Cổng thông tin:Chăm Pa/Nhân vật/Lưu trữ/0

| Trang 0/0 |

Po Binasuor

là vị vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 của nhà nước Chiêm Thành. Là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.

Trong giai đoạn 1367–1389, ông từng 12 lần đưa quân Bắc phạt Đại Việt nhằm tái chiếm các vùng đất Châu ÔChâu Lý vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua Chế Mân. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông dẫn đại quân phản công vào đất Chiêm. Chế Bồng Nga nhử quân Đại Việt đến thành Đồ Bàn, rồi đổ phục binh ra giết vua Trần Duệ Tông cùng phần lớn quân Việt. Thắng lợi này khiến triều đình Đại Việt khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là thượng hoàng Trần Nghệ Tông, các vua Trần sau Duệ Tông, và bình chương Lê Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài. Trong cuộc chiến này, ông đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long.

Năm 1390, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa. Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.

Khu Liên

là quốc vương đầu tiên của Lâm Ấp. Người ta cho rằng ông lập ra vương quốc Lâm Ấp năm 192. Ngày tháng năm sinh cũng như mất là không rõ, chỉ biết rằng năm 270, cháu ngoại của ông là Phạm Hùng lên làm vua.

Từ nửa cuối thế kỷ 2, phần lãnh thổ cực nam Giao Chỉ trở nên khó trị, dân cư bản địa liên tục nổi lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ. Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương.

Năm 137-138, Khu Liên ở Tượng Lâm, chống Đông Hán. Nhân dân quận Giao Chỉ, Cửu Chân, hưởng ứng nổi dậy đốt thành giết trưởng lại.

Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp.

Phạm Hùng

là vị vua thứ hai của nước Lâm Ấp. Ông là cháu ngoại của quốc vương đầu tiên, Khu Liên.

Dưới thời cai trị của ông, Lâm Ấp, với sự trợ giúp của Phù Nam, đã nhiều lần tấn công Giao Chỉ. Các cuộc tấn công này tiếp tục kéo dài cho đến ít nhất là năm 280, khi thứ sử của Giao Chỉ báo cáo với hoàng đế mới của nhà Tấn về việc Lâm Ấp tiếp tục tấn công vào lãnh thổ của mình.

Phạm Duật

là một vị vua của nước Lâm Ấp. Ông là vị vua cuối cùng của vương triều Lâm Ấp đầu tiên.

Năm 284, nhà vua đã phái sứ giả Chăm đầu tiên đến triều đình Trung Quốc. Ông mất năm 336, và được Phạm Văn, tướng lĩnh của ông kế nhiệm. Phạm Duật đã lên ngôi sau một chiến dịch kéo dài do người tiền nhiệm Phạm Hùng dẫn đầu, người đã lãnh đạo các cuộc tấn công vào đất Giao Chỉ.

Phạm Văn

là vị vua mở đầu triều đại thứ hai của Lâm Ấp sau triều đại thứ nhất do Khu Liên thành lập.

Ông là người có ý chí hùng mạnh quyết tâm mở mang lãnh thổ Lâm Ấp, với quân đội của mình ông đã tiến về phía Nam đến tận biên giới với Phù Nam và đánh chiếm vùng đất ngày nay là Khánh Hòa tới Bình Thuận. Về phía Bắc ông tiến quân ra quận Nhật Nam lúc này đang trong vòng kiểm soát của nhà Tấn (Trung Quốc), giết chết thái thú quận Nhật Nam là La Hầu Lãm và yêu cầu nhà Tấn lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới.

Cũng trong thời kỳ chiếm được quận Nhật Nam và lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới với nhà Tấn, ông đã cho đời đô từ thời Khu Liên lập quốc ở Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam) ra phía bắc tại khu vực ngày nay là Huế với tên gọi kinh đô Kandapurpura.

Ông mất vào năm 349 do bị thương sau một trận đánh với quân đội nhà Tấn.

Phạm Phật

là vị vua thứ hai của vương triều Champa thứ hai. Lúc mới lên ngôi, ông đã tấn công quân nhà Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại, chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh (Thanh Hóa), thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gửi sứ bộ sang Trung Quốc triều cống. Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.

Phạm Hồ Đạt

là một vị vua của triều đại Lâm Ấp thứ 2. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật giáo Tiểu thừa (Thevada) phát triển mạnh, nhiều nhà sư từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thành Khu Lật (Huế) vẫn là trung tâm chính trị nhưng đổi tên thành Kandapurpura, nghĩa là Phật Bảo Thành (vì là nơi có nhiều đền đài và hình tượng PhậtShiva). Bên cạnh đó nhà vua còn cho xây dựng thêm một trung tâm tôn giáo mới tại Amavarati, tức thánh địa Hào Quang (nay là thánh địa Mỹ Sơn, một thung lũng cách Đà Nẵng 70 km về phía tây). Nhiều đền thờ đạo Bà la môn được xây dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Shiva và tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phái nam. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ vào cuối thế kỷ 4 mang tên Bradresvara, kết hợp giữa tên vua Bradravarman I và thần Isvara (hay Shiva). Kể từ thế kỷ 4 trở đi lãnh tụ chính trị và tôn giáo tại Lâm Ấp là một: thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Shiva cai quản muôn dân. Shiva vừa là thần bảo hộ xứ sở vừa là vị thần giữ đền (Dvarapala) để dân chúng đến thờ phụng và dâng lễ vật.

Năm 399, Phạm Hồ Đạt mang quân chiếm quận Nhật Nam, giết thái thú Khổng Nguyên, tiến công quận Cửu Đức, bắt sống thái thú Tào Bính nhưng bị quân của thống chế Đỗ Viện đánh bại phải rút về dưới đèo Ngang.

Phạm Địch Chớn

là quốc vương Lâm Ấp. Sau khi vua cha là Bhadravarman I mất tích, Phạm Địch Chớn tự lập lên ngôi. Trong thời gian từ 413 đến 420, con cháu Phạm Hồ Đạt tranh giành ngôi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi.

Năm 413, Phạm Địch Chớn, một đạo sĩ Bà la môn, được triều thần đưa lên ngôi vua, hiệu Jaya Gangarajavarman. Năm 415, quân Lâm Ấp vào cướp Giao Châu, sau đó, Tuệ Độ đánh Lâm Ấp. Địch Chớn là người đam mê văn hóa Ấn Độ muốn nhường ngôi cho em là Địch Khải để sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời, nhưng Địch Khải sợ bị triều thần ám hại, dẫn mẹ chạy trốn vào rừng. Ngôi báu đành nhường cho Manorathavarman là cháu Địch Chớn nhưng tể tướng Tsang Lin chống lại vì cho rằng người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết, nên bị Manorathavarman giết chết.

Manorathavarman

là một vị vua của nước Lâm Ấp. Đây là quân chủ áp chót của triều đại thứ 2 nước Lâm Ấp. Ông là cháu của vua tiền nhiệm, Phạm Địch Chớn.

Phạm Địch Chớn muốn sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời vì đam mê văn hoá Ấn Độ, nên đã nhường ngôi cho em là Phạm Địch Khải nhưng bị từ chối. Ngôi báu đành truyền cho Mã Nặc Lạp Đát Bạt Ma nhưng tể tướng Tsang Lin chống lại vì cho rằng người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết, nên bị Mã Nặc Lạp Đát Bạt Ma giết chết.

Không rõ Mã Nặc Lạp Đát Bạt Ma đã làm gì trong thời gian trị vì. Khi mất, ông truyền ngôi cho em của ông là Phạm Địch Văn.

Gangarajavarman II

là vị vua cuối cùng của triều đại Lâm Ấp thứ 2. Phạm Địch Văn kế vị anh mình là Manorathavarman. Dưới triều đại của ông, nước Lâm Ấp tiếp tục gặp khó khăn về vấn đề nội bộ. Sau cái chết của ông vào năm 420, Phạm Dương Mại I kế vị, chấm dứt triều đại thứ 2.