Mokgadi Caster Semenya OIB (sinh ngày 7 tháng 1 năm 1991) là một vận động viên (VĐV) chạy cự ly trung bình người Nam Phi và là người đã giành huy chương Thế vận hội năm 2016.[4][5] Cô giành vàng nội dung 800 mét nữ tại Giải vô địch Thế giới môn Điền kinh 2009 với thành tích 1:55.45 và tại Giải vô địch Thế giới môn Điền kinh 2017 với thành tích cá nhân tốt nhất của mình, 1:55.16. Cô cũng đoạt huy chương bạc tại Giải vô địch Thế giới môn Điền kinh 2011 nội dung 800 mét. Cô là người giành tấm huy chương vàng các nội dung 800 mét tại Thế vận hội Mùa hè 2012Thế vận hội Mùa hè 2016.[6][7][8][9]

Caster Semenya
Caster Semenya năm 2018
Thông tin cá nhân
Quốc tịchNam Phi
Sinh7 tháng 1, 1991 (33 tuổi)
Pietersburg (hiện nay là Polokwane)
Cư trúNam Phi
Alma materĐại học North-West
Cao1,78 m
Nặng70 kg (154 lb)
Thể thao
Môn thể thaoChạy
Nội dung800 mét, 1500 mét
Thành tích và danh hiệu
Thành tích cá nhân tốt nhất400m: 49.62 NR
600m: 1:21.77 WB
800m: 1:54.25 NR[1]
1000m: 2:30.70 NR[2]
1500m: 3:59.92 NR[3]
Thành tích huy chương
Điền kinh nữ
Đại diện cho  Nam Phi
Thế vận hội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Luân Đôn 2012 800m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Rio de Janeiro 2016 800m
Vô địch thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Berlin 2009 800m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Daegu 2011 800m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Luân Đôn 2017 800m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Luân Đôn 2017 1500m
Cúp Lục địa
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Ostrava 2018 800m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Ostrava 2018 400m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Ostrava 2018 Hỗn hợp 4x400m
Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Gold Coast 2018 800m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Gold Coast 2018 1500m
Đại hội Thể thao châu Phi
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Brazzaville 2015 800m
Vô địch châu Phi
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Asaba 2018 400m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Asaba 2018 800m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Durban 2016 800m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Durban 2016 1500m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Durban 2016 4x400m tiếp sức

Sau chiến thắng tại Giải vô địch Thế giới 2009, xuất hiện thông báo rằng cô sẽ phải trải qua một quá trình kiểm tra giới tính.[5] Cô bị rút khỏi các cuộc thi đấu quốc tế cho tới ngày 6 tháng 7 năm 2010 khi Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) cho phép cô trở lại thi đấu.[10][11] Tạp chí Anh New Statesman đã đưa cô vào danh sách "50 người ảnh hưởng đến năm 2010".[12]

Thiếu thời và học vấn sửa

Semenya được sinh ra ở Ga-Masehlong, một ngôi làng ở Nam Phi gần Polokwane (trước đây có tên Pietersburg), và lớn lên trong ngôi làng Fairlie, nằm tận sâu trong tỉnh Limpopo phía bắc Nam Phi. Cô chào đời với cặp nhiễm sắc thể XY.[13][14][15] Cô có bốn anh chị em, ba nữ và một nam.[16][17] Semenya học trường cấp 2 Nthema và học ở Đại học North West như một sinh viên ngành khoa học thể thao.[5][18] Cô bắt đầu môn chạy khi đang được đào tạo bóng đá.[19]

Video
  "Quá nhanh để có thể là phụ nữ Câu chuyện của Caster Semenya", Maxx Ginane
  "Dorcas và Caster Semenya", P&G
  "Vấn đề với kiểm tra giới tính trong thể thao", Vox

Sự nghiệp sửa

2008 sửa

Vào tháng 7, Semenya tham gia Giải vô địch U20 Thế giới môn Điền kinh 2008 nội dung 800m và đã không qua vòng đấu loại. Cô giành vàng tại Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung 2008 với thời gian 2:04.23.[20]

2009 sửa

 
Semenya năm 2009

Tại Giải vô địch Điền kinh U-20 châu Phi 2009, Semenya chiến thắng ở cả hai nội dung đua 800m và 1500m với các thành tích 1:56.72 và 4:08.01.[21][22] Qua đó, cô cải thiện thành tích cá nhân chạy 800m của mình, rút ngắn đi bảy giây trong chưa đầy chín tháng, bao gồm cả bốn giây trong chính lượt chạy này.[5][23] Đây cũng là thành tích tốt nhất thế giới năm 2009 ở thời điểm đó,[23] là kỷ lục quốc gia và kỷ lục giải vô địch. Semenya đồng thời đánh bại các kỷ lục U-20 và trên U-20 của Nam Phi, lúc đó lần lượt giữ bởi Zelda Pretorius với thời gian 1:58.85, và Zola Budd với thời gian 2:00.90.[24]

Tháng 8, Semenya giành vàng nội dung 800m tại Giải vô địch Thế giới môn Điền kinh 2009 với thời gian 1:55.45 trong trận chung kết, một lần nữa thiết lập đỉnh cao mới của năm.[25]

Tháng 12 năm 2009, Track and Field News đã bầu chọn Semenya là VĐV chạy 800m nữ số một của năm.[26]

