Cổng thông tin:Thực phẩm/Bài viết tốt/49

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Cây lúa phổ biến ở châu Á, loài Oryza sativa
Gạo trắng hạt dài, đều,
thô, không làm giàu
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.527 kJ (365 kcal)
79 g
Đường0.12 g
Chất xơ1.3 g
0.66 g
7.13 g
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
6%
0.070 mg
Riboflavin (B2)
4%
0.049 mg
Niacin (B3)
10%
1.6 mg
Acid pantothenic (B5)
20%
1.014 mg
Vitamin B6
10%
0.164 mg
Folate (B9)
2%
8 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
2%
28 mg
Sắt
4%
0.80 mg
Magiê
6%
25 mg
Mangan
47%
1.088 mg
Phốt pho
9%
115 mg
Kali
4%
115 mg
Kẽm
10%
1.09 mg
Other constituentsQuantity
Nước11.62 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.

Gạo có thể nấu thành cơm, cháo nhờ cách luộc trong nước hay bằng hơi nước. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo được gọi là gạo tấm. Gạo cũng có thể rang cho vàng rồi giã mịn thành thính gạo, một loại gia vị. Loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền, gọi là bột gạo, là thành phần chính của nhiều loại bánh phổ thông và bún tại châu Á. (Đọc thêm...)

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)