Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp (Việt Nam)

Cục Công nghệ thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

Cục Công nghệ thông tin
(Bộ Tư pháp)
Thành lập4/12/2008
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 60 Trần Phú, quận Ba Đình
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Quyền Cục trưởng
Phạm Quang Hiếu
Chủ quản
Bộ Tư pháp

Cục Công nghệ thông tin thành lập ngày 4/12/2008, theo Quyết định số 2276/QĐ-BTP ngày 4/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trên cơ sở Trung tâm Tin học của Bộ Tư pháp.[1][2]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin được quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-BTP ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.[3]

Nhiệm vụ và quyền hạn sửa

Theo Điều 2, Quyết định số 1223/QĐ-BTP ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cục Công nghệ thông tin có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  1. Quản lý và duy trì, vận hành, nâng cấp, phát triển Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
  2. Thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp, phát triển nội dung thông tin số, sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
  3. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời, giải đáp, tư vấn pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định của pháp luật.
  1. Xây dựng, quản lý, vận hành và cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật
  2. Xây dựng, quản lí, vận hành các nền tảng, hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số và tích hợp, kết nối, liên thông với các nền tảng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo quy định pháp luật.
  3. Xây dựng, vận hành, nâng cấp, phát triển Hệ thống Thư điện tử công vụ, Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin Giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp, Hệ thống thông tin Báo cáo của Bộ Tư pháp; Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của Bộ Tư pháp.
  4. Tham mưu, giúp Bộ trưởng nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; bảo đảm về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các cơ sở dữ liệu khác vận hành liên tục, ổn định.
  5. Tổ chức, triển khai các giải pháp phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp.
  • Về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số:
  1. Xây dựng, cập nhật, duy trì danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.
  2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thực hiện kết nối, cung cấp dữ liệu, khai thác dữ liệu thực để đáp ứng yêu cầu và thực hiện kết nối theo quy định pháp luật.
  3. Hướng dẫn công tác xây dựng, quản lý, lưu trữ, vận hành, tích hợp, kết nối, liên thông, khai thác, chia sẻ, sử dụng dữ liệu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp theo phân công của Bộ trưởng.
  4. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ Bộ Tư pháp; điều phối kết nối, chia sẻ dữ liệu, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị kết nối ra ngoài phạm vi của Bộ; tham mưu Bộ trưởng giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu.
  5. Thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu trong cơ quan nhà nước; giám sát việc thực hiện các hoạt động quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu
  6. Ban hành danh mục dữ liệu mở, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.
  • Về phát triển, vận hành hạ tầng số:
  1. Xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp; quản lý, vận hành, duy trì, hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống mạng nội bộ tại Bộ Tư pháp.
  2. Kết nối, liên thông hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Bộ với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
  3. Quản lý, hướng dẫn, triển khai ứng dụng chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
  1. Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển, triển khai các giải pháp, phương án bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp.
  2. Xây dựng, quản lý, triển khai, vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an ninh, an toàn thông tin mạng và kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
  3. Chủ trì, phối hợp triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá về an ninh, an toàn thông tin mạng, phòng, chống tấn công mạng, điều phối Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong Bộ đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Bộ.
  4. Chủ trì, phối hợp xây dựng, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin, phương án bảo đảm an toàn thông tin; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin của Bộ
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Bộ trưởng giao.

Lãnh đạo Cục sửa

  • Quyền Cục trưởng: Phạm Quang Hiếu
  • Phó Cục trưởng:
    1. Tạ Thành Trung
    2. Phạm Đức Dụ

Cơ cấu tổ chức sửa

(Theo Khoản 1b, Điều 3, Quyết định số 1223/QĐ-BTP ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Các phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước sửa

  • Văn phòng Cục
  • Phòng Hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin
  • Phòng Chuyển đổi số

Đơn vị sự nghiệp sửa

  • Trung tâm Thông tin

Tham khảo sửa

  1. ^ “Quyết định số 2276/QĐ-BTP ngày 4/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”.
  2. ^ “Ra mắt Cục Công nghệ Thông tin Bộ Tư pháp”.
  3. ^ “Quyết định số 1468/QĐ-BTP ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa