Bàn Than
Bãi Bàn Than (tiếng Anh: Ban Than Reef hoặc Zhongzhou Reef, tiếng Trung: 中洲礁; bính âm: Zhōngzhōu jiāo; Hán-Việt: Trung Châu tiêu) là một rạn san hô với một cồn cát nhỏ không có người ở thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Bàn Than nằm giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca, cách bờ gần nhất của đảo Ba Bình khoảng 4,6 km về phía đông.[1][2]
Thực thể địa lý tranh chấp Bãi Bàn Than | |
---|---|
Ảnh vệ tinh chụp Bãi Bàn Than | |
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 10°23′9″B 114°24′47″Đ / 10,38583°B 114,41306°Đ |
Diện tích | 0.2 - 0.6 ha (đất nổi) |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | Đài Loan |
Quốc gia | Philippines |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc gia | Việt Nam |
Bãi Bàn Than là đối tượng, thực thể địa lý tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc.
Đài Loan đơn phương tuyên bố kiểm soát rạn san hô này từ tháng 3 năm 1995[3]. Theo nước này thì từ năm 2000 cho đến nay, lực lượng tuần tra và bảo vệ bờ biển Đài Loan (Cục Tuần phòng Bờ biển) đã thay thế quân đội để tiếp tục kiểm soát Bàn Than.[4] Nước này đã xây dựng một số cấu trúc tạm thời trên thực thể này vào năm 1995 và 2004 cũng như một số quan chức của họ đã đổ bộ lên bãi cát này vào năm 2003 và 2012. Tuy nhiên theo Lâu Năm Góc, gần đây không có tiền đồn hay bất cứ công trình nhân tạo nào có thể quan sát được bằng vệ tinh trên bãi Bàn Than. Theo các nguồn địa phương thì binh lính của Đài Loan lẫn Việt Nam thường xuyên đặt các vật thể lên trên bãi để làm bia tập bắn.[5]
Đặc điểm
sửaLúc bình thường, phần nổi của bãi có diện tích 0,2 ha nhưng khi thủy triều xuống thì diện tích mở rộng thành 0,6 ha.[6]
Nguồn gốc tên gọi
sửaTên gọi "Bàn Than" theo cách gọi phía Việt Nam bắt nguồn từ sự kiện lập miếu thờ thần ở Hoàng Sa trong thời kỳ của vua Minh Mạng, ngôi miếu được tiến hành xây dựng trên một hòn đảo có bài khắc cổ mang tên Vạn lý Ba Bình, nay lấy làm tên cho đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Sự kiện này cũng có nhắc đến một cồn cát có tên là "Bàn Than thạch", nay được Việt Nam đặt cho bãi Bàn Than thuộc quần đảo này.[6][7]
Tháng 6 âm lịch năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mạng thứ 16 (1835), sách Đại Nam thực lục chép rằng:
- "Dựng đền thờ thần [ở đảo] Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn lý ba bình 萬里波平" (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai Cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về".[7]
Chu vi cồn Bạch Sa nơi xây miếu thời Minh Mạng dài 1070 trượng - khoảng 5030 mét (một trượng khoảng 4,7 m). Chu vi cồn đá san hô gọi là "Bàn Than thạch" được ước tính vào khoảng 1600 mét (340 trượng).[7]
Hình ảnh
sửa
|
Tham khảo
sửa- ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2200000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
- ^ Trần Công Trục chủ biên (2012). Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 17. ISBN 9786048000455.
- ^ Valencia, Mark J.; Van Dyke, Jon M., Ludwig, Noel A. (1999). Sharing the Resources of the South China Sea. University of Hawaii Press. tr. 29. ISBN 9780824818814.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Other islands” (bằng tiếng Anh). Republic of China (Taiwan), Government Entry Point. ngày 13 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2015.
- ^ “South China Sea: Who Occupies What in the Spratlys?”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b “Spratly Islands” (bằng tiếng Anh). Marine National Park Headquarters. ngày 28 tháng 5 năm 2010.
- ^ a b c Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CLIV, thực lục về Thánh tổ Nhân Hoàng đế, tập 4, trang 673.
Liên kết ngoài
sửa- Ảnh chụp cồn cát của bãi Bàn Than (28 tháng 3 năm 2004) - Trang web chính thức của Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan.
- Ảnh chụp chim nhàn mào trên cồn cát của đá Bàn Than - Flickr