Cánh đồng bất tận
Cánh đồng bất tận là tên một tập truyện ngắn phát hành năm 2005 của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là tên một truyện trong tập truyện ngắn đó được đăng báo lần đầu cùng năm. Tính đến nay, tập truyện đã được phát hành dưới dạng sách in và sách nói. Một vài truyện ngắn trong tuyển tập đã được chuyển thể thành phim và kịch.
Cánh đồng bất tận | |
---|---|
Bìa ấn bản mới | |
Thông tin sách | |
Tác giả | Nguyễn Ngọc Tư |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Việt Nam |
Chủ đề | hiện thực miền Nam |
Thể loại | tập truyện ngắn |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Trẻ |
Ngày phát hành | 2005 |
Kiểu sách | bìa mềm |
Cuốn trước | Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư |
Cuốn sau | Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư |
Nội dung
sửa- Cải ơi
- Thương quá rau răm
- Huệ lấy chồng
- Cái nhìn khắc khoải
- Nhà cổ
- Mối tình năm cũ
- Cuối mùa nhan sắc
- Biển người mênh mông
- Nhớ sông
- Dòng nhớ
- Duyên phân so le
- Một trái tim khô...
- Cánh đồng bất tận
Đón nhận
sửaCả truyện vừa Cánh đồng bất tận và tập truyện ngắn cùng tên đã được dư luận phản hồi tích cực. Tập truyện đã trở thành một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Nam với 108.000 bản được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa cùng tên được ra mắt cùng năm.[1]
Cùng trong năm 2005, truyện vừa Cánh đồng bất tận được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm xuất sắc.[2] Năm 2007, tác phẩm được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành.[3][4] Năm 2008, tập truyện được dịch qua tiếng Thuỵ Điển với tên Fält utan slut.[cần dẫn nguồn]
Tập truyện được hai dịch giả Günter Giesenfeld và Marianne Ngo chuyển ngữ sang Tiếng Đức có tên là Endlose Felder và mang về giải LiBeraturpreis 2018 cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tư[5]
Giải thưởng
sửa- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006[2]
- Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008[6]
- Giải thưởng Literaturpreis của Litprom – Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh tại Đức – năm 2015[7]
Chuyển thể
sửaNăm 2006, truyện ngắn Cải ơi và Biển người mênh mông đã được TFS chuyển thể thành phim truyền hình dài 90 phút tên Cải ơi. Phim được đạo diễn bởi Phương Điền với sự tham gia diễn xuất của Mạc Can.[8]
Năm 2005, Hãng Phim Việt đã chi 15 triệu để mua lại bản quyền chuyển thể điện ảnh.[9] Năm 2009, truyện vừa Cánh đồng bất tận được dựng thành kịch sân khấu công diễn tại Nhà hát kịch 5B và được đạo diễn bởi Minh Nguyệt,[10] với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Thanh Thủy.[11] Năm 2010, sau 4 năm gián đoạn truyện mới được chuyển thể thành phim nhựa cùng tên đạo diễn bởi Nguyễn Phan Quang Bình. Phim có sự tham gia của Dustin Nguyễn, Hải Yến và Ninh Dương Lan Ngọc.[12][13] Bộ phim đã thu được phản hồi trái chiều từ nhà phê bình và khản giả, tuy nhiên lời khen lại được đặc biệt dành cho diễn xuất của các diễn viên.
Năm 2012, truyện ngắn Cải ơi được dựng thành vở kịch sân khấu mang tên Gió đưa cây cải đạo diễn bởi Ngọc Tưởng.[14] Trong năm đó, cũng có một vở kịch khác dựa trên truyện ngắn (nằm trong tuyển tập khác) của Nguyễn Ngọc Tư được ra mắt.
Chú thích
sửa- ^ “"Cánh đồng bất tận" lập kỷ lục xuất bản”. Lao động. Ngày 22 tháng 11 năm 2010.
- ^ a b “Cánh đồng bất tận đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN 2006”. Tuổi Trẻ Online. 17 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Tác phẩm "Cánh đồng bất tận" được chuyển ngữ và phát hành tại Hàn Quốc” (Thông cáo báo chí). Trà Mi, RFA. 28 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Cánh đồng bất tận du xứ Hàn!” (Thông cáo báo chí). Nguyễn Vinh, báo Sài Gòn tiếp thị. 30 tháng 9 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ “Vì sao một giải thưởng cho Nguyễn Ngọc Tư là cần thiết?”. TTO. Truy cập 31 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Vietnamese writer to receive ASEAN Literature Award”. The Saigon Times. Ngày 10 tháng 9 năm 2008.[liên kết hỏng]
- ^ Hạnh Đỗ (30 tháng 12 năm 2018). “Kể chuyện làm phim 'Cánh đồng bất tận'”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Truyện của Nguyễn Ngọc Tư lên phim”. Tuổi Trẻ Online.
- ^ “Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi viết trong nỗi im lặng"”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
- ^ “"Cánh đồng bất tận" tạo nên cơn "sốt vé" hiếm hoi của sân khấu kịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
- ^ NS Thanh Thủy với Cánh đồng bất tận: "Nhiều lần tôi nghẹt thở..."[liên kết hỏng] Vĩnh Huy, báo Phấp luật Thành phố Hồ Chí Minh 20/02/2009 06:47 (GMT + 7)
- ^ “Đạo diễn 'Cánh đồng bất tận': Im lặng trong tâm bão dư luận”.[liên kết hỏng]
- ^ Nguyễn Ngọc (10 tháng 4 năm 2015). “Cánh đồng bất tận đầy "sao"”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Ngọc Tưởng mê truyện Ngọc Tư dựng kịch "Cải ơi"”. Thể thao Văn Hoá. Ngày 20 tháng 3 năm 2012.
Liên kết ngoài
sửa- Saurieng: Lời ngỏ cho cuốn sách đã in rồi trên blog của Nguyễn Ngọc Tư, cập nhật 23 tháng 9 năm 2007