Kiểm tra xác minh giới tính năm 2009 và tranh cãi sửa

Nối tiếp chiến thắng của cô tại các giải vô địch thế giới là các câu hỏi nổi lên về giới tính của Semenya.[23][27][28] Đạp đổ thành tích tốt nhất trước đó chỉ một tháng của mình tại Giải vô địch U-20 châu Phi nội dung 800m với cách biệt bốn giây,[29] tiến bộ nhanh chóng của cô bị đặt dưới sự giám sát. Việc thăng tiến rất mau cộng với ngoại hình của cô khiến IAAF yêu cầu cô kiểm tra xác minh giới tính để chắc chắn liệu cô có phải là nữ hay không.[30][31] IAAF nói rằng họ "có nghĩa vụ điều tra" sau khi cô tiến bộ thêm 25 giây ở nội dung 1500m và tám giây nội dung 800m – "kiểu bứt phá ngoạn mục mà thường làm dấy lên nghi ngờ dùng thuốc hỗ trợ".[32]

Kết quả của cuộc kiểm tra chưa từng được chính thức đưa ra, nhưng một số kết quả bị rò rỉ trên báo và được thảo luận rộng rãi, dẫn đến những tuyên bố chưa được xác thực lúc đó rằng Semenya liên giới tính.[33][34]

Tháng 11 năm 2009, bộ thể thao của Nam Phi đưa ra thông báo Semenya[35] đã đạt một thỏa thuận với IAAF để giữ lại huy chương và giải thưởng của mình.[36] Tám tháng sau, tháng 7 năm 2010, cô lại được tiếp tục tham gia các cuộc thi đấu của nữ.[37][38]

Thông tin IAAF yêu cầu làm cuộc kiểm tra bị lan truyền ra ngoài ba tiếng ngay trước trận chung kết 800m Giải vô địch Thế giới 2009.[23] Chủ tịch IAAF Lamine Diack phát biểu, "Có sự rò rỉ tin mật ở một mức độ nào đó và điều này dẫn đến một số phản ứng thiếu nhạy cảm."[39] Cách giải quyết vụ việc của IAAF đã đối mặt với nhiều phản ứng tiêu cực.[40] Một số VĐV, gồm cả VĐV chạy nước rút đã giải nghệ Michael Johnson, chỉ trích lối ứng xử đối với sự cố trên của tổ chức này.[41][42] Đã có cả sự phản đối kịch liệt từ những người Nam Phi,[ai nói?] cáo buộc những tiếng nói ngầm ủng hộ chủ nghĩa đế quốc và phân biệt chủng tộc của châu Âu len lỏi vào trong cuộc kiểm tra giới tính. Nhiều tường thuật của truyền thông địa phương nêu bật những bức xúc này và thách thức giá trị của cuộc kiểm tra với niềm tin rằng qua việc kiểm tra Semenya, các nước Bắc Địa cầu không muốn Nam Phi trở nên nổi trội.[43]

IAAF nói rằng họ xác nhận sự cần thiết phải tiến hành một cuộc kiểm tra xác minh giới tính sau khi thông tin đã được đưa lên truyền thông, phủ nhận các cáo buộc phân biệt chủng tộc và lấy làm tiếc về "những luận điệu xuyên tạc nguyên nhân cuộc kiểm tra được tiến hành".[32][44] Liên đoàn cũng giải thích rằng động cơ tiến hành kiểm tra không phải là nghi ngờ gian lận mà là muốn quyết định xem liệu cô ấy có một "điều kiện y khoa hiếm gặp", thứ có thể mang lại cho cô một "lợi thế không công bằng".[45] Chủ tịch IAAF phát biểu rằng vụ việc đã có thể được giải quyết nếu có nhiều sự nhạy bén hơn.[46]

Vào ngày 7 tháng 9 năm 2009, Wilfred Daniels, huấn luyện viên của Semenya tại Liên đoàn Điền kinh Nam Phi (ASA), từ chức do ông cảm thấy ASA "đã không đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho cô Semenya". Ông xin lỗi vì đã không tự mình bảo vệ được cho cô.[47] Chủ tịch ASA Leonard Chuene thừa nhận vào ngày 19 tháng 9 năm 2009 là đã đưa Semenya vào cuộc kiểm tra. Ông này trước đó đã nói dối Semenya về mục đích của nó và nói dối những người khác về việc đã thực hiện cuộc kiểm tra. Ông phớt lờ yêu cầu (từ bác sĩ của ASA Harold Adams) rút Semenya khỏi Giải vô địch Thế giới do lo ngại đến sự cần thiết phải giữ bí mật bệnh án y khoa của cô.[48]

Các nhà lãnh đạo dân sự, bình luận viên, chính trị gia, và nhà hoạt động có tên tuổi của Nam Phi xếp tranh cãi này vào loại phân biệt chủng tộc, cũng như coi đó là một sự phỉ nhổ vào sự riêng tư và quyền con người của Semenya.[49][50] Theo giới thiệu của Bộ trưởng Thể thao và Giải trí Nam Phi, Makhenkesi Stofile, Semenya mời hãng luật Dewey & LeBoeuf, họ làm việc tình nguyện, "để chắc chắn rằng các quyền dân sự và pháp lý và cả danh dự con người của cô được bảo vệ đầy đủ".[51][52][53] Trong một cuộc phỏng vấn với tờ tạp chí Nam Phi YOU Semenya nói rằng, "Chúa tạo ra tôi như thế và tôi chấp nhận bản thân mình như vậy."[54] Theo sau những lùm xùm, Semenya đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt tại Nam Phi,[41][42] đến mức được gọi là một cause célèbre.[50]

2010 sửa

 
Semenya trên đường chạy tại Giải Kim cương 2010

Tháng 3 năm 2010, Semenya bị từ chối cho thi đấu tại sự kiện địa phương Yellow Pages Series V Track and Field ở Stellenbosch, Nam Phi, do IAAF chưa đưa ra kết quả cuộc kiểm tra giới tính.[55]

