. Hội thánh của Đức Chúa Trời được Ahn Sahng-hong đổi tên trước khi mất vào tháng 1 năm 1985 thành Hội Thánh của Đức Chúa Trời Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới NCPCOG[d] (New Covenant Passover Church of God). Cả hai hội thánh đều nhận Ahn Sahng-hong là người sáng lập. Tuy nhiên Hội Thánh Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua gọi ông là Đấng tiên tri[7], trong khi Hội Thánh Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới gọi ông là Đức Chúa Trời Cha[8]. Hiện tại "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ" đã có mặt tại 185 quốc gia, còn Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua (New Covenant Passover Church of God) có 4 Hội thánh ở Hàn Quốc.

Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ đã nhận nhiều chỉ trích tại Mỹ, Australia, New Zealand và Việt Nam do có hoạt động mang tính cuồng giáo như bóc lột tài chính, tách thành viên khỏi gia đình và bạn bè, trốn tránh trách nhiệm giải trình minh bạch về số tiền đóng góp.[9][10][11][12]

Tiểu sử sửa

Tuổi thơ sửa

Ahn Sahng-hong sinh ra trong gia đình có cha mẹ không theo đạo thiên chúa [e] tại làng quê nhỏ Myeongdeok-ri ở tỉnh Bắc Jeolla, khi Hàn Quốc nằm dưới sự thống trị của Nhật Bản. Từ 1937, trong suốt thời gian chiến tranh Trung-Nhật lần haithế chiến thứ hai, Ahn Sahng-hong cùng mẹ sống tại Nhật Bản. Sau 9 năm, khi chiến tranh kết thúc, ông quay lại Hàn Quốc. Gia đình ông chuyển tới Busan, và ông lớn lên tại quận Haeundae, nơi mà sau này ông thành lập hội thánh của mình.[14][15][16][17][18] Ngày 5/4/1958, ông kết hôn cùng Hwang Wonsun (1923–2008)[f], và có được ba người con[20][21].

Thành lập hội thánh sửa

Ahn Sahng-hong bắt đầu tham gia giáo đoàn của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (the Seventh-day Adventist Church) tại Incheon từ năm 1947 [14][15][16][17][18]. Năm 1948, ông chịu phép Báp-têm của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm[g][h].

Ahn Sahng-hong bắt đầu chỉ trích giáo lý của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, và giáo hội đã khai trừ ông sau cuộc tranh luận về ý nghĩa tôn giáo của Thánh Giá [6][14]:128[16]:65[17]:490[18][24][26]:30. Ông cùng 23 người đã từ bỏ giáo hội, và sau đó 2 năm, ông thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Church of God) vào ngày 28/4/1964 tại Busan [6][5][16][18][27]. Hội thánh đã mở rộng được 13 giáo đoàn tại Hàn Quốc khi ông qua đời vào năm 1985 [25][28][29].

Niềm tin và quan điểm tôn giáo sửa

Giáo lý niềm tin của Ahn Sahng-hong được nêu trong cuốn sách Giáo lý của Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Church of God -1972), và được làm rõ hơn trong hơn 20 cuốn sách của ông. Những cuốn sách này cùng bản chép tay hay bài giảng của ông không được công bố online rộng rãi mà chỉ dành cho các tín đồ qua trang web [30]. Ahn Sahng-hong chủ trương khôi phục lại những giáo lý của Hội thánh sơ khai mà theo ông đã bị bóp méo, như [6]:

