Bùi Thị Trường (1917–1988) là một nhà cách mạng Việt Nam.

Bùi Thị Trường
Chức vụ
Nhiệm kỳ25 tháng 10, 1938 – Cuối 1938
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmTrần Văn Đại
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưTrần Văn Đại
Thông tin chung
Sinh1917
Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long
Mất3 tháng 8, 1988
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Cuộc đời sửa

Bùi Thị Trường sinh năm 1917 ở khu vực xã Mỹ Hòa, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, nay thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.[1] Năm 1935, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng yêu nước của sư Nhựt Quang, bà bắt đầu tham gia phong trào chống Pháp.[2][3] Năm 1936, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, là cán bộ Liên Tỉnh ủy Cần Thơ.[4]

Cùng năm, bà cùng Nguyễn Văn Nhẫn (sư Nhựt Quang) và Chiêm Thị Ngó được Liên Tỉnh ủy điều động đến Thành Bạc Liêu để phát triển cơ sở. Từ năm 1936 đến 1938, bà đã thành lập được nhiều chi bộ cộng sản tại tỉnh Bạc Liêu.[5]

Ngày 25 tháng 10 năm 1938, Hội nghị các tổ chức Đảng ở Bạc Liêu được Liên Tỉnh ủy tổ chức ở Lung Lá–Nhà Thể, với sự góp mặt của đại biểu ba quận Cà Mau, Giá RaiVĩnh Châu. Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu gồm bảy Ủy viên do Bùi Thị Trường làm Bí thư, Trần Văn Đại làm Phó Bí thư, Nguyễn Tấn Khương làm Ủy viên Thường vụ.[6][7][8]

Cuối năm 1938, bà được Liên Tỉnh ủy Cần Thơ cử đến tỉnh lỵ Vĩnh Long để hoạt động.[9] Năm 1939, bà được bổ sung vào Tỉnh ủy lâm thời Sóc Trăng.[10] Năm 1940, bà được Xứ ủy Nam Kỳ điều về xây dựng ở cơ sở ở Ô Cấp (Vũng Tàu).[11]

Năm 1945, bà là Ủy viên Thị ủy Thị xã Cần Thơ, giữ chức vụ Phó Hội trưởng Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Cần Thơ. Năm 1948, bà được bầu vào Tỉnh ủy Sóc Trăng, phụ trách Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ tỉnh. Năm 1950, bà được điều động về Khu 9 làm Phó Hội trưởng Hội Phụ nữ Khu 9.[4]

Năm 1955, bà làm cán bộ Phụ nữ ở Quận 2 (Hà Nội). Năm 1957, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữ Quận 1. Năm 1960, được bầu làm Ủy viên Khu phố Hoàn Kiếm. Năm 1966, bà giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Bệnh viện B Nhi.[4]

Bà nghỉ hưu năm 1981 và qua đời ngày 3 tháng 8 năm 1988.[4]

Vinh danh sửa

Tên của bà được đặt cho một con đường ở thành phố Bạc Liêu, thị trấn Ngan Dừa (Hồng Dân) và thành phố Cà Mau.[12][13][14]

Tham khảo sửa

  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (2002). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, Tập 1 (1927 – 1975) (sơ thảo). Bạc Liêu.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (2002). Lịch sử Đảng tỉnh Sóc Trăng tập I (1930 – 1954). Sóc Trăng: Nhà xuất bản Sóc Trăng.
  • Nguyễn Hoe (1995). Bản sao đã lưu trữ. Cà Mau: Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)
  • Nguyễn Quang Ân; Trương Minh Chiến (2010). Bản sao đã lưu trữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)

Chú thích sửa

  1. ^ Phạm Quang Chiến (19 tháng 11 năm 2019). “Vĩnh Long: Giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Nguyễn Nguyên (2007). “Chùa Bồ Đề”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Nguyễn Nguyên (27 tháng 4 năm 2008). “Chùa Bồ Đề”. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b c d Nguyễn Quang Ân & Trương Minh Chiến 2010, tr. 119–120
  5. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 2002, tr. 47–64
  6. ^ Nguyễn Hoe 1995, tr. 66
  7. ^ Diễm Phương (25 tháng 8 năm 2015). “Đại hội thành lập Quận ủy Cà Mau tiến tới thành lập Tỉnh ủy Cà Mau”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ “Đảng bộ tỉnh Cà Mau qua các kỳ đại hội”. Báo Cà Mau. 23 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 2002, tr. 65
  10. ^ Tỉnh ủy Sóc Trăng (2002). “Chương II: Cuộc vận động dân chủ và Tỉnh ủy lâm thời được thành lập (1936–1939)” (PDF). Lịch sử Đảng tỉnh Sóc Trăng tập II (1954 – 1975). Sóc Trăng: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng.
  11. ^ Tỉnh ủy Sóc Trăng (2002). “Chương III: Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 ở Sóc Trăng” (PDF). Lịch sử Đảng tỉnh Sóc Trăng tập II (1954 – 1975). Sóc Trăng: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng.
  12. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu (25 tháng 7 năm 2008). “Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về việc đặt tên một số đường trên địa bàn thị xã Bạc Liêu (giai đoạn II) và thị trấn Ngan Dựa, huyện Hồng Dân”.
  13. ^ Tâm Hỏa (20 tháng 7 năm 2008). “Sáu Liên - Người con gái Cái Tàu bất khuất”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ “Góp ý dự thảo Quyết định về việc ban hành Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu. 26 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.