Ngày 6 tháng 7, IAAF cho phép Semenya quay lại thi đấu quốc tế. Kết quả cuộc kiểm tra vẫn không được công bố vì lý do riêng tư.[10] Cô trở lại thi đấu chín ngày sau đó, chiến thắng hai cuộc thi nhỏ ở Phần Lan.[56] Vào ngày 22 tháng 8 năm 2010, chạy trên cùng đường đua như hồi thắng Giải vô địch Thế giới, Semenya khởi đầu chậm rãi nhưng cán đích mạnh mẽ, và lần đầu tiên kể từ vụ tranh cãi, hoàn thành với thời gian còn xa mới chạm ngưỡng 2 phút, chiến thắng cuộc thi ISTAF ở Berlin.[57]

Không đảm bảo thể trạng, cô đã không tham gia Giải vô địch U-20 Thế giới hay Giải vô địch châu Phi, cả hai đều diễn ra vào tháng 7 năm 2010, và nhắm đến Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung được tổ chức vào tháng 10 năm 2010.[58] Cô cải thiện thành tích tốt nhất mùa đấu của mình chạm mốc 1:58.16 tại cuộc thi Notturna di Milano đầu tháng 9 và quay lại Nam Phi để chuẩn bị cho Đại hội Khối Thịnh vượng chung.[59] Cuối cùng, cô lại phải bỏ đại hội do chấn thương.[60]

Tháng 9, tạp chí Anh New Statesman đưa Semenya vào danh sách thường niên "50 người có ảnh hưởng" vì cô đã bất đắc dĩ tạo nên "một cuộc tranh luận quốc tế không khoan nhượng về chính trị giới tính, nữ quyền, và chủng tộc, trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà tổ chức chiến dịch liên quan đến giới tính khắp thế giới".[12]

2011 sửa

Sau một năm nhiều vấn đề, Semenya trở lại thi đấu với nhịp độ vừa phải, chỉ đạt 1:58.61 tại Giải Bislett, thành tích tốt nhất của cô trước thềm Giải vô địch Thế giới.[61] Trong giải vô địch, cô dễ dàng thắng bán kết. Đến chung kết, cô vẫn dẫn đầu tất cả thẳng tiến đến đích. Trong lúc cô tách khỏi nhóm chạy, Mariya Savinova theo sau cô, rồi nước rút vượt lên Semenya trước khi về đích, bỏ cô lại vị trí thứ hai.[61] Năm 2017, Savinova nhận lệnh cấm do doping và kết quả của cô bị hủy[62] giúp Semenya có tấm huy chương vàng.

2012–2015 sửa

 
Caster Semenya tại Thế vận hội Mùa hè 2012

Caster Semenya được chọn làm người cầm cờ cho đoàn Nam Phi ở lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2012.[63] Cô sau đó giành tấm huy chương bạc nội dung 800 mét nữ, với thời gian 1:57.23, thành tích tốt nhất mùa đấu của mình. Cô vượt qua sáu VĐV khác ở 150 mét cuối, nhưng không vượt qua nhà vô địch thế giới Mariya Savinova của Nga, người giành vàng với thời gian 1:56.19, về đích trước Semenya 1.04 giây.[64] Trong buổi đưa tin sau trận thi của BBC, cựu VĐV chạy rào Anh Colin Jackson đặt câu hỏi liệu Semenya có cố tình thua, bởi thành tích về nhất hoàn toàn trong khả năng của cô,[65][66] dù thực tế tại thời điểm đó Semenya mới chỉ một lần duy nhất chạy nhanh hơn thành tích này của Savinova, khi chiến thắng Giải vô địch Thế giới 2009.[67]

Tháng 11 năm 2015, Cơ quan phòng chống doping thế giới khuyến nghị Savinova và bốn VĐV Nga khác phải chịu lệnh cấm suốt đời do vi phạm doping ở Thế vận hội.[68] Vào ngày 10 tháng 2 năm 2017, Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) chính thức hủy các kết quả của Savinova từ tháng 7 năm 2010. Ủy ban Olympic Quốc tế xếp lại thành tích huy chương kỳ Luân Đôn 2012, và Semenya giành vàng.[69][70][71]

Thay đổi quy định về testosterone năm 2015 sửa

Chính sách của IAAF về vấn đề tăng tiết androgen, hay mức độ testosterone cao tự nhiên ở nữ, đã bị đình chỉ sau vụ Dutee Chand kiện Liên đoàn Điền kinh Ấn Độ (AFI) & Liên đoàn điền kinh quốc tế, tại Tòa Trọng tài Thể thao, được phán quyết vào tháng 7 năm 2015.[72] Phán quyết tuyên rằng thiếu chứng cứ chứng minh testosterone làm tăng khả năng thi đấu và thông báo cho IAAF biết họ có hai năm để cung cấp chứng cứ.[73]

2016 sửa

Ngày 16 tháng 4, Semenya trở thành người đầu tiên chiến thắng cả ba nội dung 400m, 800m, và 1500m tại Giải vô địch Quốc gia Nam Phi, đánh dấu thành tích dẫn đầu thế giới là 50.74 và 1:58.45 ở hai nội dung đầu, và 4:10.93 nội dung 1500m, mỗi lượt thi đấu cách nhau chỉ gần bốn tiếng đồng hồ.[74][75]

Ngày 16 tháng 7, cô lập kỷ lục quốc gia mới nội dung 800m với thời gian 1:55:33.[76] [cần dẫn nguồn] Ngày 20 tháng 8, cô giành vàng nội dung 800m nữ tại Thế vận hội Rio với 1:55.28.[77] Ngay sau phần thi Lynsey Sharp, người về thứ sáu, bật khóc về việc thay đổi quy định, nói "Mọi người có thể thấy đó là hai cuộc đua tách biệt nên tôi chẳng thể làm được gì,"[78] trong khi người về thứ năm Joanna Jóźwik được thuật lại là đã nhận rằng cô là người "châu Âu đầu tiên" và người "da trắng thứ hai" về đích.[79][80]