  1. Phụ nữ nên mang khăn trùm đầu lúc cầu nguyện. (I Cô-rinh-tô 11:1-16)
  2. Báp-têm là bước đầu tiên để hướng tới sự cứu rỗi. (Mác 16:15-16)
  3. Ngày Sabát nên được cử hành vào ngày thứ bảy, thay vì chủ nhật. (Luca 4:16, Công-vụ 17:2, Công vụ 18:4)
  4. Lễ Giáng Sinh không nên là ngày mừng Chúa Jesus ra đời, bởi vì đó là ngày lễ của thần Mặt Trời[31].
  5. Lễ Haloween không nên được tổ chức vì đó là một ngày lễ không có trong Kinh Thánh, giữ lễ này đồng thời công nhận các linh hồn đã chết quay lại Trái Đất được, điều này trái với sự dạy dỗ trong Kinh Thánh[32].
  6. Thánh Giá là một hình tượng và không nên thờ lạy[31].
  7. Nên giữ gìn Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men[31].
  8. và các ngày lễ khác được nêu trong sách Lê-vi Ký chương 23: Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh), Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm[31].

Quan điểm về ngày tận thế sửa

Cũng như những tín hữu Kitô [33], Ahn Sahng-hong tin vào lần tái lâm thứ hai của Chúa Jesus [34]. Trong cuốn sách "Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời"[35] chương số 1 "Tai ương sau cùng và sự phán xét", Ahn Sahng-hong đã viết ngày tận thế sẽ đến bất tình lình mà không báo trước. Ông trích dẫn Tin Lành Ma-thi-ơ[36] chương 24 câu 37-39 "Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, —  và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, — khi Con người đến cũng như vậy", I Tê-sa-lô-ni-ca[37] chương 5 câu 1-3 "Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em; vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình-hòa và yên-ổn, thì tai-họa thình-lình vụt đến, như sự đau-đớn xảy đến cho người đàn-bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu." và II Phi-e-rơ chương 3 câu 10-13 "Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm." và Sô-phô-ni[38] chương 1 câu 14-18 "vì Ngài sẽ diệt hết dân-cư đất nầy cách thình-lình." và chưa thấy giải thích gì thêm về ngày xảy ra tận thế. Theo các câu Kinh Thánh được trích dẫn trên thì có lẽ ông Ahn Sahng-hong cho rằng ngày tận thế sẽ đến bất ngờ và không chính xác số năm.

Quan điểm về Đức Chúa Trời Mẹ sửa

Năm 1978, tín đồ nữ Um Sooin [i] (sinh năm 1941) đã xuất bản cuốn sách Giê-ru-sa-lem và Si-ôn, và đã tự tuyên bố rằng Um Sooin là "tân nương duy nhất", "Giêrusalem trên cao", "thành thánh Giêrusalem mới dưới mặt đất", hay là "đấng an ủi được gửi xuống bởi Đức Chúa Trời", và bà là "Mẹ của chúng ta xuống từ Nước Thiên Đàng trên cao", và Ahn Sahng-hong là Đấng Christ [40][41][42]. Um Sooin cùng những người ủng hộ gọi bà là Mẹ phần linh hồn, và đã bị khai trừ khỏi Hội thánh [5][41][42]. Ahn Sahng-hong đã viết cuốn sách Vấn đề với thành thánh Giêrusalem mới, tân nương và khăm trùm đầu của phụ nữ (Problems with the New Jerusalem, the Bride and Women's Veils 1980, tái bản 1983) để giải quyết vấn đề tranh cãi này, trong đó ông viết:

Cuốn sách nhỏ này được xuất bản để ngăn những kẻ gây rối làm ngược, và cư xử cuồng tín, [và] giải thích những sai lầm trong các cuốn sách của Um Sooin... tín đồ nữ như Um Sooin đã gây ra một vấn đề lớn với những tư tưởng sai lầm của mình... Thành Giêrusalem ở trên thiên đàng là Mẹ của chúng ta... Um Sooin như thể bị điên khùng khi tuyên bố rằng Thành Giêrusalem mới là cô ấy... họ khẳng định Um Sooin là Mẹ của chúng ta đã xuống từ Thiên Đàng.... Điều này thật là phỉ báng làm sao? Với sự hoang tưởng lầm lạc này, cô ta đã tự trở thành một vị tiên tri giả và đã cố gắng đạt được quyền lực.... Thành Giêrusalem mới được nhắc tới trong Khải huyền 21: 1-4... là một tòa nhà linh khí, không phải là một con người..... Không ai đang tỉnh táo mà lại có thể tin và làm theo cách giải thích của cô ta.... Bởi vì cách diễn giải của Um Sooin đã được dùng để tỏ ra phù hợp với tuyên bố của họ, họ đã thực hiện những cách giải thích khôi hài....

