Chào kiểu Eskimo là hành động chạm đỉnh mũi vào nhau khi gặp gỡ người khác. Đây được coi là một kiểu chào thân thiện trong nhiều nền văn hóa.

Minh họa

Từ nguyên sửa

Tên gọi cho kiểu chào hỏi này xuất phát từ việc các nhà thám hiểm Bắc Cực thấy người Inuit cọ mũi vào nhau khi mỗi khi gặp gỡ, họ gọi là Eskimo kissing (hôn kiểu Eskimo).[1][2][3]

Thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau sửa

Inuit sửa

 
Kunik

Nụ hôn Eskimo được những người Inuit sử dụng như một lời chào truyền thống gọi là kunik.[1]

Kunik là một hình thức thể hiện tình cảm, thường là giữa các thành viên gia đình và những người thân yêu, bằng việc cọ mũi và môi trên vào da (thường là lên má hoặc trán) và hít vào, làm cho da hoặc tóc của người thân được hút vào mũi và môi trên.[2] Một quan niệm sai lầm phổ biến là cách chào này để người Inuit có thể hôn mà khóa môi nhau. Trên thực tế, nó là một lời chào thân thiện mà họ thể hiện khi gặp nhau nơi công cộng. Để tế nhị, họ sẽ che lại, chỉ để lộ mũi và môi.

Những nền văn hoá khác sửa

Các vùng khác trên thế giới cũng có những kiểu chào hỏi tương tự, đặc biệt là người Māori (New Zealand) chào theo kiểu hongi và người Hawaii chào theo kiểu honi. Những người du mục Mông Cổ của sa mạc Gobi có chào tương tự, cũng như một số nền văn hóa Đông Nam Á như người Bengal, người Campuchia, người Lào, người Thái, người Việt, Timor, người Sabu, người Sumba[3]. Hôn mũi cũng được sử dụng như một lời chào truyền thống của các bộ lạc Ả Rập khi chào hỏi các thành viên của cùng một bộ lạc.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Elder, Jeff (ngày 16 tháng 2 năm 2005). “An 'Eskimo kiss' is a kunik, and maybe not what you think”. South Coast Today. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ a b “Eskimo Kisses, Arm Hair, Moon Flags & Spike Lee vs. Stan Lee vs. Bruce Lee”. Esquire Magazine. ngày 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ a b “Sumba: Keeping a vow -- blessings, curse and sweet potatoes”. ngày 5 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2013., The Jakarta Post

Liên kết ngoài sửa