Bùi Thị Thanh Vân (1929 – 2020) là một nhà hoạt động chính trị Việt Nam, nguyên Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Khánh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI.

Bùi Thị Thanh Vân
Chức vụ
Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Khánh
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh1 tháng 1, 1929
Sông Cầu, Phú Yên
Mất7 tháng 7, 2020
Nha Trang, Khánh Hòa
Nơi ởTân Lập, Nha Trang, Khánh Hòa
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Cuộc đời sửa

Quê quán của bà Bùi Thị Thanh Vân ở xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.[1] Hiện nay xã Xuân Thọ đã tách thành hai xã Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2 thuộc thị xã Sông Cầu cùng tỉnh. Tháng 8 năm 1945, bà tham gia Hội Phụ nữ Cứu quốc thôn Mỹ Thọ (xã Xuân Thọ).[2] Ngày 2 tháng 2 năm 1947, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.[1] Năm 1948, bà là Bí thư Hội Phụ nữ Cứu quốc huyện Sông Cầu, tham gia Ban Chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh. Năm 1950, bà được bầu vào Ban Thường vụ.[2]

Năm 1955, bà bị bắt giữ và bị giam ở nhà tù Phú Yên, sau đó bị đày đi Côn Đảo. Năm 1962, bà ra tù, trở về địa phương, tham gia Tỉnh ủy Phú Yên, được bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữ Giải phóng Phú Yên, kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Năm 1964, bà được điều về Liên khu V, bàn giao công tác phụ nữ tỉnh cho bà Phạm Thị Lành, đảm nhận vai trò Hội trưởng Giải phóng Khu V, kiêm Bí thư Đảng đoàn đến năm 1975.[2]

Năm 1975, bà được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Phú Khánh (1975–1977) và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Khánh khóa I (1977–1983)[3], đảm nhận vai trò Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Phú Khánh.[4] Năm 1976, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa VI, tham gia Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 thành viên, soạn thảo Hiến pháp mới.[5][6][7] Năm 1979, là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phụ trách các tỉnh Khu V.[2]

Năm 1987, nghỉ hưu.[2] Bà qua đời ngày 7 tháng 7 năm 2020 tại thành phố Nha Trang.[1]

Tặng thưởng sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Ban Tổ chức lễ tang (8 tháng 7 năm 2020). “Tin buồn của gia đình bà Bùi Thị Thanh Vân”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b c d e Bùi Thị Thanh Vân (1 tháng 12 năm 2016). “Nếu được chọn lại tôi vẫn làm cán bộ Hội Phụ nữ”. Cổng thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Lê Thái Hòa (2001). “Phụ lục”. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, tập II (1975 – 2005). Khánh Hòa: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa.
  4. ^ “Lịch sử hình thành và phát triển”. Trang thông tin điện tử Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Quốc hội (2 tháng 7 năm 1976). “Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2 tháng 7 năm 1976 về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ “Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Khánh (sát nhập 2 tỉnh Phú Yên và Phú Khánh) khóa VI”. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên. 6 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ “Nữ đại biểu Quốc hội: Bùi Thị Thanh Vân”. Trang thông tin của Nhóm nữ Nghị sĩ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.