Ahn Sahng-hong, Vấn đề với thành thánh Giêrusalem mới, tân nương và khăm trùm đầu của phụ nữ, 1980 & 1983[41][42]

Ahn Sahng-hong kết luận phần chỉ trích Um Sooin:

Chưa bao giờ những hành động của Satan bị cắt đứt trong Hội thánh chân chính. Sứ đồ Phao Lô đã viết rằng ma quỷ sẽ sử dụng phụ nữ để gây nhầm lẫn bên trong Giáo hội:

"Một phụ nữ nên học cách im lặng và tuân phục đầy đủ, tôi không cho phép phụ nữ dạy dỗ hay ban sự thừa nhận quyền hành của một người đàn ông, cô ấy phải im lặng, vì Adam đã được hình thành trước, sau mới tới Êva, và Adam không phải là người bị lừa dối; là người phụ nữ bị lừa dối và trở thành tội nhân. "[1 Ti-mô-thê 2: 11-14]

Nói cách khác, bất cứ khi nào nếu một phụ nữ được quyền tuyên bố gì trong Hội thánh, Hội thánh sẽ rơi vào sự lừa dối của ma quỷ.

Ahn Sahng-hong, Vấn đề với thành thánh Giêrusalem mới, tân nương và khăm trùm đầu của phụ nữ, 1980 & 1983[41][42]

Hội thánh của Đức Chúa Trời hiện đang giải thích như sau về lý do ông Ahn Sahng-hong để Um Soo In nhìn thấy sách của ông:

“Nếu Christ Ahnsahnghong là Chúa, Ngài lẽ ra phải biết rằng Um Soo In sẽ nhìn vào túi của Ngài. Tại sao Ngài không ngăn cản cô ấy làm như vậy? ”

Không có cuốn sách nào được viết bởi Christ Ahnsahnghong đề cập đến một người duy nhất bằng tên ngoại trừ cuốn sách này. Ở đây, Christ Ahnsahnghong đề cập đến tên của Um Soo In. Khi nhìn thấy điều này, chúng ta có thể dễ dàng hiểu rằng cuốn sách này được viết ra để giải quyết vấn đề tại thời điểm đó.

Lý luận này cũng có thể được áp dụng cho lần đến đầu tiên của Chúa Giê-su. Cách đây 2.000 năm, Chúa Giê-su có biết rằng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt sẽ phản bội Ngài không? Có! Chúa Giê-xu biết, nhưng Ngài vẫn để điều đó xảy ra. Điều này có làm cho Chúa Giê-xu không phải là Đấng Christ không? Tuyệt đối không! Chúa Giê-su để điều đó xảy ra để lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm. Theo cách tương tự, Christ Ahnsahnghong để tình huống với Um Soo In diễn ra để mọi người biết rằng Ngài đã lên kế hoạch tiết lộ sự tồn tại của Mẹ Thiên đàng vào thời điểm thích hợp.

Ngày nay, nhiều người nói rằng ý tưởng về Đức Chúa Trời Mẹ được đưa ra bởi Mục sư Tổng Hội Trưởng và Mẹ sau khi Christ Ahhsahnghong qua đời. Nếu đúng như vậy thì làm sao Um Soo In lại có ý nghĩ rằng có Đức Chúa Trời Mẹ, nếu không phải vì Christ Ahnsahnghong đã chuẩn bị sẵn mọi tư liệu từ trước năm 1983 để làm chứng về Mẹ?[43]

Sau đó bà Zahng Gil-jah đã được ông Ahn Sahng-hong làm chứng vào Lễ Vượt Qua năm 1984 của hội thánh này, và chụp một bộ ảnh cưới cùng bà vào ngày 18/5/1984[44]. Theo giải thích của Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội truyền giáo Tin Lành Thế Giới, Đức Chúa Trời Mẹ "Giêrusalem trên cao" phải được chính Đức Chúa Trời Cha Giê-hô-va làm chứng theo Êsai chương 62 câu 6-7, cũng giống Eva không tự giới thiệu bản thân mà làm chứng bởi Adam theo Sáng thế kí chương 2 câu 22-24 và chương 3 câu 20.