Một vài bình luận viên bày tỏ quan tâm về nồng độ testosterone của Semenya, sau chiến thắng của cô. Eric Vilain, nhà di truyền học y khoa, nói trong một cuộc phỏng vấn, "nếu chúng ta đào sâu tranh luận này, bất kỳ ai tuyên bố mình có giới tính nữ đều có thể thi đấu như một người phụ nữ... Chúng ta đang tiến gần tới một cuộc thi lớn, và kết quả hoàn toàn có thể dự đoán được là sẽ không có nhà vô địch nữ nào."[81] Những nhà bình luận khác, như nhà đạo đức sinh học Katrina Karkazis, chỉ đến những phát biểu của những VĐV thua cuộc như bằng chứng của sự đối xử phân biệt.[80]

Semenya thiết lập thành tích mới tốt nhất của cá nhân cô ở nội dung 400m với 50.40 tại cuộc thi Memorial Van Damme track and field năm 2016 tại Brussels.[82]

2017 sửa

Semenya giành huy chương đồng nội dung 1500 mét tại Giải vô địch Thế giới 2017 ở Luân Đôn.[83] Cô cũng giành vàng nội dung 800m nữ.[84]

Thay đổi quy định về testosterone năm 2018 sửa

Tháng 4 năm 2018, IAAF thông báo quy định mới về "chứng rối loạn phát triển giới tính", quy định yêu cầu VĐV với chứng rối loạn phát triển giới tính nhất định, mức testosterone ở ngưỡng từ 5 nmol/L trở lên, và độ nhạy androgen nhất định phải dùng thuốc để giảm lượng testosterone, có hiệu lực từ ngày 8 tháng 5 năm 2019.[85][86][87][88] Phạm vi thay đổi là khá hẹp và cũng chỉ các VĐV thi đấu nội dung 400 mét, 800 mét, và 1500 mét bị áp dụng, khiến nhiều người nghĩ việc thay đổi quy định được thiết kế để đặc biệt nhắm tới Semenya.[89][90][91][92]

Vào ngày 19 tháng 6 năm 2018, Semenya thông báo cô sẽ phản đối quy định của IAAF với các thủ tục pháp lý. Ngày 1 tháng 5 năm 2019, Tòa Trọng tài Thể thao bác yêu cầu của cô, mở đường cho quy định mới có hiệu lực vào ngày 8 tháng 5 năm 2019.[93] Trong khoảng thời gian vụ kiện diễn ra, IAAF sửa đổi quy định, loại ra chứng tăng tiết androgen có liên quan tới kiểu nhân đồ 46,XX và làm rõ rằng chứng rối loạn giới tính mà quy định điều chỉnh là kiểu nhân đồ 46,XY.[94][95] Vụ kiện gây chia rẽ các bình luận viên như Doriane Coleman, người làm chứng cho IAAF, tranh luận rằng môn thể thao nữ cần yêu cầu những đặc điểm sinh học nhất định, với các bình luận viên như Eric Vilain, người làm chứng cho Semenya, tranh luận rằng "giới tính không được định nghĩa bằng một tham số nhất định... bởi nhiều nguyên nhân rất con người, thật khó khăn làm sao để loại đi những người phụ nữ vẫn luôn sống cả đời họ như những người phụ nữ — để đùng đùng bảo họ rằng 'các người không thuộc về chốn này.'"[96]

Semenya đã kháng cáo quyết định trên tới Tòa án Tối cao Liên bang Thụy Sĩ.[97] Vào ngày 3 tháng 6 năm 2019, Tòa Tối cao Liên bang Thụy Sĩ ra hướng dẫn rằng Tòa đã "một cách rất tạm thời chỉ thị IAAF đình chỉ việc áp dụng 'Quy định về tư cách tham gia đối với phân loại giới tính nữ những VĐV rối loạn phát triển giới tính' (Eligibility Regulations for the Female Classification for athletes with differences of sex development) liên quan đến nguyên đơn [Semenya]" cho tới khi Tòa quyết định liệu có đưa ra một lệnh khẩn cấp tạm thời để phục vụ quá trình phân xử kháng cáo.[98]

Tháng 7 năm 2019, Semenya nói vấn đề đang diễn ra này đã "hủy hoại" cô "cả về thể chất lẫn tinh thần".[99]

Ngày 30 tháng 7 năm 2019, Tòa án Tối cao Liên bang Thụy Sĩ ra thông cáo báo chí bác yêu cầu tạm đình chỉ quy định của IAAF trong thời gian giải quyết vụ việc của Semenya. Thông cáo có đoạn: Tại thời điểm hiện tại, "Quy định về tư cách tham gia đối với phân loại giới tính nữ những VĐV rối loạn phát triển giới tính" (Quy định về DSD) lại có hiệu lực đối với Caster Semenya. Tòa án Tối cao Liên bang Thụy Sĩ hủy bỏ Lệnh Tối Tạm thời ngày 31 tháng 5 năm 2019 sau khi nghe từ phía bên kia (IAAF) và bác bỏ yêu cầu của Caster Semenya đình chỉ tạm thời Quy định DSD, một cách lần lượt, cho tác dụng tạm đình chỉ cho việc kháng cáo của cô đối với quyết định của Tòa Trọng tài Thể thao. Tòa Tối cao Liên bang cũng bác bỏ yêu cầu của Liên đoàn Điền kinh Nam Phi yêu cầu đình chỉ Quy định DSD đối với tất cả các vận động viên nữ. Tòa án Tối cao Liên bang Thụy Sĩ, tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định cuối cùng về bản thân việc kháng cáo này.[100] Có nghĩa, trong thời gian xử kháng cáo, Semenya vẫn phải chấp hành quy định mới của IAAF. Quyết định này khiến cô sẽ lỡ cơ hội bảo vệ danh hiệu của mình tại Giải vô địch Thế giới diễn ra vào tháng 9 năm 2019.[101]

Thành tích thi đấu sửa

Đại diện cho   Nam Phi
Năm Giải đấu Địa điểm Thứ hạng Nội dung Chú thích
2008
Xếp hạng thế giới 800m:
NR
Giải vô địch U-20 Thế giới Bydgoszcz, Ba Lan 7 (vòng loại) 800m 2:11.98
Đại hội Thể thao Trẻ Khối Thịnh vượng chung Pune, Ấn Độ 1 800m 2:04.23 GR
2009
Xếp hạng thế giới 800m:
1
[102]
Giải vô địch Nam Phi Stellenbosch, Nam Phi 1 800m 2:03.16
2 1500m 4:16.43
Giải vô địch U18/U20 Nam Phi Pretoria, Nam Phi 1 800m 2:02.00
1 1500m 4:25.70
Giải vô địch U-20 châu Phi Bambous, Mauritius 1 800m 1:56.72 NR CR
1 1500m 4:08.01
Giải vô địch Thế giới IAAF Berlin, Đức 1 800m 1:55.45
IAAF hợp thức hóa chính sách testosterone[103]
2011
Xếp hạng thế giới 800m:
2
Giải vô địch Nam Phi Durban, Nam Phi 1 800m 2:02.10
1 1500m 4:12.93
1 4 x 400m 3:41.30
Giải vô địch Thế giới IAAF Daegu, Hàn Quốc 1 800m 1:56.35[cr 1]
2012
Xếp hạng thế giới 800m:
5
Giải vô địch Nam Phi Port Elizabeth, Nam Phi 1 800m 2:02.68
1 4 x 400m 3:36.92
Thế vận hội Luân Đôn, Vương quốc Anh 1 800m 1:57.23[cr 1]
2014
Xếp hạng thế giới 800m:
NR
Giải vô địch Nam Phi Pretoria, Nam Phi 1 800m 2:03.05
2015
Xếp hạng thế giới 800m:
NR
Giải vô địch Nam Phi Stellenbosch, Nam Phi 1 800m 2:05.05
8 1500m 4:29.60
Giải vô địch Thế giới IAAF Bắc Kinh, Trung Quốc 8 (vòng loại) 800m 2:03.18
Đại hội toàn châu Phi Brazzaville, Congo 1 800m 2:00.97
8 1500m 4:23.00
Tòa Trọng tài Thể thao tạm thời gác lại các quy định testosterone[104]
2016
Xếp hạng thế giới 800m:
1
Giải vô địch Nam Phi Stellenbosch, Nam Phi 1 400m 50.74
1 800m 1:58.45
1 1500m 4:10.91
Giải vô địch châu Phi Durban, Nam Phi 1 1500m 4:01.99
1 800m 1:58.20
1 4x400m 3:28.49
Thế vận hội Rio de Janeiro, Brasil 1 800m 1:55.28 NR
2017
Xếp hạng thế giới 800m:
1
Giải vô địch Nam Phi Potchefstroom, Nam Phi 1 400m 51.60
1 800m 2:01.03
Giải vô địch Thế giới IAAF Luân Đôn, Vương quốc Anh 3 1500m 4:02.90
1 800m 1:55.16
IAAF phục hồi quy định về testosterone[105]
2018
Xếp hạng thế giới 800m:
1st
Giải vô địch Nam Phi Pretoria, Nam Phi 1 1500m 4:10.68
1 800m 1:57.80
Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung Gold Coast, Úc 1 1500m 4:00.71 GR
1 800m 1:56.68 GR
Giải vô địch châu Phi Asaba, Nigeria 1 400m 49.96
1 800m 1:56.06 CR
Tòa án Thụy Sĩ tạm thời đình chỉ các quy định testosterone đối với Semenya[106]
2019 Giải vô địch Nam Phi Germiston, Nam Phi 1 5000m 16:05.97
1 1500m 4:13.59
  1. ^ a b Tại Giải vô địch Thế giới 2011 và Thế vận hội 2012, Semenya về nhì sau Mariya Savinova, nhưng Savinova sau đó bị tước danh hiệu do không qua bài kiểm tra doping, và Semenya được đôn lên vị trí cao nhất ở cả hai phần thi.

Đời sống cá nhân và vinh danh sửa

Năm 2012, Semenya được trao giải South African Sportswoman of the Year (tạm dịch: Phụ nữ Thể thao Nam Phi của Năm) tại Lễ trao giải Thể thao Nam Phi ở Sun City. Semenya đã nhận Huân chương đồng Ikhamanga vào ngày 27 tháng 4 năm 2014, như một phần của các hoạt động dịp Ngày Tự do.[107]

Semenya đã cưới người yêu lâu năm của mình, Violet Raseboya, vào tháng 12 năm 2015.[108][109][110]

Tháng 10 năm 2016, IAAF thông báo Semenya được đưa vào danh sách sơ tuyển cho giải thưởng Vận động viên Thế giới của Năm năm 2016 hạng mục nữ.[111]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Caster Semenya Runs 1:54.25 with No Rabbits to Become 4th Fastest Ever and Destroy World's Best in Paris”. LetsRun.com. ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ “Semenya clocks 2:30.70 in ISTAF 1000m as Harting takes his final bow- News - iaaf.org”. www.iaaf.org.
  3. ^ http://static.sportresult.com/sports/at/data/2018/doha/re1130040.pdf
  4. ^ “Birth certificate backs SA gender”. BBC News. ngày 21 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ a b c d Slot, Owen (ngày 19 tháng 8 năm 2009). “Caster Semenya faces sex test before she can claim victory”. The Times. London. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  6. ^ “Rio Olympics 2016: Caster Semenya wins 800m gold for South Africa”. BBC Sport. BBC. ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Caster Semenya awarded gold for 800m at 2012 London Games Lưu trữ 2017-02-22 tại Wayback Machine eNCA ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ Caster Semenya given London 2012 gold medal after rival is stripped of title Theguardian.com Friday ngày 10 tháng 2 năm 2017 07.58 EST.
  9. ^ Caster Semenya takes London 2012 gold after Mariya Savinova is stripped of the honour and banned for doping Dailymail.co.uk 19:52 EST, ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  10. ^ a b “Semenya cleared to return to track immediately”. Associated Press. ngày 6 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  11. ^ Kessel, Anna (ngày 6 tháng 7 năm 2010). “Caster Semenya may return to track this month after IAAF clearance”. The Guardian. London. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
  12. ^ a b “Caster Semenya – 50 people that matter 2010”. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010.
  13. ^ ROB LYONS (ngày 2 tháng 5 năm 2019). “Let Caster Semenya run”. Spiked. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019. Caster Semenya, sau khi bắt đầu thi đấu điền kinh nữ cuối những năm 2000 đã được phát hiện là có cặp nhiễm sắc thể giới tính nam đặc thù (hay một cách ngắn gọn là 46, XY)
  14. ^ VICTORIA JACKSON (ngày 1 tháng 5 năm 2019). “The Decadelong Humiliation of Caster Semenya”. Slate. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019. Semenya cô thuộc nhóm người "được sinh ra là nữ, được nuôi dạy và hòa nhập xã hội như những người phụ nữ, cả đời mình họ đã được pháp luật công nhận là nữ," luật sư của cô ghi chú—với chứng rối loạn phát triển giới tính (DSD) 46,XY và trải qua "hiệu ứng androgen hóa nghiêm trọng." Rất nhiều điều kiện khác nhau khớp với nhóm DSD 46,XY, tùy thuộc vào sự tương tác của nhiều loại gen, kích thích tố, và thụ quan kích thích tố. Những điều kiện này đều đòi hỏi sự hiện diện của một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y trong mỗi tế bào
  15. ^ Robert Johnson (ngày 2 tháng 5 năm 2019). “What No One Is Telling You About Caster Semenya: She Has XY Chromosomes”. Letsrun. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019. Caster Semenya có cặp nhiễm sắc XY. Nói chung những người theo sát sao vụ việc chấp nhận điều này, nhưng giờ đây nó đã được xác nhận như một thực tế khi thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài Thể thao lưu ý, "Chứng DSD theo như các quy định chỉ được giới hạn trong các VĐV ’DSD 46 XY’ – ví dụ, những điều kiện mà nếu cá nhân bị ảnh hưởng có cặp XY." Nếu cô ấy không có cặp XY, thì các quy định của IAAF vô tác dụng và cô ấy không cần phải cự kháng lại chúng.
  16. ^ Abrahamson, Alan (ngày 20 tháng 8 năm 2009). “Caster Semenya's present and future”. Universal Sports. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009.
  17. ^ “Athletics-Olympic hope Semenya runs fastest 400 metres of year”. ngày 18 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  18. ^ SAfrican in gender flap gets gold for 800 win[liên kết hỏng] ngày 22 tháng 8 năm 2009, By RYAN LUCAS, Associated Press Writer
  19. ^ Prince, Chandre (ngày 29 tháng 8 năm 2009). “Hero Caster's road to gold”. The Times. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009.[liên kết hỏng]
  20. ^ “Young SA team strikes gold”. Independent Online. ngày 16 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  21. ^ Ouma, Mark (ngày 2 tháng 8 năm 2009). “Nigerian Ogoegbunam completes a hat trick at Africa Junior Championships”. AfricanAthletics.org. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  22. ^ Ouma, Mark (ngày 31 tháng 7 năm 2009). “South African teen Semenya stuns with 1:56.72 800m World lead in Bambous – African junior champs, Day 2”. IAAF. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  23. ^ a b c d Tom Fordyce (ngày 19 tháng 8 năm 2009). “Semenya left stranded by storm”. BBC Sport. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2009.
  24. ^ South African teen Semenya stuns with 1:56.72 800m World lead in Bambous – African junior champs, Day 2 Lưu trữ 2012-10-22 tại Wayback Machine IAAF, ngày 31 tháng 7 năm 2009
  25. ^ “800 Metres Women Final Results” (PDF). ngày 19 tháng 8 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  26. ^ Track and Field News, Vol 8. Number 59, ngày 22 tháng 12 năm 2009.
  27. ^ Women's world champion Semenya faces gender test CNN, ngày 20 tháng 8 năm 2009
  28. ^ “Semenya told to take gender test”. BBC Sport. ngày 19 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2009.
  29. ^ Ouma, Mark (ngày 31 tháng 7 năm 2009). South African teen Semenya stuns with 1:56.72 800m World lead in Bambous - African junior champs, Day 2. IAAF. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2009. Archived ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  30. ^ “STATEMENT ON CASTER SEMENYA- News - iaaf.org”. www.iaaf.org.
  31. ^ Smith, David (ngày 20 tháng 8 năm 2009). Caster Semenya sex row: 'She's my little girl,' says father. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2009.
  32. ^ a b David Smith, "Caster Semenya row: 'Who are white people to question the makeup of an African girl? It is racism'" The Observer, ngày 23 tháng 8 năm 2009
