Antiochia

(Đổi hướng từ Antioch)

Antiochia bên sông Orontes (tiếng Hy Lạp: Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Ὀρόντου, Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Δάφνῃ, hay Ἀντιόχεια ἡ Μεγάλη; tiếng Syriac: ܐܢܛܝܘܟܝܐ Anṭiokia; tiếng Hebrew: אנטיוכיה‎, antiyokhya; tiếng Gruzia: ანტიოქია; tiếng Armenia: Անտիոք Antiok; tiếng Latinh: Antiochia ad Orontem; tiếng Ả Rập: انطاکیه‎, Anṭākiya, phiên âm tiếng Việt: Antiôkhia, Antiôkia, Antiốt), còn được gọi Antiochia xứ Syria, là một thành phố cổ nằm ở bờ đông của sông Orontes. Nó nằm gần thành phố Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Antiochia
Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Ὀρόντου (tiếng Hy Lạp cổ)
Bản đồ thành Antiochia thời La Mã và sơ kỳ Byzantine
Antiochia trên bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ
Antiochia
Vị trí tại Thổ Nhĩ Kỳ
Tên khácAntiochia xứ Syria
Vị tríAntakya, Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ
LoạiKhu định cư
Diện tích15 km2 (5,8 dặm vuông Anh)
Lịch sử
Xây dựngSeleukos I Nikator
Thành lập293 TCN
Niên đạiHy Lạp hóa tới thời kỳ Trung Cổ
Nền văn hóaHy Lạp, La Mã, Armenia, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ
Sự kiệnCuộc thập tự chinh lần thứ nhất
Các ghi chú về di chỉ
Khai quật ngày1932–1939
Tình trạngphần lớn bị vùi lấp
Antiochia theo cách vẽ của Abraham Ortelius.

Antiochia được thành lập gần vào cuối thế kỷ 4 TCN bởi Seleukos I Nicator, một trong những tướng lĩnh của Alexandros Đại đế. Antiochia cuối cùng cũng sánh ngang với Alexandria như là thành phố quan trọng nhất của vùng Cận Đông và là một trong những cái nôi của Kitô giáo.[1] Nó là một trong bốn thành phố của cái gọi là Syria tetrapolis. Mặc dù từng là một đô thị lớn với hơn nửa triệu người, nó mất dần sự quan trọng trong thời Trung cổ vì những trận động đất lặp đi lặp lại, bị quân Thập tự chinh xâm lược, và sự thay đổi những tuyến đường thương mại sau những cuộc chinh phục của quân Mông Cổ, mà sau đó không còn đi qua Antiochia.

Vị trí địa lý

sửa

Hai tuyến đường xa xưa nhất xuất phát từ khu vực biển Địa Trung Hải xuyên qua hẻm núi Orontesđèo Beilan, cùng hướng về khu vực đồng bằng của hồ Antioch (Balük Geut hoặc El Bahr) và đã giao nhau tại đó với:

  • Một con đường xuất phát từ hẻm núi Amanian (đèo Baghche) và miền tây Commagene, nó chạy qua khu vực thung lũng của sông Karasu tới thung lũng sông Afrin.
  • Những con đường xuất phát từ miền đông Commagene và những đoạn giao nhau với sông Euphrates tại Samosata (Samsat) và Apamea Zeugma (Birejik) chạy qua các thung lũng của sông Afrin và sông Quweiq.
  • Con đường xuất phát từ chỗ cạn của sông Euphrates tại Thapsacus, chạy dọc theo ven rìa của thảo nguyên Syria. Đây là tuyến đường duy nhất chạy về phía nam tới thung lũng sông Orontes[2].

Lịch sử

sửa

Thời kỳ đầu

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ "The mixture of Roman, Greek, and Jewish elements admirably adapted Antioch for the great part it played in the early history of Christianity The city was the cradle of the church." Encyclopedia Biblica
  2. ^ Rockwell 1911, tr. 130.

Liên kết ngoài

sửa