Hiện tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới WMSCOG được cho rằng có tồn tại Đức Chúa Trời Mẹ vì cho rằng cô dâu trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng được chép tại Khải Huyền chương câu 7 chính là Giêrusalem Mới thông qua Khải huyền chương 21 câu 9-10 và chính là Đức Chúa Trời Mẹ thông qua Galati chương 4 câu 26[45].

Qua đời sửa

Sau cơn đau tim giữa bữa ăn trưa ngày 24/2/1985, Ahn Sahng-hong đột quỵ trên đường tới viện và qua đời ngày 25/2/1985, tại bệnh viện Catholic Maryknoll [j][47], quận Jung District, thành phố Busan [48]. Ông thọ 67 tuổi, qua đời bên cạnh vợ và ba người con [6][15]:337[16]:65[17]:494[18].

Ahn Sahng-hong được an táng tại nghĩa trang công cộng Seokgye Cemetery [k][50], cách Busan 30 kilômét về phía bắc. Trên bia mộ của ông ghi: "Nơi an nghỉ của đấng tiên tri Elijah Ahn Sahng-hong" [l][51][52]. Khi vợ ông Hwang Won-sun qua đời 23 năm sau đó, ngày 4/9/2008, bà được an táng bên cạnh chồng, và bia mộ mới ghi tên cả hai người (và tên ba người con phía sau) cùng lời khắc trên bia mộ cũ [21][53].

Di sản sửa

Cái chết được cho là đã được báo trước của ông Ahn Sahng-hong khi được ông đăng tải ngày 18/3/1981 tại báo Tuần san tôn giáo rằng Chúa Giê-su Tái Lâm sẽ phải qua đời sau 37 năm làm Tin Lành [5][54]. Sau khi ông qua đời đã xảy ra nhiều sự hỗn loạn, một số tín đồ tin vào "Đức Chúa Trời Mẹ" mà ông Ahn Sahng-hong làm chứng là người phụ nữ 41 tuổi Jang Gil-jah[m] (sinh năm 1943)[5][18][20][53]. Sau đó có 2 tôn giáo đã cùng tuyên bố ông Ahn Sahng-hong là người thành lập vào thời điểm đó:

  • Hội Thánh của Đức Chúa Trời,[n]
  • Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua.[o]

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền Giáo Tin Lành Thế giới sửa

Các tín đồ đã ở lại tổng hội hội thánh tại Busan, bao gồm Kim Joo-cheol[p] hiện là Mục sư Tổng Hội Trưởng và Jang Gil-jah, là Mẹ phần Linh hồn của hội thánh này , ngày 22/3/1985 đã chuyển từ Busan tới Seoul[6][5][16][18], về sau được đăng ký với tên Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới. Toàn bộ tài liệu của ông Ahn Sahng-hong đã được để lại cho bà Jang Gil-jah và ông Kim Joo-cheol và hiện tại được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà các tín đồ nước ngoài thường ghé thăm[59].

  • Ahn Sahng-hong nên được xem là Chúa Jesus Christ tới lần thứ hai, và nên được gọi là Christ Ahn Sahng-hong, và theo một quan điểm truyền thống thuyết ba ngôi về Kitô giáo thì ông cũng chính là Thánh Linh, Đức Chúa Cha, và cũng chính là Thiên Chúa.[60]
  • Zahng Gil-jah nên được xem là Đức Chúa Trời Mẹ, hình ảnh nữ của Đức Chúa Trời[61], là Mẹ Nước Thiên Đàng, hay Mẹ, và cùng với Ahn Sahng-hong được xem là Đức Chúa Trời.[61]

Sau năm 1985 các tín đồ của hội thánh này không cầu nguyện với tên Jesus Christ nữa mà với tên Christ Ahn Sahng-hong[6].

