Lạc đà hai bướu hoang dã (danh pháp hai phần: Camelus ferus) là một loài động vật trong họ Camelidae. Loài này có quan hệ họ hàng gần với lạc đà hai bướu thuần hóa (Camelus bactrianus): cả hai loài đều là động vật guốc chẵn, hai bướu, lớn bản địa khu vực thảo nguyên Trung Á.[2] Cho tới gần đây, lạc đà hai bướu hoang dã từng được coi là bắt nguồn từ lạc đà hai bướu đã thuần hóa nhưng trở thành hoang dã sau khi thoát khỏi con người để sống tự do hoang dã. Tuy nhiên, các nghiên cứu di truyền học chỉ ra rằng nó là loài tách biệt, đã rẽ ra khỏi lạc đà hai bướu khoảng 1,1 triệu năm trước.[3][4][5][6][7][8][9]

Camelus ferus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Camelidae
Chi (genus)Camelus
Loài (species)C. ferus
Danh pháp hai phần
Camelus ferus
Przewalski, 1878
Phân bố hiện tại
Phân bố hiện tại

Phân bố sửa

Thời cổ đại, lạc đà hai bướu hoang dã sinh sống từ khu vực thuộc vòng cung lớn của Hoàng Hà kéo dài về phía tây tới các sa mạc Nội Mông và xa hơn tới tây bắc Trung Quốc và miền trung Kazakhstan. Trong thế kỷ 19, do săn bắn để lấy da và thịt, nên sự hiện diện của nó được ghi nhận trong các khu vực hoang vu của các sa mạc Taklamakan, KumtagGobi ở Trung Quốc và Mông Cổ. Trong thập niên 1920, chỉ còn lại các quần thể vết tích được ghi nhận tại Mông Cổ và Trung Quốc.[2]

Hiện nay chỉ có khoảng 1.000 cá thể của loài này còn sinh tồn.[10] Phần lớn sinh sống trong Khu bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Lạc đà hoang dã Lop Nur ở Trung Quốc, và một quần thể nhỏ hơn sống ở Khu bảo tồn nghiêm ngặt Đại Gobi ở tây nam Mông Cổ.[11] Ngoài ra, còn có các quần thể nhỏ khác tại Khu bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Altun Shan (1986) ở trấn Nhược Khương, tại Khu bảo tồn Tự nhiên Aksai Annanba (1992) và tại Khu bảo tồn Tự nhiên Dunhuang Wanyaodun (nay là Khu bảo tồn Lạc đà hoang dã Dunhuang Xihu) tiếp giáp với khu bảo tồn tại Qakilik (2001) và khu bảo tồn tại Mazongshan tiếp giáp với khu bảo tồn tại Mông Cổ, tất cả đều ở Trung Quốc.[12]

Môi trường sống sửa

Môi trường sống của loài này là các bình nguyên và đồi núi khô cằn, nơi các nguồn nước là khan hiếm và rất ít cỏ cây, với các cây bụi là nguồn thức ăn chính của chúng.[2] Môi trường sống này cũng có dao động nhiệt độ rất lớn: nhiệt độ mùa hè lên tới 40–50 °C (104–122 °F) còn nhiệt độ mùa đông xuống tới −30 °C (−22 °F).

Lạc đà hai bướu hoang dã phải di chuyển xa để tìm kiếm nước tại những nơi gần với đồi núi, nơi có những con suối hay có tuyết che phủ. Quy mô của một đàn có thể lên tới 100 cá thể nhưng nói chung chỉ khoảng 2-15 con mỗi đàn. Trung Quốc phát hiện 39 đàn và ước tính có khoảng 600-650 cá thể tại các khu bảo tồn Altun Shan-Lop Nur vào cuối năm 2018,[13] với 48 đàn phát hiện năm 2018 tại khu bảo tồn Dunhuang.[14] Tại các khu bảo tồn Dunhuang và Mazongshan người ta ước tính có 100 cá thể mỗi khu, còn số cá thể cho khu bảo tồn Aksai là gần 200.[12] Tại Mông Cổ, quần thể ước khoảng 800 con vào năm 2012.[11]

Tên gọi sửa

Tên gọi trong tiếng Trung của lạc đà hai bướu hoang dã là 野双峰驼 (dã song phong đà). Tên gọi trong tiếng Mông Cổхавтгай, khavtgai ("mặt phẳng").

