Cynocephalus volans (tên tiếng Anh: Chồn bay Philippines) là một trong hai loài chồn bay duy nhất còn tồn tại của bộ Bộ Cánh da (Dermoptera).[5] Đây là thành viên duy nhất của chi Cynocephalus. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.[5] Chồn bay Philippines là loài đặc hữu của Philippines. Chúng sống tập trung ở MindanaoBohol.

Cynocephalus volans
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Dermoptera
Họ (familia)Cynocephalidae
Chi (genus)Cynocephalus
Boddaert, 1768[2]
Loài (species)C. volans
Danh pháp hai phần
Cynocephalus volans
(Linnaeus, 1758[3]) [4]
Vùng phân bố
Vùng phân bố
Danh pháp đồng nghĩa
Colugo Gray, 1870; Dermopterus Burnett, 1829; Galeolemur Lesson, 1840; Galeopithecus Pallas 1783; Galeopus Rafinesque 1815; Pleuropterus Burnett, 1829.

Mô tả

sửa

Mặc dù gọi là chồn bay nhưng chúng không thể bay được. Đây là một trong hai loài chồn bay duy nhất còn tồn tại của bộ Bộ Cánh da (Dermoptera); loài còn lại là chồn bay Sunda.

Một con chồn bay Philippines trung bình nặng 1-1,7 kg và dài 14–17 cm. Nó có đầu to, tai nhỏ và đôi mắt to. Chân chồn to, có vuốt và có màng để giúp trèo nhanh và lướt đi. Cái đuôi dài 36 cm được nối với chi trước qua một mảng dù lượn. Màng này giúp chồn lướt đi xa không dưới 100 m, rất hữu ích cho việc kiếm ăn và chạy trốn kẻ săn mồi, đặc biệt là đại bàng Philippines.[6] Loài này hoạt động về đêm; ban ngày chúng trú trong hốc cây hoặc bám vào tán lá rậm rạp. Chồn cái thường sinh một con sau hai tháng mang thai. Con non yếu và bám vào trong một túi nhỏ được tạo thành từ những vạt da ở bụng chồn mẹ.

Chế độ ăn

sửa
 
Chồn mẹ với con non

Dù 34 chiếc răng của chồn bay Philippiness tương tự như răng của động vật ăn thịt nhưng chúng lại chủ yếu ăn trái cây mềm, hoa, và lá non.

Tập tính

sửa

Chồn bay Philippines sống trên cây và thường cư trú trong các khu rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Tuy nhiên, một số lang thang vào các đồn điền trồng dừa, chuối và cao su. Loài này bị xem là loài gây hại bởi chúng ăn trái cây và hoa, do đó chúng bị con người săn bắn. Người ta nấu thịt chồn làm thức ăn và dùng lông của chúng làm nguyên liệu để sản xuất những cái mũ bản địa. Báo cáo năm 2008 của IUCN nhận định loài này phải đối mặt với sự xuống cấp của môi trường sống, tuy nhiên số lượng cá thể vẫn đủ lớn để không bị xếp vào danh sách loài bị đe dọa.[1]

 
Một cá thể bị nuôi nhốt

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Gonzalez, J. C., Custodia, C., Carino, P. & Pamaong-Jose, R. (2008). Cynocephalus volans. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Cynocephalus”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ 10th edition of Systema Naturae
  4. ^ Linnæus, Carl (1758). Systema naturæ per regna tria naturæ, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I (bằng tiếng La-tinh) (ấn bản thứ 10). Holmiæ: Laurentius Salvius. tr. 30. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ a b Stafford, B. J. (2005). “Order Dermoptera”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 110. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  6. ^ “Philippine Eagle”. Bản gốc (Video) lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập 22 tháng 11 năm 2012. Philippine eagle hunting and catching flying lemur

Liên kết ngoài

sửa