Hội Thánh của Đức Chúa Trời hiệp hội truyền giáo Tin Lành thế giới được các tờ báo Hàn Quốc ngợi khen vì nhiều hoạt động thiện nguyện. Nhiều hội thánh khác cũng đã chỉ trích Hội Thánh của Đức Chúa Trời vì những quan điểm bất đồng, nhưng sau đó một số đã phải rút lại những tuyên bố không có căn cứ và không xác minh được điều nào là điều mà Hội Thánh của Đức Chúa Trời làm việc xấu mà họ thường tự cho rằng là "cuồng giáo"[62][63][64].

Tuyên bố của hội thánh Ahn Sahng-hong là Chúa Giê-su tái lâm, và từ đó ủng hộ cho lập luận khác rằng ông đã đề xuất Zahng Gil-jah là Cô dâu của Chiên Con. Lập luận trung tâm của hội thành là ông đã hoàn thành một lời tiên tri về vua David bằng việc truyền đạo 37 năm, tính từ khi chịu phép rửa tội 16/12/1948 cho đến khi ông qua đời vào 25/2/1985[23][65], khoảng thời gian thực tế kéo dài 36 năm, 2 tháng, và 9 ngày[66]. Ngày tháng báp têm của ông Ahn Sahng-hong được ông ghi chép vào quyển Kinh Thánh ông sử dụng lần thứ ba, được cho là bằng chứng để cho các tín đồ có thể tin tưởng được.

Năm 1997, Hội Thánh của Đức Chúa Trời thành lập tổ chức phi lợi nhuận tên là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới cho việc định danh và quản lý tài sản của tổ chức[5][67].

Hiện tại Hội Thánh này tuyên bố truyền đạo cho 7 tỷ người, có nhiều tòa nhà khắp Hàn Quốc và đã có mặt tại 185 quốc gia trên thế giới[68].

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua sửa

Một nhóm tín đồ không tin vào Đức Chúa Trời Mẹ mà ông Ahn Sahng-hong làm chứng năm 1984, trong đó có vợ Ahn Sahng-hong và ba người con của họ đã lập ra Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua và tự cho rằng hội thánh này là do ông Ahn Sahng-hong lập ra. Hội thánh gọi ông Ahn Sahng-hong là Đức Chúa Trời Cha và không tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ, họ vẫn cầu nguyên nhân danh Jesus Christ. Phân hội này ngày nay được gọi là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua. Con trai ông, Ahn Kwang-sup[q] (sinh 1954) là một người có uy tín trong Hội thánh này và tiếp tục giải thích về công việc của cha mình [70]. Website Hội thánh là: www.ncpcog.co.kr. Một nhà quan sát bên ngoài thăm viếng hội thánh và có nhận xét:

Sự thờ phụng tại Hội Thánh Giao Ước Mới không khác nhiều so với Hội Thánh Cơ đốc giáo. Các tín đồ cầu nguyện dưới tên của [Chúa Giêsu] là Đấng Ky Tô và niệm Lễ Cầu Nguyện của Chúa. Họ hát những bài hát chính thống thường gặp. Giống như Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, họ gìn giữ ngày thứ bảy như ngày Sabát trong các nhà thờ ngày thứ bảy.

