Tiếng Syriac
Tiếng Syriac ( tiếng Syriac cổ điển: ܠܫܢܐ ܣܘܪܝܝܐ, Latinh hóa: Leššānā Suryāyā)[a] – được nhắc đến cách thông tục trong các văn học tiếng Syriac cổ đại là tiếng Edessa (Urhāyā), tiếng Lưỡng Hà (Nahrāyā) và tiếng Aram (Aramāyā) – là một phương ngữ của tiếng Aram trung đại đông phương.[2][3][4] Giới học thuật gọi ngôn ngữ này là tiếng Syriac cổ điển để chỉ thứ tiếng Syriac được dùng trong văn chương hay là tiếng Syriac đã được chuẩn hóa, đồng thời để phân biệt ngôn ngữ này với một số phương ngữ khác của tiếng Aram cũng được gọi là "tiếng Syriac" hay "tiếng Syria". Theo nghi chế Syria Tây của Giáo hội Công giáo, tiếng Syriac Cổ điển thường được gọi là leššōnō kṯoḇonōyō (n.đ. 'ngôn ngữ viết' hoặc 'ngôn ngữ sử dụng trong sách'), gọi vắn tắt là kṯoḇonōyō, hay là kṯowonōyō,[5][6] còn theo nghi chế Syria Đông thì ngôn ngữ này được gọi là leššānā ʔatīqā (n.đ. 'ngôn ngữ cổ xưa') hay là saprāyā (n.đ. 'ngôn ngữ của thầy ký lục hay ngôn ngữ văn chương').[7]
Tiếng Syriac | |
---|---|
ܠܫܢܐ ܣܘܪܝܝܐ Leššānā Suryāyā | |
![]() "Leššānā Suryāyā" được viết trong tiếng Syriac (kiểu chữ Esṭrangelā) | |
Phát âm | [lɛʃˈʃɑːnɑː surˈjɑːjɑː] |
Khu vực | Lưỡng Hà, Syria |
Dân tộc | Người Assyria/Người Syria |
Phân loại | Phi-Á |
Hệ chữ viết | Bảng chữ cái Syriac |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | syc |
ISO 639-3 | syc |
Cùng với tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, tiếng Syriac là một trong ba ngôn ngữ Kitô giáo quan trọng nhất trong những thế kỷ đầu Công Nguyên. Tiếng Syriac trở thành cỗ xe của văn hóa và Kitô giáo Syriac, lan rộng khắp châu Á tới tận duyên hải Malabar Ấn Độ và miền Đông Trung Quốc,[8] và là phương tiện giao tiếp và truyền bá văn hóa cho người Ả Rập cũng như, ở mức độ ít hơn, cho người Ba Tư. Chủ yếu là một phương tiện chuyển tải của Kitô giáo, tiếng Syriac có một ảnh hưởng văn học và văn hóa căn bản lên sự phát triển của tiếng Ả Rập,[9] ngôn ngữ sẽ thay thế phần lớn nó vào khoảng thế kỷ 14.[10] Cho tới nay, tiếng Syriac vẫn tiếp tục là ngôn ngữ phụng vụ của Kitô giáo Syriac.
Tiếng Syriac là một ngôn ngữ Aram Trung thời (giai đoạn giữa), và như thế là một ngôn ngữ thuộc nhánh Tây Bắc của nhóm ngôn ngữ Semit. Nó được viết bằng bảng chữ cái Syriac, một phái sinh từ bảng chữ cái Aram.
Chú thích
sửa- ^ Akbulut, Olgun (19 October 2023). "For Centenary of the Lausanne Treaty: Re-Interpretation and Re-Implementation of Linguistic Minority Rights of Lausanne". International Journal on Minority and Group Rights. -1 (aop): 1–24. doi:10.1163/15718115-bja10134. ISSN 1385-4879. S2CID 264412993.
- ^ Religious Origins of Nations? (bằng tiếng English). BRILL. 2010. tr. 106. ISBN 9789004173750.
n.đ. 'Trong một cuốn sách của mình, Jacobus thành Edessa gọi tiếng Syriac là mamllā Urhāyā (2a9) hoặc là leššānā Urhāyā (2b, 12-13), mamllā Nahrāyā (2b, 19-20), tức là ngôn ngữ thành Edessa hay là ngôn ngữ miền Lưỡng Hà vậy.'
Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) - ^ Chatonnet, Francoise Briquel; Debie, Muriel (20 tháng 6 năm 2023). The Syriac World (bằng tiếng English). Yale University Press. tr. 1. ISBN 9780300271256.
The fact that the Syriac language can be known as suryāyā (the adjectival form of "Syrian" in the old sense), aramāyā (formed from "Aramean"), or urhāyā (formed from the Aramaic name Edessa, Urhay) shows the complexity of identity and self-definition within this culture.
Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) - ^ Eusebius, Christianity and Judaism (bằng tiếng English). Brill. 4 tháng 10 năm 2022. tr. 226. ISBN 9789004509139.
Syriac is nothing other than a literary dialect of Aramaic which possesses its own distinctive script. Early Syriac writers use a variety of terms to refer to the language, but besides the more general terms "Aramaya" (Aramaic) and "Suryaya" (Syriac), a third term stands out, "Urhaya," the dialect of Urhay/Edessa, or "Edessene (Aramaic)". The existence of this term must indicate that Syriac, which came to be adopted as the literary and cultural language of Aramaic-speaking Christians throughout the eastern provinces of the Roman Empire and over the border in the Sassanid Empire, started out as the local Aramaic dialect of Edessa.
Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) - ^ Kiraz, George A. (4 tháng 3 năm 2020). “Kthobonoyo Syriac: Some Observations and Remarks”. Hugoye: Journal of Syriac Studies. 10 (1): 113–124. doi:10.31826/hug-2011-100113. S2CID 188192926.
- ^ Iskandar, Amine (27 tháng 2 năm 2022). “About the origin of the Lebanese language (I)”. syriacpress.com. Syriacpress.
- ^ Shabo Talay (2008). Die neuaramäischen Dialekte der Khabur-Assyrer in Nordostsyrien (bằng tiếng German). Harrassowitz. tr. 8–9. ISBN 9783447057028.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ Ji, Jingyi (2007). Encounters Between Chinese Culture and Christianity: A Hermeneutical Perspective. LIT Verlag Münster. tr. 41. ISBN 978-3-8258-0709-2.
- ^ Beeston, Alfred Felix Landon (1983). Arabic literature to the end of the Umayyad period. Cambridge University Press. tr. 497. ISBN 978-0-521-24015-4.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênAngold391
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng