Cá khế vây vàng[1] hay cá vẩu[2] (bị viết sai chính tả thành cá vẫu do phương ngữ miền Trung và miền Nam [3]) hoặc cá háo[4] (danh pháp hai phần: Caranx ignobilis) là một loài cá thuộc họ Cá khế. Loài cá này phân bố khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với một phạm vi trải dài từ Nam Phi ở phía tây đến Hawaii ở phía đông, bao gồm Nhật Bản ở phía bắc và Úc ở phía nam.

Cá vẩu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangaria
Bộ (ordo)Carangiformes
Họ (familia)Carangidae
Chi (genus)Caranx
Loài (species)C. ignobilis
Danh pháp hai phần
Caranx ignobilis
(Forsskål, 1775)
Phạm vi phân bố cá vẩu
Phạm vi phân bố cá vẩu
Danh pháp đồng nghĩa

Cá vẩu thường có một màu trắng bạc với các điểm thường xuyên tối, nhưng con đực có thể có màu đen một khi trưởng thành. Đây là loài cá lớn nhất trong chi Caranx, phát triển đến chiều dài tối đa là 170 cm và khối lượng 80 kg. Chúng sinh sống ở một loạt các môi trường biển, từ cửa sông, vịnh nông và đầm phá khi còn chưa trưởng thành và khi đã trưởng thành thì di chuyển đến các vùng nước sâu hơn có rạn san hô, ngoài khơi đảo san hô vịnh lớn. Cá vẩu chưa trưởng thành được biết là sống ở các vùng nước có độ mặn rất thấp chẳng hạn như hồ ven biển và thượng nguồn của các con sông, và có xu hướng thích nước đục.

Phân loại và phát sinh chủng loài sửa

Theo truyền thống, cá vẩu được phân loại trong chi Caranx thuộc họ Carangidae, trong phân bộ Percoidei của bộ Cá vược (Perciformes).[5][6]. Tuy nhiên, gần đây các kết quả phát sinh chủng loài cho thấy họ Carangidae thuộc bộ Carangiformes chỉ có quan hệ xa với bộ Perciformes trong Percomorphaceae[7][8].

Loài này được miêu tả khoa học chính thức lần đầu tiên bởi nhà tự nhiên học người Thụy Điển Peter Forsskål năm 1775 dựa trên các mẫu vật đánh bắt từ Biển Đỏ tại vùng thuộc YemenẢ Rập Xê Út, một trong số này được chọn làm mẫu gốc.[9] Khi đó, ông đặt tên loài này là Scomber ignobilis, tên loài ignobilis có nghĩa là "không rõ" hay "mờ mịt".[10] Nó từng được phân vào chi Scomber, nơi nhiều loài Carangidae được xếp vào trước khi tách ra làm họ riêng. Sau đó, các nhà khoa học chuyển chúng sang chi Caranx.[6] Cá vẩu thường bị nhầm lẫn với Caranx hippos ở Đại Tây Dương, vì chúng cực kỳ giống nhau, khiến vài tác giả cho rằng C. hippos sống ở cả vùng nhiệt đới Thái Bình và Ấn Độ Dương.[11] Sau khi được Forsskål mô tả và đặt tên, loài này bị đổi tên ba lần dưới các danh pháp Caranx lessonii, Caranx ekalaCarangus hippoides, tất cả hiện nay được xem là danh pháp đồng nghĩa muộn không hợp lệ.[12] Tên Carangus hippoides nhấn mạnh sự tương tự với Caranx hippos, tên loài hippoides nghĩa là "giống hippos".[13]Caranx ignobilisCaranx hippos rất giống nhau, hai loài này chưa bao giờ được xem xét về mặt phát sinh chủng loài, cả về hình thái học lẫn di truyền học, để xác định mối quan hệ giữa chúng.

Sinh học và sinh thái học sửa

Cá vẩu là loài cá sống đơn độc khi trưởng thành,[14] nó chỉ di chuyển thành đàn cho mục đích sinh sản và hiếm hơn là để săn mồi.[15]

Chế độ ăn sửa

 
Ảnh chụp từ phía trước cho thấy hình dáng dẹt của loài cá vẩu

Cá vẩu là một loài cá săn mồi đầy sức mạnh, từ vùng cửa sông nơi chúng sống khi còn là con non cho tới vùng rạn san hô và đảo san hô vòng phía ngoài nơi chúng đi tuần khi trưởng thành.[15][16]

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Thái Thanh Dương, 2001. Một số loài cá thường gặp ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Trung tâm Thông tin Khoa học Kĩ thuật & Kinh tế Thủy sản. 195 tr.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ Nguyễn Quang Linh và ctv., 2014. Khai thác và phát triển nguồn gen cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá vẫu (Caranx ignobilis Forsskål, 1775), cá căng (Terapon jarbua Forsskål, 1775). Đề tài thuộc chương trình TĐ cấp NN. Đại học Huế.
  4. ^ Đinh Thị Phương Anh, Phan Thị Hoa, 2010. Thành phần loài cá ở vùng biển nam bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Lưu trữ 2010-10-11 tại Wayback Machine. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đại học Đà Nẵng 1(36).
  5. ^ Caranx ignobilis (TSN 168618) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Caranx ignobilis trên FishBase. Phiên bản tháng 11 năm 2014.
  7. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. ngày 18 tháng 4 năm 2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  8. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2015-09-27 tại Wayback Machine – Phiên bản 3, ngày 30 tháng 7 năm 2014.
  9. ^ D.F. Hosese & Bray, D.J., Paxton, J.R. and Alen, G.R. (2007). Zoological Catalogue of Australia Vol. 35 (2) Fishes. Sydney: CSIRO. tr. 1150. ISBN 978-0-643-09334-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ MyEtymology (2008). “Etymology of the Latin word ignobilis”. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2009.
  11. ^ Smith-Vaniz, W.F.; K.E. Carpenter (2007). “Review of the crevalle jacks, Caranx hippos complex (Teleostei: Carangidae), with a description of a new species from West Africa” (PDF). Fisheries Bulletin. 105 (4): 207–233. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ California Academy of Sciences: Ichthyology (09/2009). Caranx ignobilis. Catalog of Fishes. CAS. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  13. ^ Jenkins, O.P. (1903). “Report on collections of fishes made in the Hawaiian Islands, with descriptions of new species”. Bulletin of the U.S. Fish Commission. 22: 415–511.
  14. ^ van der Elst, Rudy; Peter Borchert (1994). A Guide to the Common Sea Fishes of Southern Africa. New Holland Publishers. tr. 142. ISBN 1-86825-394-5.
  15. ^ a b Sudekum, A.E.; Parrish, J.D.; Radtke, R.L.; Ralston, S. (1991). “Life History and Ecology of Large Jacks in Undisturbed, Shallow, Oceanic Communities” (PDF). Fishery Bulletin. 89 (3): 493–513. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009.
  16. ^ Smith, G.C.; Parrish, J.D. (2002). “Estuaries as Nurseries for the Jacks Caranx ignobilis and Caranx melampygus (Carangidae) in Hawaii”. Estuarine, Coastal and Shelf Science. 55 (3): 347–359. Bibcode:2002ECSS...55..347S. doi:10.1006/ecss.2001.0909.

Tham khảo sửa