Lee Seung-yeon, in Modern Religion, February 2012[20]

Chú thích sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Tiếng Hàn안상홍 có thể được thể hiện bằng chữ Latinh như Ahn Sahng Hong, Ahn Sahng-hong, Ahn Sahnghong, Ahnsahnghong, Ahn Sang Hong, Ahn Sang-hong, Ahn Sanghong, Ahnsanghong, An Sahng Hong, An Sahng-hong, An Sahnghong, Ansahnghong, An Sang Hong, An Sang-hong, An Sanghong và Ansanghong. Tên tiếng Hàn được thực hiện theo mẫu <tên gia đình> <tên cho biết>, nhưng đôi khi tên của anh ấy được chuyển thành mẫu phương Tây <tên cho biết> <tên gia đình>, do đó ví dụ: Sang Hong Ahn, Sang Hong An... cũng có thể xảy ra.
  2. ^ Tiếng Hàn하나님의교회 예수증인회.
  3. ^ Tiếng Hàn하나님의교회 세계복음선교협회.[3] 복음 có thể dịch là "tin lành",[4] và tên đầy đủ có thể dịch là"Hội thánh Tin lành thế giới"[5]
  4. ^ Tiếng Hàn새언약 유월절 하나님의교회
  5. ^ Trong sách Bí ẩn của Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống, Ngài viết rằng Đấng Christ Tái Lâm phải sinh ra trong một gia đình không tin vào Đức Chúa Trời.[13]
  6. ^ Tiếng Hàn; hwang-won-sun[19]
  7. ^ Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới WMSCOG giải thích việc ông đã hoàn thành 37 năm (1948–1985) truyền giáo,[14][15][16]:75[17][22], ứng nghiệm lời tiên tri về vua David và là Chúa Jesus giáng thế lần thứ 2, và nên được tôn vinh là Christ Ansanghong, và năm 1985 ông đã thăng thiên.[23].
  8. ^ Trước đây, ngày rửa tội được cho rằng là 16/12/1948 thực hiện bởi mục sư Lee Myeong-deok tại Incheon has been, tuy nhiên không có chứng cứ hay văn bản nào chứng thực điều này[24][14]:125[15]:338[16][17]:494[25]
  9. ^ Tiếng Hàn엄수인; eom-su-in[39]
  10. ^ Tiếng Hàn메리놀병원; Tên gọi khác là Bệnh viện Merinol theo phiên âm Latin của nó, me-ri-nol-byeong-won[46]
  11. ^ Tiếng Hàn석계공원묘지; seok-kkye-gong-won-myo-ji[49]
  12. ^ Tiếng Hàn선지 엘리야 안상홍 지 묘
  13. ^ Tiếng Hàn장길자; jang-gil-ja[55]
  14. ^ Tiếng Hàn하나님의교회 안상홍 증인회. Tên này được thể hiện trong tên miền WATV.ORG được đăng ký vào tháng 2/2000[56] viết tắt cho Witnesses of Ahnsahnghong Television.[57] Tiếng Hàn하나님의교회 안상홍 증인회 cũng có thể dịch là "Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội nhân chứng Ahnsahnghong".
  15. ^ Tiếng Hàn새언약 유월절 하나님의교회
  16. ^ Tiếng Hàn김주철; gim-ju-cheol[58]
  17. ^ Tiếng Hàn안광섭; an-gwang-seop[69]

