Bupivacaine, được bán trên thị trường dưới tên thương hiệu là Marcaine cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc dùng để giảm cảm giác ở một khu vực cụ thể.[1] Chúng được sử dụng bằng cách tiêm vào khu vực, hoặc xung quanh một dây thần kinh đến khu vực, hoặc vào khoảng không gian ngoài màng cứng cột sống.[1] Chúng có dạng trộn sẵn với một lượng nhỏ epinephrine để làm tăng thời gian tồn tại.[1] Tác dụng của thuốc thường bắt đầu trong vòng 15 phút và kéo dài từ 2 đến 8 giờ.[1][2]

Bupivacaine
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/bjuːˈpɪvəkn/
Tên thương mạiMarcaine, Sensorcaine, Vivacaine, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
Dược đồ sử dụngtĩnh mạch, bôi tại chỗ
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S4 (Kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngn/a
Liên kết protein huyết tương95%
Chuyển hóa dược phẩmGan
Bắt đầu tác dụngWithin 15 min[1]
Chu kỳ bán rã sinh học3.1 giờ (người lớn)[1]
8.1 giờ (sơ sinh)[1]
Thời gian hoạt động2 tới 8 giờ [2]
Bài tiếtThận, 4–10%
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.048.993
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC18H28N2O
Khối lượng phân tử288.43 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy107 đến 108 °C (225 đến 226 °F)
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Các tác dụng phụ có thể kể đến như bao gồm buồn ngủ, co giật cơ bắp, ù tai, thay đổi thị lực, huyết áp thấpnhịp tim không đều.[1] Nếu tiêm chất này vào khớp có thể gây ra vấn đề với sụn, đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm.[1] Bupivacaine với nồng độ cao không được khuyến cáo để gây tê ở ngoài màng cứng.[1] Việc gây tê ngoài màng cứng cũng có thể làm tăng thời gian chuyển dạ.[1] Đây là một loại thuốc gây mê cục bộ thuộc nhóm amit.[1]

Bupivacaine được phát hiện vào năm 1957.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Bupivacaine có sẵn dưới dạng thuốc gốc và không đắt lắm.[1][5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển cho một lọ là khoảng US $ 2,10.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “Bupivacaine Hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b Whimster, David Skinner (1997). Cambridge textbook of accident and emergency medicine. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 194. ISBN 9780521433792. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Egan, Talmage D. (2013). Pharmacology and physiology for anesthesia: foundations and clinical application. Philadelphia, PA: Elsevier/Saunders. tr. 291. ISBN 9781437716795. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 22. ISBN 9781284057560.
  6. ^ “Bupivacaine HCL”. International Drug Price Indicator Guide. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.