Danh sách di sản thế giới tại Hà Lan

bài viết danh sách Wikimedia

Hà Lan cùng với Curaçao Dưới đây là danh sách các di sản thế giới tại Hà Lan đã chấp nhận Công ước về Bảo vệ Di sản thế giới vào ngày 26 tháng 8 năm 1992, sau đó các đề cử tài sản trên lãnh thổ của quốc gia và vùng lãnh thổ này đã đủ điều kiện xét đề cử vào danh sách Di sản thế giới.[1]

Tính đến hết năm 2021, Hà Lan và vùng lãnh thổ hải ngoại đã có tổng cộng 12 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Trong đó có 11 di sản văn hóa và chỉ có duy nhất một di sản thiên nhiên.[2] Địa điểm đầu tiên được công nhận vào năm 1995 là Schokland, trong khi di sản mới nhất được thêm vào năm 2014 là Nhà máy Van Nelle. Trong khi có 9 địa điểm là nằm tại Hà Lan thì vùng lãnh thổ hải ngoại Curaçao mới chỉ có 1 di sản duy nhất. Hà Lan cũng có ba địa điểm di sản xuyên quốc gia là biển Wadden, chung với Đan MạchĐức; Biên thành Hạ Germania chung với Đức; và Các thuộc địa của Lòng nhân từ chung với Bỉ.

Hà Lan hiện có 3 di sản dự kiến, tất cả đều được nộp hồ sơ vào ngày 17 tháng 8 năm 2011.[2] Danh sách này cũng thống kê Teylers, Haarlem, một di sản dự kiến trước đây nhưng đã bị rút hồ sơ theo yêu cầu của Hà Lan trong kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Di sản thế giới vào năm 2013 tại Phnôm Pênh, Campuchia sau khi ICOMOS xác định rằng khu vực này không đáp ứng được các tiêu chí.[3]

Dưới đây là danh sách các di sản thế giới cùng với các di sản dự kiến của Hà Lan và vùng lãnh thổ hải ngoại.[2]