Tham khảo sửa

  1. ^ LEXILOGOS. “Korean Conversion: Hangeul > Latin Alphabet”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ Ushuaia.pl. “Online transliteration/transcription tool”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “Web-Archive: Welcome to Church of God”. ngày 5 tháng 3 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “zKorean – Dictionary Result: "복음". Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ a b c d e f g Church of God World Gospel Association v. Ji Won Tak, [1] (Northern Seoul Regional Court Civil Section Number 11 ngày 8 tháng 7 năm 2005).
  6. ^ a b c d e f g Information Network on Christian Heresy. ///현대종교/// (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ New Covenant Passover Church of God. “History”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ World Mission Society Church of God. “Abraham's Family and Mother”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ “Cult expert: Pocono Dome church has cult markers”. Pocono Record. 29 tháng 3 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ "Ban Tôn giáo Chính phủ: Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ mang danh tôn giáo nhưng bản chất tà giáo", July 24, 2023, VTC News, retrieved 2024-01-07.
  11. ^ Higham, Joe (20 tháng 8 năm 2020). “OUSA Disaffiliate Religious "Cult" After "Bringing OUSA Into Disrepute". Critic Te Arohi. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ "BFormer World Mission Society Church of God members claim children were smacked at services, women pressured to get abortions", September 26, 2023, 7News, retrieved 2024-01-08.
  13. ^ “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.
  14. ^ a b c d e 現代宗教 (bằng tiếng Hàn). 現代宗敎社. 1985. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  15. ^ a b c d e 탁명환 (1992). 한국 의 신흥 종교: 기독교 편 [South Korea's emerging Christian side] (bằng tiếng Hàn). 4. 국제 종교 문제 연구소. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  16. ^ a b c d e f g h 이대복; 월간교회와이단 (1999). 이단연구: 안식일교정체, 안상홍(하나님교회)사교집단 [Heresy studies: Sabbath school retention, ansanghong (Church of God) cult] (bằng tiếng Hàn). 기독교이단문제연구소. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  17. ^ a b c d e f 이대복 (2000). 이단종합연구 [Comprehensive heresy studies] (bằng tiếng Hàn). 기독교이단문제연구소. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  18. ^ a b c d e f g 한국의 재림주들(2002 한국의 신흥종교 실태조사 연구집 1) [Researches on the New Religions of Korea 2002, Collection I (subtitled, Self-Claimed Reborn Jesus Christ of Korea)] (bằng tiếng Hàn). Hyudae Jongyo. ngày 27 tháng 4 năm 2002. tr. 145–168. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  19. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  20. ^ a b c 이 (Lee), 명덕 (Seung-yeon) (2012). “하나님의교회는'장길자'증인회! 안상홍씨 친아들 안광섭씨가 말하는 하나님의교회” [Con trai của Ahn Sahng-hong, Ahn Kwang-sup nói về Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới: Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới là bang hội riêng của Zahng Gil-Ja]. 현대종교 (Modern Religion). Hyudae Jongyo (2): 28–33. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  21. ^ a b 안상홍씨와 본처 황순원씨의 묘를 직접 찾아가 봄 [On-site Spring Visit to the Grave of Mr. Ahn Sahng-hong and his lawfull wife Hwang Won-sun] (bằng tiếng Hàn). International Missionary Society of Seventh-Day Adventist Church Reform Movement. ngày 19 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  22. ^ 정행업 (ngày 10 tháng 3 năm 1999). 한국교회사에 나타난 이단논쟁 [Heresy Debate in Korean Church History] (bằng tiếng Hàn). 한국장로교출판사. tr. 70–. ISBN 978-89-398-0127-1. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  23. ^ a b World Mission Society Church of God. “Seek David in the Last Days”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  24. ^ a b International Korean Christian Coalition against Heresy (ngày 24 tháng 2 năm 2012). 안상홍 교적부 있는 부산 해운대안식일교회 (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  25. ^ a b 月刊朝鮮 (bằng tiếng Hàn). 朝鮮日報社. tháng 3 năm 2009. tr. 357. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  26. ^ Ahn, Sahng-hong. Elijah and The Last-Days Church. Korea: Witnesses of Jesus Church of God. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  27. ^ 金洪喆 (1989). 韓國新宗教思想의研究 (bằng tiếng Hàn). Chimmundang. tr. 47. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  28. ^ 現代宗教 (bằng tiếng Hàn). 現代宗敎社. 1985. tr. 128. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  29. ^ 韓國宗敎 (bằng tiếng Hàn). 圓光大學校宗敎問題硏究所. 1997. tr. 547. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  30. ^ “Trang web đăng tải sách của WMSCOG”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  31. ^ a b c d “Giới thiệu lẽ thật”. Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  32. ^ “haloween”.
