Dãy núi Hoàng Liên Sơn

(Đổi hướng từ Dãy Hoàng Liên Sơn)

Hoàng Liên Sơn (chữ Anh: Hoang Lien Mountains), hoặc gọi là Dãy núi Hoàng Liên Sơn, là một dãy núi nằm ở phía tây bắc Việt Nam,[1] là phần còn lại và kéo dài về phía nam của dãy núi Ai Lao. Chủ yếu do đá phiến sét, đá vôiđá biến chất khác hợp thành. Hướng của Hoàng Liên Sơn là tây bắc - đông nam, phía bắc từ huyện Mường Tè, Lai Châu, phía nam đến huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Tháng 7 năm 2002, Việt Nam thiết lập Vườn quốc gia Hoàng Liên rộng 68.569 ha, bao gồm thị xã Sa Pa, huyện Văn Bànhuyện Tân Uyên, bên trong vườn quốc gia có gần 3.000 loài thực vật bậc cao và hơn 500 loài động vật hoang dã.[2]

Hoàng Liên Sơn
Dãy núi
Một phần của dãy Hoàng Liên Sơn nhìn từ núi Phu Luông
Quốc gia Việt Nam
Điểm cao nhất Fansipan
 - Vị trí San Sả Hồ, Sa Pa, Lào Cai
 - cao độ 3.147,3 m (10.326 ft)
 - tọa độ 22°18′12″B 103°46′31″Đ / 22,30333°B 103,77528°Đ / 22.30333; 103.77528

Hoàng Liên Sơn được đặt tên theo cây hoàng liên. Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ, nghĩa là "sừng trời".[3]

Địa lí sửa

 
Hoàng hôn trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ

Nằm ở phía tây bắc của dãy núi Trường Sơn, nằm giữa sông Hồngsông Đà.[4] Có hướng tây bắc - đông nam, địa thế tây bắc cao đông nam thấp, đỉnh núidãy núi trùng điệp, rất nhiều đỉnh núi cao hơn 2.500 mét so với mặt nước biển. Sườn tây có độ dốc lớn hơn sườn đông. Đỉnh núi chính là Fansipan, cao 3.147 mét so với mặt nước biển, là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là "nóc nhà Việt Nam", trên đỉnh núi có quần thể kiến trúc tự viện. Thuộc khí hậu đồi núi nhiệt đớiá nhiệt đới điển hình, chủ yếu phân bố rừng mưa thường xanh nhiệt đới nguyên sinh và rừng mưa thường xanh á nhiệt đới. Sinh vật phong phú đa dạng, rừng rậm dày đặc tốt tươi, là nơi sản xuất cây rừng quý hiếm và thực vật dược thảo của Việt Nam, trong đó có pơ mu được liệt vào loài sắp nguy cấp của Sách đỏ IUCN.

Tham khảo sửa

 
 
Dãy núi Hoàng Liên Sơn (Việt Nam)
  1. ^ “Tà Chì Nhù: Cung đường đến nơi chạm tay vào biển mây”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 13 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ Chiến Hữu (13 tháng 4 năm 2017). “Đa dạng sinh học vườn quốc gia Hoàng Liên”. baovemoitruong.org.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ “Nơi cổng trời Khau Phạ”. yenbai.gov.vn. Cổng thông tin điện tử Yên Bái. 4 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ Ban biên tập Encyclopædia Britannica. “Fan Si Peak”. www.britannica.com. Encyclopædia Britannica, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.