Danh sách sửa

  • Tên' là tên chính thức được sử dụng trên trang chính của UNESCO.[2]
  • Vị trí là tên đô thị, thành phố, tỉnh, vùng địa lý, tọa độ của di sản đó.
  • Tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn được công nhận của UNESCO. Trong khi các tiêu chuẩn từ i, ii, iii, iv, v, và vi là những tiêu chuẩn về văn hóa, thì vii, viii, ix, và x là các tiêu chuẩn tự nhiên.[4]
  • Năm công nhận là năm chính thức được công nhận là di sản thế giới.
  • Mô tả là những mô tả khái quát về di sản, lý do được công nhận là Di sản thế giới hoặc đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa nếu có.
  * Di sản xuyên quốc gia
World Heritage Sites
Địa điểm Hình ảnh Vị trí Năm công nhận UNESCO data Mô tả
Schokland và vùng phụ cận   Noordoostpolder, Flevoland 1995 739; iii, v (văn hóa) Schokland là minh chứng về việc người dân Hà Lan đã chống chọi với biển cả như thế nào. Đây là một bán đảo đã có người sinh sống từ thời tiền sử, nó đã trở thành một hòn đảo vào thế kỷ 15, cho đến khi bị vịnh Zuiderzee lấn chiếm hoàn toàn vào năm 1859. Noordoostpolder được thành lập vào những năm 1940 và do đó Schokland đã được khai hoang.[5]
Tuyến phòng thủ dưới nước của Hà Lan   North HollandUtrecht 1996 759bis; ii, iv, v (văn hóa) Tuyến phòng thủ của Amsterdam được xây dựng từ năm 1883 đến năm 1920. Công sự được xây dựng dựa trên nguyên tắc kiểm soát vùng biển xung quanh một thành phố. Nó bao gồm một mạng lưới 45 pháo đài được trang bị và có thể tạm thời xả lũ mở rộng 135 km (84 dặm) xung quanh Amsterdam. Địa điểm này ban đầu được liệt kê là Tuyến phòng thủ của Amsterdam vào năm 1996. Năm 2021, nó được mở rộng để bao gồm các công trình phòng thủ tại tổng cộng 9 địa điểm và được đổi tên thành Tuyến phòng thủ dưới nước của Hà Lan.[6][7]
Hệ thống cối xay gió tại Kinderdijk-Elshout   AlblasserdamNieuw-Lekkerland, South Holland 1997 818; i, ii, iv (văn hóa) Tài sản này là một ví dụ về cảnh quan nhân tạo được tạo ra bằng cách tháo nước lấn biển. Việc xây dựng các công trình thủy lợi bắt đầu từ thời Trung Cổ để hình thành đất đai cho nông nghiệp và định cư. Di sản công nghệ bao gồm các kênh vận chuyển và thoát nước ở vùng cao và thấp, các bờ bao và đê, 3 trạm bơm, 2 cống xả, 2 nhà quản lý nước, và 19 cối xay gió có nhiệm vụ thoát nước. Phần lớn trong số đó được xây dựng từ năm 1738 đến 1740.[8]
Khu di tích lịch sử của Willemstad, Nội thành và bến cảng, Curaçao   Willemstad, Curaçao 1997 819; ii, iv, v (văn hóa) Willemstad được thành lập như một khu định cư buôn bán của các thương gia từ Hà Lan vào năm 1634. Thị trấn hiện đại bao gồm một số quận lịch sử, phản ánh sự pha trộn của văn hóa Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng như Phi-Caribe. Một số ngôi nhà lịch sử được sơn bằng màu sắc tươi sáng, đây là truyền thống có từ đầu thế kỷ 19.[9]
Trạm bơm bằng hơi nước D.F.Woudagemaal   Lemmer, Lemsterland, Friesland 1998 867; i, ii, iv (văn hóa) Trạm bơm bằng hơi nước D.F.Woudagemaal là một công trình chạy bằng hơi nước nhằm ngăn chặn lũ lụt cho các vùng trũng của Friesland. Nó bắt đầu hoạt động vào năm 1920. Khi được xây dựng, nó là trạm bơm bằng hơi nước lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Tại thời điểm được công nhận, nó vẫn hoạt động bình thường.[10]
Droogmakerij de Beemster (Beemster Polder)   Beemster, North Holland 1999 899, i, ii, iv (văn hóa) Beemster Polder là loại đầm nhỏ lấn biển đầu tiên được tạo ra bằng cách khai hoang đất từ ​​một hồ nước. Nó được rút nước vào năm 1612, điều này được thực hiện nhờ những tiến bộ trong công nghệ cối xay gió. Nó được đặt theo tên của một mô hình hình học, phù hợp với các nguyên tắc quy hoạch thời Phục hưng. Cấu trúc cơ bản là một hình chữ nhật có kích thước 180 mét (590 ft) x 900 mét (3.000 ft). Mô hình của các con đường và dòng nước chảy từ bắc xuống nam và đông sang tây. Ngày nay nó vẫn được sử dụng cho nông nghiệp.[11]
Nhà Rietveld Schröder   Utrecht, Utrecht 2000 965; i, ii (văn hóa) Nhà Rietveld Schröder được xây dựng vào năm 1924. Nó được ủy thác bởi Truus Schröder-Schräder và được thiết kế bởi Gerrit Thomas Rietveld. Ngôi nhà là một trong những ví dụ được biết đến nhiều nhất của phong trào De Stijl. Đây là một ngôi nhà nhỏ dành cho một gia đình với sự sắp xếp không gian nội thất linh hoạt, cho phép thay đổi dần dần theo thời gian phù hợp với sự thay đổi của chức năng. Trong những năm 1970 và 1980, nó đã được khôi phục một cách cẩn thận để mang hiện trạng như ban đầu và kể từ đó đã được bảo tồn như một bảo tàng.[12]
Biển Wadden*   Friesland, Groningen, và North Holland 2009 1314; viii, ix, x (thiên nhiên) Biển Wadden là hệ thống bãi cát và bãi bùn ven triều lớn nhất trên thế giới. Đây là một điểm quan trọng về đa dạng sinh học, quê hương của các loài như hải cẩu cảng, chải cẩu xám , và cá heo cảng. Các địa điểm ở Đức và Hà Lan đã được ghi vào Danh sách Di sản thế giới năm 2009, khu vực biển ở Đan Mạch được bổ sung vào năm 2014.[13]
Khu vực vành đai kênh đào Amsterdam thế kỷ 17 bên trong Singelgracht   Amsterdam, North Holland 2010 1349; i, ii, iv (văn hóa) Kênh đào Amsterdam được thiết kế vào cuối thế kỷ 16 và xây dựng vào thế kỷ 17, như một thành phố cảng mới và hoàn toàn nhân tạo. Các kênh đào được bố trí theo hình vòng cung đồng tâm, giao nhau với các tuyến đường thủy và đường phố xuyên tâm. Phần lớn các ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17 và 18 vẫn được bảo tồn, trong khi các cấu trúc dân dụng và thủy lợi cũ nói chung đã được thay thế. Vào thế kỷ 17 và 18, Amsterdam được xem như hình mẫu tham khảo cho một số dự án trên thế giới.[14]
Nhà máy Van Nelle   Rotterdam, South Holland 2014 1441; ii, iv (văn hóa) Nhà máy được xây dựng vào những năm 1920 với vai trò là nhà máy chế biến và đóng gói cà phê, trà và thuốc lá. Nó được thiết kế bởi Leendert van der Vlugt và đại diện cho một khái niệm mới về nhà máy, một biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa chức năng thời kỳ giữa chiến tranh. Mặt tiền được làm bằng thép và kính, cung cấp ánh sáng ban ngày cho công nhân. Các hoạt động công nghiệp tại nhà máy đã ngừng vào những năm 1990, tài sản hiện được điều hành bởi một chủ sở hữu mới.[15]
Các thuộc địa của Lòng nhân từ*   Drenthe 2021 1555rev; ii, iv (văn hóa) Hậu quả của các cuộc Chiến tranh Napoléonchâu Âu là phần lớn dân cư của các quốc gia Vùng đất thấp rơi vào tình trạng nghèo khó. Để giải quyết các vấn đề xã hội, Hội Chủ nghĩa Nhân đạo được thành lập vào năm 1818 và xây dựng 7 thuộc địa nông nghiệp cho các gia đình, trẻ mồ côi, người ăn xin và quân nhân đã nghỉ hưu. Cách tiếp cận này đã được đổi mới với sự kết hợp của giáo dục, chăm sóc sức khỏe và lao động ép buộc để đảm bảo sự tự cung tự cấp của các thuộc địa. Ba trong số các thuộc địa được công nhận nằm tại Hà Lan: Veenhuizen, FrederiksoordWilhelminaoord. Một địa điểm còn lại nằm tại Wortel của Bỉ.[16]
Biên thành La Mã - Biên thành Hạ Germania*   một vài địa điểm 2021 1631; ii, iii, iv (văn hóa) Biên thành Hạ Germania bảo vệ khu vực Hạ Germania của La Mã , dọc theo sông Rhein từ khối núi Rhein đến bờ Biển Bắc. Các công sự được thành lập vào cuối thế kỷ 1 trước Công nguyên và vẫn được sử dụng cho đến khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào đầu thế kỷ 5 sau Công nguyên. Di sản này bao gồm 102 địa điểm, trong đó có 39 địa điểm ở Hà Lan, những địa điểm khác ở Đức. Các địa điểm này là những phần còn lại của pháo đài, tháp canh, thị trấn, đường xá và cơ sở hạ tầng khác.[17]