  33. ^ Farndale, Nigel (ngày 25 tháng 10 năm 2009). “Athletics: Caster Semenya the latest female athlete suspected of being biological male”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.[liên kết hỏng]
  34. ^ Padawer, Ruth (ngày 28 tháng 6 năm 2016). “The Humiliating Practice of Sex-Testing Female Athletes”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016.
  35. ^ Caster Semenya Strong Finish Women's 400m | Brussels Diamond League Lưu trữ 2018-12-13 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  36. ^ Jere Longman "South African Runner’s Sex-Verification Result Won’t Be Public" The New York Times, ngày 19 tháng 11 năm 2009
  37. ^ “Caster Semenya given all clear after gender test row”. The Daily Telegraph. ngày 6 tháng 7 năm 2010.
  38. ^ “Caster Semenya coasted to victory in the Monaco meeting”. ngày 16 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  39. ^ Hart, Simon (ngày 24 tháng 8 năm 2009). “World Athletics: Caster Semenya tests 'show high testosterone levels'. The Times. London. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009.
  40. ^ Linda Geddes, Scant support for sex test on champion athlete New Scientist, ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  41. ^ a b “Semenya dismissive of gender row”. BBC Sport. ngày 20 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  42. ^ a b “South Africans unite behind gender row athlete”. BBC News. ngày 20 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2019.
  43. ^ Dworkin, Shair (2012). “The (Mis)Treatment of South African Track Star Caster Semenya”. Sexual Diversity in Africa: Politics, Theory, and Citizenship: 129–148.
  44. ^ "SA to take up Semenya case with UN", The Times SA, ngày 21 tháng 8 năm 2009 [liên kết hỏng]
  45. ^ “SA fury over athlete gender test”. BBC Sport. ngày 20 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  46. ^ “New twist in Semenya gender saga”. BBC Sport. ngày 25 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009.
  47. ^ “S. Africa gender row coach resigns”. BBC News. ngày 7 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
  48. ^ Serena Chaudhry (ngày 19 tháng 9 năm 2009). “South Africa athletics chief admits lying about Semenya tests”. Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
  49. ^ Dixon, Robyn (ngày 26 tháng 8 năm 2009). “Caster Semenya, South African runner subjected to gender test, gets tumultuous welcome home”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009.
  50. ^ a b Sawer, Patrick; Berger, Sebastian (ngày 23 tháng 8 năm 2009). “Gender row over Caster Semenya makes athlete into a South African cause celebre”. The Daily Telegraph. London. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2009.
  51. ^ Dewey takes up Semenya case in IAAF dispute – Legalweek Magazine
  52. ^ Dewey & LeBoeuf to advise Caster SemenyaThe Times Lưu trữ 2009-09-25 tại Wayback Machine
  53. ^ Dewey & LeBoeuf Retained to Protect Rights of South African Runner Caster Semenya Lưu trữ 2009-10-16 tại Wayback Machine – press release from Dewey & LeBoeuf.
  54. ^ “Makeover for SA gender-row runner”. BBC News. ngày 8 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  55. ^ “Semenya announces return to competitive running”. NBC Sports. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2010.[liên kết hỏng]
  56. ^ Yahoo News, ngày 18 tháng 7 năm 2010: Semenya easily wins again in Finland [liên kết hỏng]
  57. ^ AP article Lưu trữ 2010-08-24 tại Wayback Machine
  58. ^ CBC, ngày 21 tháng 7 năm 2010: Semenya has eyes on Commonwealth Games
  59. ^ Sampaolo, Diego (ngày 10 tháng 9 năm 2010). Howe, Semenya, and Yenew highlight in Milan. IAAF. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  60. ^ "Injured Semenya pulls out of Commonwealth Games", The Hindu, ngày 29 tháng 9 năm 2010:
  61. ^ a b “2011 Oslo Bislett Games Results”. letsrun.com. letsrun.com. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  62. ^ Payne, Marissa. "Russian runner who admitted on video to doping is stripped of Olympic gold". washingtonpost.com. ngày 10 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  63. ^ “Caster Semenya rightly chosen to bear South Africa's flag at opening ceremony”. CBS Sports. ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  64. ^ “Caster clinches silver medal”. Sport24. ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  65. ^ “Semenya: 'I tried my best': South African silver medallist hits back at allegations she did not try to win 800-metre race at the Olympics”. Al Jazeera. ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  66. ^ “Olympic Games – Semenya denies trying not to win Olympic title”. Yahoo Sport. ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  67. ^ “All-time women's best 800 m”. Track and Field all-time. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2014.
  68. ^ Gibson, Owen (ngày 9 tháng 11 năm 2015). “Russia accused of 'state-sponsored doping' as Wada calls for athletics ban”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.
  69. ^ “Mariya Savinova: Russian London 2012 gold medallist stripped of title”. BBC. ngày 10 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  70. ^ “IOC ready to strip medals from Russians”. TSN. ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  71. ^ “London 2012 800m women - Olympic Athletics”. International Olympic Committee (bằng tiếng Anh). ngày 6 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2018.
  72. ^ Court of Arbitration for Sport (tháng 7 năm 2015). CAS 2014/A/3759 Dutee Chand v. Athletics Federation of India (AFI) & The International Association of Athletics Federations (IAAF) (PDF). Court of Arbitration for Sport. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2016.
