Chào em cô gái Lam Hồng

ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ Ánh Dương, viết về những nữ thanh niên xung phong, thanh niên văn công ở chiến trường Khu 4

Chào em cô gái Lam Hồng là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ Ánh Dương,[1] viết về những nữ thanh niên xung phong,[2] thanh niên văn công ở chiến trường Khu 4.[3][4] Bài hát được sáng tác vào năm 1967 theo lời "đặt hàng" của chủ nhiệm chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh.[5] Trong bài hát, nhạc sĩ Ánh Dương đã vận dụng dân ca Nghệ Tĩnh để bài hát trở nên dễ hát và dễ thuộc.[6] Chỉ trong thời gian ngắn sau khi ra đời, bài hát đã gây được tiếng vang lớn.[7] Đến nay, bài hát vẫn thường được biểu diễn trong các đêm nhạc, đêm nghệ thuật liên quan đến Quân đội nhân dân Việt Nam.[8][9][10][11]

"Chào em cô gái Lam Hồng"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tácÁnh Dương
Soạn nhạcÁnh Dương

Ca khúc này đã từng được trình bày bởi nhiều ca sĩ như Huy Túc,[12] Ngọc Sơn,[13] hay các Nghệ sĩ Nhân dân như Trung Đức,[14][15] Lê Dung,[16] Quang Thọ.[17] Đây là một trong 4 bài hát giúp nhạc sĩ Ánh Dương nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2007.[18][19]

Sự việc liên quan sửa

Vào tháng 5 năm 2017, có thông tin cho rằng, Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa cấp phép phổ biến cho hơn 300 ca khúc nhạc đỏ, trong đó có bài Chào em cô gái Lam Hồng.[20][21] Sự việc này đã gây nhiều tranh cãi khi nhiều bài hát trong danh sách là những ca khúc quen thuộc của người dân Việt Nam.[22][23] Tuy nhiên, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã nhanh chóng đính chính rằng, đây là công việc cập nhật bổ sung danh sách các ca khúc đã được phổ biến rộng rãi, không phải cấp phép mới.[24][25]

Tham khảo sửa

  1. ^ Lê Văn Hòa (13 tháng 2 năm 2008). “Âm vang dòng nhạc cách mạng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Diệp Minh (27 tháng 6 năm 2015). “Bình chọn 10 ca khúc về ngành GTVT: Chào em cô gái Lam Hồng”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “Bản hùng ca tuyệt đẹp về thanh niên xung phong”. Phụ nữ Việt Nam. 18 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Hồ Công Lĩnh (20 tháng 12 năm 2017). “Chất thép, chất thơ trên từng lời ca, điệu múa”. Báo Quân khu 4. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Hồng Sơn (31 tháng 5 năm 2007). “Duyên tình và duyên nghiệp”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Dân Huyền (20 tháng 10 năm 2015). “Nhạc sĩ Ánh Dương và bài hát "Chào em cô gái Lam Hồng". Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Thiên Thảo (14 tháng 1 năm 2016). “Nhạc sĩ Ánh Dương: Một niềm vui nho nhỏ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Quỳnh Vinh (28 tháng 7 năm 2011). “Chương trình nghệ thuật "Màu hoa đỏ" lần thứ 4: Nối tiếp niềm tri ân sâu sắc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Thanh Hằng (28 tháng 7 năm 2011). “Khúc hát tri ân với quá khứ oai hùng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Quang Lộc (12 tháng 10 năm 2015). “Đêm nghệ thuật 'Tình em gửi trọn con đường'. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Thu Hà (21 tháng 7 năm 2018). “Thiết tha "Lời ru đồng đội". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Phạm Việt Thắng (17 tháng 5 năm 2011). “Đi tìm "Tiếng hát từ làng Sen". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Tố Uyên (19 tháng 10 năm 2019). “Ngọc Sơn hát nhạc đỏ sung sức trong liveshow của "con nuôi" Duy Cường”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Hà Trang (21 tháng 12 năm 2020). “NSND Trung Đức hát 'Chào em cô gái Lam Hồng' tôn vinh những nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Phúc Thắng; Tuấn Sơn (20 tháng 10 năm 2017). “Rạng ngời phẩm chất phụ nữ Việt Nam anh hùng”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Trần Mạnh Hà (20 tháng 12 năm 2012). “Chỉ có một Lê Dung”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ PV (22 tháng 8 năm 2007). “Nhạc sĩ Ánh Dương: Một niềm vui nho nhỏ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Trần Nguyễn Anh (3 tháng 5 năm 2017). “Nghe nhạc sĩ Ánh Dương kể chuyện cô gái Lam Hồng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Lan Dung (13 tháng 2 năm 2007). “Thêm 5 tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Ngọc An (20 tháng 5 năm 2017). “Thêm hơn 300 ca khúc được phép phổ biến”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ “Phó thủ tướng chỉ đạo không cần cấp phép những bài hát quen thuộc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ “Thêm 300 ca khúc "nhạc đỏ" được Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố phổ biến rộng rãi”. Báo Lao Động. 20 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Tuyết Loan (23 tháng 5 năm 2017). “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn rút kinh nghiệm”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ Linh Nhi (22 tháng 5 năm 2017). “Cục Nghệ thuật biểu diễn: Cập nhật chứ không phải cấp phép mới 300 ca khúc nhạc đỏ”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Khánh Nguyên (22 tháng 5 năm 2017). “Cục Nghệ thuật Biểu diễn đính chính vụ cấp phép 300 bài hát”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.