Châu Hưng A là một thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Châu Hưng A
Xã Châu Hưng A
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
HuyệnVĩnh Lợi
Trụ sở UBNDĐường Nguyễn Minh Nhựt, ấp Nhà Dài A
Thành lập13/5/2002[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°21′48″B 105°44′0″Đ / 9,36333°B 105,73333°Đ / 9.36333; 105.73333
Châu Hưng A trên bản đồ Việt Nam
Châu Hưng A
Châu Hưng A
Vị trí xã Châu Hưng A trên bản đồ Việt Nam
Diện tích29,82 km²[2]
Dân số (2020)
Tổng cộng10.183 người[2]
Mật độ341 người/km²
Khác
Mã hành chính31903[3]
Websitechauhunga.vinhloi.baclieu.gov.vn

Địa lý sửa

Xã Châu Hưng A nằm ở phía bắc huyện Vĩnh Lợi, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng và thị trấn Châu Hưng
  • Phía tây giáp xã Châu Thới
  • Phía nam giáp thị trấn Châu Hưng
  • Phía bắc giáp tỉnh Sóc Trăng.

Xã Châu Hưng A có diện tích 29,82 km², dân số năm 2020 là 10.183 người, mật độ dân số đạt 341 người/km².[2]

Hành chính sửa

Xã Châu Hưng A được chia thành 8 ấp: Chắt Đốt, Hà Đức, Nhà Dài A, Nhà Dài B, Thạnh Long, Thông Lưu A, Trà Ban I, Trà Ban II.

Lịch sử sửa

Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP[1] về việc thành lập xã Châu Hưng A trên cơ sở 2.959,21 ha diện tích tự nhiên và 9.680 nhân khẩu của xã Châu Hưng.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[4] về việc thành lập huyện Hòa Bình trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Vĩnh Lợi. Xã Châu Hưng A trực thuộc huyện Vĩnh Lợi.

Kinh tế - xã hội sửa

Xã hội sửa

Giáo dục sửa

Các trường học trên địa bàn xã Châu Hưng A:

  • Trường MN Phong Lan
  • Trường TH Mai Thanh Thế.

Y tế sửa

Hiện nay, xã có 1 trạm y tế tại ấp Nhà Dài A.

Văn hóa - Du lịch sửa

Di tích sửa

Bia kỷ niệm trận đánh Đồn Cầu Trâu năm 1962 (di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh), tọa lạc tại ấp Trà Ban II, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (trước đây thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng). Cách trung tâm huyện khoảng 4 km về hướng Bắc (theo Quốc lộ 1). Khu di tích gắn liền với tiểu sử của liệt sĩ Mai Thanh Thế, đã được UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2009.

Giao thông sửa

Đường phố sửa

  • Đường Nguyễn Minh Nhựt: bắt đầu từ Quốc lộ 1A đến cầu Chắc Đốt, xã Châu Hưng A có tổng chiều dài là 7.414 m[5][6].

Chú thích sửa

  1. ^ a b “Nghị định 55/2002/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu”. Thư viện pháp luật. 13 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập 13 tháng 5 năm 2002.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ a b c “Phương án số 48/PA-UBND về việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lợi thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Lợi. 4 tháng 6 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Nghị định 96/2005/NĐ-CP về việc thành lập huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 7 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2005.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ UBND tỉnh Bạc Liêu (30 tháng 12 năm 2014). “Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2014 về đặt tên tuyến đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ Mạnh Quân (15 tháng 1 năm 2018). “Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Minh Nhựt: Chiến đấu đến viên đạn cuối cùng”. Báo Bạc Liêu. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2018.

Tham khảo sửa