  73. ^ Branch, John (ngày 27 tháng 7 năm 2016). “Dutee Chand, Female Sprinter With High Testosterone Level, Wins Right to Compete”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016. Tòa Trọng tài Thể thao, trụ sở ở Thụy Sĩ, nghi vấn lợi thế testosterone cao tự nhiên ở nữ trong thi đấu điền kinh và do đó ngay lập tức đình chỉ việc thực thi các 'quy định về chứng tăng tiết androgen' của cơ quan chủ quản môn track and field, Liên đoàn điền kinh quốc tế. Tòa cho tổ chức này, có tên viết tắt là I.A.A.F., hai năm để cung cấp thêm nhiều chứng cứ khoa học thuyết phục hơn cho thấy mối liên hệ giữa 'lượng testosterone cao và cải thiện khả năng thi đấu điền kinh'.
  74. ^ “Semenya makes history at nationals”. Sport24. ngày 16 tháng 4 năm 2016.
  75. ^ “Caster Semenya South African National Olympic Trials 1500 meters results”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  76. ^ “Rio Olympics 2016: Caster Semenya wins 800m gold for South Africa”. BBC Sport. bbc.com. ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  77. ^ Blumenthal, Scott (ngày 20 tháng 8 năm 2016). “Rio Olympics: Caster Semenya Leaves No Doubt in 800”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  78. ^ “Rio 2016: Caster Semenya victory in 800m reduces Team GB athlete Lynsey Sharp to tears”. ngày 23 tháng 8 năm 2016.
  79. ^ Critchley, Mark (ngày 22 tháng 8 năm 2016). “Fifth-placed runner behind Semenya 'feels like silver medalist' and glad she was the 'second white'. The Independent. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2016.
  80. ^ a b Karkazis, Katrina. “The ignorance aimed at Caster Semenya flies in the face of the Olympic spirit”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  81. ^ Macur, Juliet (ngày 28 tháng 7 năm 2015). “The Line Between Male and Female Athletes Remains Blurred”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016.
  82. ^ “Results: 2016 Memorial Van Damme / Brussels Diamond League Results - LetsRun.com”. LetsRun.com (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2016.
  83. ^ “1500 Metres Women − Final − Results” (PDF). IAAF. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  84. ^ “800 Metres Women − Final − Results” (PDF). IAAF. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  85. ^ Bloom, Ben (ngày 25 tháng 4 năm 2018). “Caster Semenya to be forced to lower testosterone levels or face 800m ban”. The Telegraph – qua www.telegraph.co.uk.
  86. ^ “Caster Semenya expected to be affected by IAAF rule changes”. BBC Sport. ngày 26 tháng 4 năm 2018 – qua www.bbc.com.
  87. ^ “IAAF introduces new eligibility regulations for female classification- News - iaaf.org”. www.iaaf.org.
  88. ^ “IAAF Eligibility Regulations for the Female Classification (Athletes with Differences of Sex Development) in force as from ngày 8 tháng 5 năm 2019”. ngày 1 tháng 6 năm 2019.
  89. ^ Young, Dennis. “The Only Point Of Track's Dumb New Testosterone Rules Is To Make It Illegal To Be Caster Semenya”. Deadspin.
  90. ^ Ross Tucker (ngày 26 tháng 4 năm 2018). “Four minute mull 2018 E17: The IAAF's new hyperandrongeism policy and Caster Semenya” – qua YouTube.
  91. ^ Ingle, Sean (ngày 26 tháng 4 năm 2018). “New IAAF testosterone rules could slow Caster Semenya by up to seven seconds” – qua www.theguardian.com.
  92. ^ “Semenya's reign to be ended by new IAAF gender rule”. uk.sports.yahoo.com.
  93. ^ “Caster Semenya: Olympic 800m champion loses appeal against IAAF testosterone rules”. ngày 1 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019 – qua www.bbc.co.uk.
  94. ^ Court of Arbitration for Sport (ngày 1 tháng 5 năm 2019), Semenya, ASA and IAAF: Executive Summary (PDF), paragraph 6, truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019
  95. ^ IAAF told to suspend Semenya testosterone rules, ngày 3 tháng 6 năm 2019, ESPN
  96. ^ Block, Melissa (ngày 31 tháng 5 năm 2019). 'I Am A Woman': Track Star Caster Semenya Continues Her Fight To Compete As Female”. NPR.org. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
  97. ^ 'The IAAF will not drug me or stop me being who I am': Semenya appeals against Cas ruling”. The Guardian. ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  98. ^ “Caster Semenya: Olympic 800m champion can compete after Swiss court ruling”. BBC. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2019.
  99. ^ “Caster Semenya says testosterone case against IAAF has 'destroyed' her 'mentally and physically'. ngày 1 tháng 7 năm 2019 – qua www.bbc.co.uk.
  100. ^ “Press Release of the Swiss Federal Supreme Court” (PDF). ngày 30 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019.
  101. ^ Morgan, Tom (ngày 30 tháng 7 năm 2019). “Caster Semenya to miss World Championship title defence after Swiss court reimposes IAAF rulings”. The Telegraph. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019 – qua www.telegraph.co.uk.
  102. ^ “Track & Field News World Rankings: Women's 800m” (PDF). Track & Field News. 2019.
  103. ^ “IAAF approves new rules on hyperandrogenism”. The Guardian. ngày 12 tháng 4 năm 2011.
  104. ^ Matt Slater (ngày 28 tháng 7 năm 2015). “Sport & gender: A history of bad science & 'biological racism'. BBC Sport.
  105. ^ Aimee Lewis (ngày 26 tháng 4 năm 2018). “Caster Semenya may have to reduce hormone levels to compete at Olympics”. CNN.
  106. ^ Sean Ingle (ngày 3 tháng 6 năm 2019). “Caster Semenya able to run medication-free for now as Swiss court floors IAAF”. The Guardian.
  107. ^ “Zuma presents National Orders in Pretoria”. eNCA. ngày 27 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  108. ^ “Caster Semenya has stirring words for her critics after winning women's 800m”. Sydney Morning Herald. ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2016.
  109. ^ “WATCH: Caster on love, Rio and playing for Banyana”. The Sunday Times. ngày 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2016.
  110. ^ Faeza (ngày 9 tháng 1 năm 2017). “PICTURES: Caster Semenya and Violet Raseboya's are now married”. News24. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  111. ^ “Nominees announced for World Athlete of the Year”. IAAF. ngày 18 tháng 10 năm 2016.

Liên kết ngoài sửa

Thế vận hội
Tiền nhiệm:
Natalie du Toit
Người cầm cờ cho   Nam Phi
Luân Đôn 2012
Kế nhiệm:
Wayde van Niekerk
Giải thưởng
Tiền nhiệm:
  Anita Włodarczyk
Vận động viên Track & Field nữ của năm
2018
Kế nhiệm:
Đương nhiệm