Quân sự La Mã cổ đại
800 TCN – 476

Lịch sử kết cấu
Quân đội La Mã (Đơn vị lính và phân cấp,
Lê dương, Lính hỗ trợ auxilium, Chỉ huy)
Hải quân La Mã (Hạm đội, Đô đốc Hải quân)
Lịch sử các chiến dịch
Danh sách các cuộc chiếntrận đánh
Thưởng và phạt
Lịch sử công nghệ
Kỹ thuật quân sự (castra,
Phương tiện vây thành, Khải hoàn môn, Xa lộ)
Trang bị cá nhân
Lịch sử chính trị
Chiến lược và chiến thuật
Chiến thuật bộ binh
Biên giới và các công trình củng cố
(limes, Bức tường Hadrian)

Biên thành La Mã là một hệ thống phân chia ranh giới, bảo vệ biên giới của Đế quốc La Mã nhưng nó không được sử dụng cho các thành lũy hoàng gia hoặc thành trì.[1] Nó cũng đánh dấu Biên giới của Đế quốc La Mã được phân định có thể là một con đường, dòng suối, con kênh hoặc cột mốc bất kỳ.

Biên thành La Mã
Di sản thế giới UNESCO
Biên thành Germanicus, thế kỷ thứ 2
Vị tríĐức và Vương quốc Anh
Bao gồmBức tường Hadrian (bao gồm cầu máng nước Aesica, Arbeia, và Corstopitum), bảo vệ La Mã dọc theo bờ biển Cumbria, và Biên thành Germanicus; Bức tường Antonine là một bổ sung vào di sản sau này
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iii, iv
Tham khảo430
Công nhận1987 (Kỳ họp 11)
Mở rộng2005, 2008
Diện tích526,9 ha
Vùng đệm5.225,7 ha
Biên thành La Mã trên bản đồ Anh
1
1
2
2
3
3
4
4
Bắc Anh: 1-2 = Bức tường Hadrian, 3 = cầu máng nước Aesica, 4 = Corstopitum
Biên thành La Mã trên bản đồ Đức
1
1
2
2
Đức: 1-2 = Biên thành Germanicus, từ Rheinbrohl tới Eining
Biên thành La Mã trên bản đồ Scotland
1
1
2
2
Scotland: 1-2 = Bức tường Antonine, từ Old Kilpatrick tới Bo'ness

Biên thành La Mã [2] được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 với chiều dài lên đến 5.000 km từ bờ biển Đại Tây Dương ở miền Bắc Vương quốc Anh qua châu Âu, tới tận biển Đen (Hắc Hải), phản ánh sự hưng thịnh cho đến khi suy tàn của La Mã trong hơn 1.000 năm. Phần còn lại của công trình vĩ đại này là những gì còn sót lại của các bức tường, mương nước, pháo đài, tháp canh, các khu dân cư.

Phần đường biên giới ở Đức với chiều dài 550 km từ phía Tây Bắc đến tận sông Danube ở phía Đông Nam. Phần ở Anh dài 118 km là tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 dưới thời hoàng đế Hadrian và phần còn lại của bức tường Antonine [3][4]Scotland được xây dựng dưới thời hoàng đế Antonius Pius năm 142 tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh (Britannia). Đây là ví dụ nổi bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La Mã thời cổ đại.

Một số biên thành sửa

Biên thành La Mã đại diện lớn nhất cho Đế quốc La Mã vào thế kỷ 2 sau Công nguyên. Khi đó, nó trải dài hơn 5.000 km từ bờ biển Đại Tây Dương của miền bắc nước Anh, qua châu Âu đến Biển Đen, và từ đó đến biển Đỏ và trên khắp Bắc Phi đến bờ biển Đại Tây Dương. Phần còn lại của biên thành ngày nay bao gồm các dấu tích của các bức tường, mương, pháo đài, thành lũy, và các khu định cư dân sự. Một số yếu tố đã được khai quật, một số được xây dựng lại và một số bị phá hủy. Hai phần của biên thành ở Đức có chiều dài 550 km từ phía tây bắc của Đức đến sông Danube ở phía đông nam. Bức tường Hadrian dài 118 km được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Hadrian năm 122 TCN ở giới hạn cực bắc của tỉnh Britannia của La Mã. Đây là một ví dụ nổi bật về việc tổ chức một khu quân sự và minh họa các kỹ thuật phòng thủ và chiến lược chính trị của La Mã cổ đại. Bức tường Antonine, một pháo đài dài 60 km ở Scotland được Hoàng đế Antoninus Pius bắt đầu cho xây dựng vào năm 142 như là một tuyến phòng thủ quốc phòng chống lại "người Barbarian" ở phía bắc. Nó tạo thành phần tây bắc của toàn bộ biên thành La Mã.

Các ví dụ đáng chú ý nhất của Biên thành La Mã bao gồm:

Đường biên giới tại Đức sửa

Tại Đức, bức tường thành đầu tiên được xây dựng vào năm 83 TCN, kéo dài từ sông Rhein tới dãy núi Taunus cùng với đó là nhiều pháo đài mới được xây dựng. Tiếp sau đó, dưới thời hoàng đế Claudius, hoàng đế Domitian, hoàng đế Traianus, tường thành được mở rộng qua các con sông về phía Bắc và một số pháo đài đã được xây dựng như pháo đài Trajan.

Trong thế kỷ thứ 2, dưới thời hoàng đế Hadrian, vật liệu đá được sử dụng để thay thế cho các hàng rào, tháp canh bằng gỗ.

Biên thành tại Anh sửa

Thế kỷ 2 TCN, La Mã mở rộng xâm lược vượt ra khỏi vùng núi Alps, hướng tới xứ Gaul, Germania, vượt qua eo biển Manche tới lãnh thổ nước Anh. Người tiên phong đó là hoàng đế Julius Caesar nhưng chưa thể thành công, phải đến thời hoàng đế Claudius, Anh mới bị chinh phục. Mặc dù vậy, La Mã đã bị sự chống trả quyết liệt bởi Agricola ở phía Bắc Scotland. Hadrian ra lệnh tấn công nhiều lần nhưng không thành công, vì vậy đường ranh giới Stanegate, tuyến phòng thủ lớn nhất được xây dựng bằng đá từ Tyne-Solway, sau đó là các tuyến phòng thủ Antonine, hoàn chỉnh hơn dưới thời Septimius Severus nhằm ngăn chặn sự xâm lược của các bộ tộc phía Bắc xâm lược vào lãnh thổ La Mã ở Anh.

Sau khi đế chế La Mã suy tàn, các bức tường nhanh chóng bị những hư hại bởi tự nhiên, bắt đầu từ các đoạn tường thành là các hàng rào gỗ. Sau đó, thời trung cổ, đá ở các tường thành bị lấy để xây dựng lâu đài, nhà ở, nông trại cùng với đó là hoạt động khai thác than trong khu vực, các khu dân cư mở rộng khiến nó bị hư hại nghiêm trọng.

Di sản tường thành thời La Mã bao gồm 193 cụm nằm tại hai quốc gia ĐứcVương quốc Anh được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Great Walls and Linear Barriers, Peter Spring, Pen and Sword, 2015, Chap. 24. ISBN 1473853842, 9781473853843
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ReferenceA
  3. ^ UNESCO World Heritage Centre. New Inscribed Properties
  4. ^ "Wall gains World Heritage status'" BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa