Công Thương (báo)

(Đổi hướng từ Báo công thương)

Báo Công Thương[1] là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, ra đời từ ngày 2/10/1945 với cơ quan tiền thân là tập san Việt Nam Kinh tế. Báo Công Thương là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, diễn đàn của giới Công Thương Việt Nam

Báo Công Thương
Loại hìnhBáo in
Báo điện tử
Chủ sở hữuBộ Công Thương
Tổng biên tậpNguyễn Văn Minh
Phó biên tậpNguyễn Tiến Cường
Đặng Thái Anh
Giấy phépGiấy phép số 276/GP-BTTTT cấp ngày 04/8/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Trụ sởTầng 10 - 11, toà nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Trang webcongthuong.vn

Báo Công Thương có các ấn phẩm báo in tiếng Việt, tiếng Anh, báo điện tử, các chuyên trang điện tử Kinh tế Việt Nam, Media Công Thương, Cơ hội Giao thương, Thương hiệu quốc gia...; các kênh mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok...

Tính đến ngày 8 tháng 7 năm 2024, Báo Công Thương nằm ở vị trí thứ 48 trên bảng xếp hạng 50 website hàng đầu có lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam do Similarweb công bố kết quả thống kê, xếp hạng hằng tháng.[2]

Lịch sử Báo Công Thương

sửa
  • Ngày 2/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà - thành viên Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Nghị định số 08-BKT/VP về tổ chức bộ máy và hoạt động của Bộ Quốc dân Kinh tế, trong đó Phòng Kinh tế tập san có nhiệm vụ xuất bản Việt Nam Kinh tế tập san, đó là cơ quan của Báo Công Thương ngày nay và ngày 2/10 hằng năm được Bộ Công Thương công nhận là ngày truyền thống của Báo Công Thương.[3]
  • Tiền thân của Báo Công Thương là Tờ tin Mặt trận Kinh tế[4][5][6], một trong những tờ báo tiền thân đã xuất bản hai số đầu tiên vào tháng 10, tháng 12 năm 1948 giữa chiến khu Việt Bắc, đánh dấu mốc son và bề dày truyền thống vẻ vang của Báo Công Thương, một trong những tờ báo ra đời sớm nhất so với báo chí của các bộ ngành khác.
  • Tháng 11/1951, trên cơ sở tờ tin Mặt trận Kinh tế, Tập san Công Thương được xuất bản và phát hành số đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc.
  • Tháng 9 năm 1955, Bộ Công Thương được tách ra làm hai Bộ Thương nghiệp và Bộ Công nghiệp. Theo đó, Tập san Công Thương cũng chuyển thành Báo Thương nghiệp.
  • Giữa năm 1990, các Bộ Nội thương, Kinh tế đối ngoại, Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp (sau là Bộ Thương mại) và tháng 7/1990, ba tờ báo ngành cũng được hợp nhất và đổi tên là Báo Thương mại.
  • Giữa năm 1996, Báo Công nghiệp Việt Nam - Cơ quan của Bộ Công nghiệp - cũng được thành lập cùng với Báo Thương mại là cơ quan ngôn luận của hai Bộ kinh tế mũi nhọn của đất nước.
  • Ngày 31 tháng 7 năm 2007 hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương, ngày 14 tháng 2 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 0959/QĐ-BCT hợp nhất Báo Thương mại và Báo Công nghiệp Việt Nam thành Báo Công Thương.
  • Ngày 31 tháng 3 năm 2008, Báo Công Thương đã làm Lễ ra mắt giới thiệu ấn phẩm mới và phát hành chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm 2008.
  • Ngày 19/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc tại Báo Công Thương nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và công bố Quyết định số 1599/QĐ-BCT[7][8][9] ngày 18/6/2024 về việc công nhận Ngày truyền thống của Báo Công Thương là ngày 2/10[10][11] hàng năm.

Khen thưởng

sửa

Lãnh đạo qua các thời kỳ

sửa

+ Đồng chí Nguyễn Minh Dương - Tổng biên tập (1965 - 1972)

+ Đồng chí Nguyễn Ngọc Châu - Tổng biên tập (1972 - 1990)

  • Báo Thương Mại - Cơ quan của Bộ Thương mại

(Sáp nhập 3 Báo: Thương nghiệp, Kinh tế đối ngoại và Vật tư)

+ Đồng chí Nguyễn Tuất - Tổng biên tập (1990 - 1992)

+ Đồng chí Phạm Việt Tường - Tổng biên tập (1992 - 1996)

+ Đồng chí Trần Nam Vinh - Tổng biên tập (1996 - 1998)

+ Đồng chí Bùi Đức Khiêm - Tổng biên tập (1998 - 4/2008)

  • Báo Công nghiệp Việt Nam  - Cơ quan của Bộ Công nghiệp

+ Đồng chí Phạm Việt Dũng - Tổng biên tập (1996-2005)

+ Đồng chí Tô Văn Tuấn - Tổng biên tập (2005 - 4/2008)

  • Báo Công Thương - Cơ quan của Bộ Công Thương

(Sáp nhập 2 Báo: Công nghiệp Việt Nam và Thương mại).

+ Đồng chí Bùi Đức Khiêm, Tổng biên tập (4/2008 - 2012)

+ Đồng chí Nguyễn Hữu Quý, Tổng biên tập (2012 - 2019)

+ Đồng chí Trương Thu Hiền, Phó Tổng biên tập phụ trách - Tổng biên tập (2019 - 2023)

+ Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách (Tháng 3/2023 - Tháng 3/2024)

+ Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Tổng biên tập (Tháng 3/2024 - Nay)

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Trang chủ Báo Công Thương điện tử”.
  2. ^ “Tháng 6/2024, các báo điện tử được Similarweb xếp hạng như thế nào?”. Báo Nhân Dân điện tử. 8 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ “Bộ Công Thương công bố Quyết định công nhận Ngày truyền thống của Báo Công Thương”. moit.gov.vn. 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “Mặt trận kinh tế - tờ báo tiền thân của Báo Công Thương ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước”.
  5. ^ “Báo Công Thương ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước”.
  6. ^ “Mặt trận Kinh tế - tờ báo tiền thân của Báo Công thương ra đời giữa Chiến khu Việt Bắc 74 năm trước”.
  7. ^ Công bố quyết định về Ngày truyền thống của Báo Công Thương
  8. ^ Bộ Công Thương công bố Quyết định công nhận Ngày truyền thống của Báo Công Thương
  9. ^ Bộ Công Thương công bố quyết định công nhận Ngày truyền thống của Báo Công Thương
  10. ^ Ngày truyền thống của Báo Công Thương
  11. ^ Ngày truyền thống của Báo Công Thương
  12. ^ “Báo Công Thương kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”.
  13. ^ “Báo Công Thương và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”.
  14. ^ “Một gia đình có hai bộ trưởng”.
  15. ^ “Nhớ về Chủ nhiệm đầu tiên của Tập san Công Thương”.