  33. ^ Millard J. Erickson; L. Arnold Hustad (ngày 1 tháng 4 năm 2001). Introducing Christian Doctrine. Baker Academic. tr. 384–. ISBN 978-0-8010-2250-0. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  34. ^ Ahn, Sahng-hong (1972). Giáo lý của Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân Chứng Jesus. Korea: Witnesses of Jesus Church of God. tr. 17–18. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  35. ^ Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời.
  36. ^ “Phúc Âm Mátthêu”, Wikipedia tiếng Việt, 14 tháng 8 năm 2021, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021
  37. ^ “Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica”, Wikipedia tiếng Việt, 27 tháng 8 năm 2021, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021
  38. ^ “Sách Xô-phô-ni-a”, Wikipedia tiếng Việt, 31 tháng 5 năm 2021, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021
  39. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  40. ^ 이, 영호 (ngày 28 tháng 5 năm 2013). 안상홍 증인회의 정체 (bằng tiếng Hàn). South Korean Christian Heresy Counselling Centres. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  41. ^ a b c d “Interpretation on the New Jerusalem and the Issue of the Head Covering of Brides”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  42. ^ a b c d “새 예루살렘과 신부 여자들의 수건 문제 해석”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  43. ^ https://www.thetruewmscog.com/ahnsahnghong-who-is-not-the-bride/
  44. ^ “安商洪上帝見證的母親上帝 | 全副軍裝 - 要穿戴基督安商洪所賜的全副軍裝”. archive.is. 3 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  45. ^ “God the Mother Prophesiedin the Bible”. 어머니 하나님께로 오라 (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  46. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  47. ^ “메리놀병원” [(Maryknoll Medical Center)]. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  48. ^ “::빠르고 정확한 인터넷 의협신문::”. Doctorsnews.co.kr. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  49. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  50. ^ International Korean Christian Coalition against Heresy. 하나님의교회 안상홍증인회 - 안상홍의 정체 [Witnesses of An Sang-hong Church of God – An Sang-hong's identity] (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  51. ^ 정, 윤석 (ngày 14 tháng 3 năm 2006). 하나님이라더니, 땅 속서 썩고있네?. Amennews (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  52. ^ Examining the World Mission Society Church of God. “Ahnsahnghong's Tombstone Says "The Prophet Elijah", Not Jesus”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  53. ^ a b International Korean Christian Coalition against Heresy (ngày 18 tháng 5 năm 2012). 과연 안상홍의 부인은 누구인가? [Who is the wife of An Sanghong really?] (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  54. ^ “우리어머니”. ngày 23 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  55. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  56. ^ “Whois watv.org”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  57. ^ “World Mission Society Church of God”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  58. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  59. ^ “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 74”. Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới. 20 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  60. ^ “Trinity”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  61. ^ a b “God Elohim”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  62. ^ Research Directorate, Immigration; Refugee Board, Canada (ngày 8 tháng 12 năm 2004). “Korea: The Church of God, including the denomination of Christianity to which it adheres, its beliefs and practices; whether there is a congregation of the Church of God in Seoul known as the Church of God Mission Society located at 381-2 Suyu-dong #2, Gangbuk-gu (2002–2004)”. Immigration and Refugee Board of Canada. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  63. ^ “[사랑과 자비]어머니의 가없는 사랑 바로 하나님의 현신”. www.donga.com (bằng tiếng Hàn). 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  64. ^ “[異色 종교단체 탐구] 하나님의교회 세계복음선교협회”. monthly.chosun.com (bằng tiếng Hàn). 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  65. ^ World Mission Society Church of God. "Mother" the Mystery of the Bible”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  66. ^ “Calculate duration between two dates – results”. Timeanddate.com. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  67. ^ 법원, "근거없는 추측비방은 비인격적인 범법행위". The Christian World Monitor (bằng tiếng Hàn). ngày 29 tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  68. ^ “Tin Lành thế giới”. Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  69. ^ “Hong's Hangul Conversion Tools”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  70. ^ “생명수는 무엇인가?” [What is the Water of Life?]. ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.

Xem thêm sửa