Di sản dự kiến sửa

Ngoài các di sản chính thức được công nhận, các quốc gia cũng có thể duy trì một danh sách di sản dự kiến mà họ đề cử. Đề cử Di sản thế giới chỉ được chấp nhận nếu địa điểm đó đã nằm trong danh sách dự kiến trước đó. Tính đến năm 2021, Hà Lan có tổng cộng 3 di sản dự kiến:[18]

Số liệu UNESCO Hình ảnh Tên Vị trí Tiêu chuẩn Năm công nhận Mô tả
5627   Công viên biển Bonaire Bonaire, Caribe thuộc Hà Lan[note 1]

12°10′B 68°15′T / 12,167°B 68,25°T / 12.167; -68.250

Thiên nhiên (vii, viii, ix, x) 2011
5629   Eise Eisinga Planetarium Franeker, Friesland

53°11′15″B 5°32′38″Đ / 53,1875°B 5,54389°Đ / 53.18750; 5.54389

Văn hóa (vii, viii, ix, x) 2011
5632   Các đồn điền tại Tây Curaçao Curaçao

12°20′32″B 69°05′38″T / 12,34222°B 69,09389°T / 12.34222; -69.09389

Văn hóa (vii, viii, ix, x) 2011

Ghi chú sửa

  1. ^ Bonaire là một đô thị đặc biệt của Hà Lan trên biển Caribe.

Tham khảo sửa

  1. ^ State Parties. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập 2012-01-21.
  2. ^ a b c d Netherlands. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập 2012-01-21.
  3. ^ Decisions Adopted by the World Heritage Committee at its 37TH Session WHC-13/37.COM/20, Decision: 37 COM 8B.36” (PDF).
  4. ^ The Criteria. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập 2009-07-23.
  5. ^ “Schokland and Surroundings”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Dutch Water Defence Lines”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Four natural and three cultural sites added to UNESCO's World Heritage List”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ “Mill Network at Kinderdijk-Elshout”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  9. ^ “Historic Area of Willemstad, Inner City and Harbour, Curaçao”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  10. ^ “Ir.D.F. Woudagemaal (D.F. Wouda Steam Pumping Station)”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ “Droogmakerij de Beemster (Beemster Polder)”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  12. ^ “Rietveld Schröderhuis (Rietveld Schröder House)”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ “The Wadden Sea”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ “Seventeenth-century canal ring area of Amsterdam inside the Singelgracht”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ “Van Nelle Factory”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “Colonies of Benevolence”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  17. ^ “Frontiers of the Roman Empire – The Lower German Limes”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  18. ^ “UNESCO World Heritage Centre – Tentative Lists: the Netherlands”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.