Tên gọi trong tiếng Anh của hai loài lạc đà hai bướu C. ferusC. bactrianus đều có tính từ Bactrian, lấy theo Bactria (Đại Hạ), tên gọi của một khu vực ở Trung Á thời cổ đại.[15]

Tham khảo sửa

  1. ^ Hare, J. (2008). Camelus ferus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2008: e.T63543A12689285. doi:10.2305/IUCN.UK.2008.RLTS.T63543A12689285.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d “Animal Info - Endangered Animals: Camelus bactrianus (Camelus bactrianus ferus)”. Animal Information Organization. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ Silbermayr, K.; Orozco-ter Wengel, P.; Charruau, P.; Enkhbileg, D.; Walzer, C.; Vogl, C.; Schwarzenberger, F.; Kaczensky, P.; Burger, P. A. (ngày 1 tháng 6 năm 2010). “High mitochondrial differentiation levels between wild and domestic Bactrian camels: a basis for rapid detection of maternal hybridization”. Animal Genetics (bằng tiếng Anh). 41 (3): 315–318. doi:10.1111/j.1365-2052.2009.01993.x. ISSN 1365-2052. PMID 19968638.
  4. ^ Ji, R.; Cui, P.; Ding, F.; Geng, J.; Gao, H.; Zhang, H.; Yu, J.; Hu, S.; Meng, H. (ngày 1 tháng 8 năm 2009). “Monophyletic origin of domestic bactrian camel (Camelus bactrianus) and its evolutionary relationship with the extant wild camel (Camelus bactrianus ferus)”. Animal Genetics (bằng tiếng Anh). 40 (4): 377–382. doi:10.1111/j.1365-2052.2008.01848.x. ISSN 1365-2052. PMC 2721964. PMID 19292708.
  5. ^ Burger, Pamela Anna (ngày 5 tháng 4 năm 2016). “The history of Old World camelids in the light of molecular genetics”. Tropical Animal Health and Production (bằng tiếng Anh). 48 (5): 905–913. doi:10.1007/s11250-016-1032-7. ISSN 0049-4747. PMC 4884201. PMID 27048619.
  6. ^ Mohandesan, Elmira; Fitak, Robert R.; Corander, Jukka; Yadamsuren, Adiya; Chuluunbat, Battsetseg; Abdelhadi, Omer; Raziq, Abdul; Nagy, Peter; Stalder, Gabrielle (ngày 30 tháng 8 năm 2017). “Mitogenome Sequencing in the Genus Camelus Reveals Evidence for Purifying Selection and Long-term Divergence between Wild and Domestic Bactrian Camels”. Scientific Reports (bằng tiếng Anh). 7 (1): 9970. doi:10.1038/s41598-017-08995-8. ISSN 2045-2322. PMC 5577142. PMID 28855525.
  7. ^ Burger P., Silbermayr K., Charruau P., Lipp L., Dulamtseren E., Yadmasuren A. & Walzer C. (in press). Genetic status of wild camels (Camelus ferus) in Mongolia.
  8. ^ See, for example: Hare (2008)Potts (2004)
  9. ^ Cui, Peng; Ji, Rimutu; Ding, Feng; Qi, Dan; Gao, Hongwei; Meng, He; Yu, Jun; Hu, Songnian; Zhang, Heping (ngày 1 tháng 1 năm 2007). “A complete mitochondrial genome sequence of the wild two-humped camel (Camelus bactrianus ferus): an evolutionary history of Camelidae”. BMC Genomics. 8: 241. doi:10.1186/1471-2164-8-241. ISSN 1471-2164. PMC 1939714. PMID 17640355.
  10. ^ “home page”. Wild Camel Protection Foundation. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020. thông báo 1.400 con năm 2012, hiện tại là 1.000 con.
  11. ^ a b “Wild Camel”. Wild Camel Protection Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  12. ^ a b 野骆驼简介 (bằng tiếng Trung), 中国•骆驼网, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020
  13. ^ 新疆野骆驼数量实现恢复性增长目前约为 600—650 峰 (bằng tiếng Trung), 中国•伊宁, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020
  14. ^ “红外相机在甘肃敦煌拍摄到 48 峰规模的野骆驼种群”. Xinhua News Agency. ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  15. ^ “Camels – Old World Camels”. Science Encyclopaedia. Net Industries. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2012.

Liên kết ngoài sửa