Kênh đào Amsterdam
Amsterdam, thành phố "Venice của phương Bắc", với 100 km toàn những kênh đào cùng 900 hòn đảo và 1500 bảo tàng. Ba kênh đào chính: Herengracht, Prinsengracht, và Keizersgracht, được đào khoảng thế kỷ thứ 17, trong thời gian hoàng kim của Hà Lan, với chức năng vành đai của thành phố. Dọc theo 3 kênh đào chính này là 1550 công trình tưởng niệm. Năm 2010, toàn bộ ba kênh đào và 1550 công trình tưởng niệm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Một mạng lưới các kênh đào được xây dựng ở phía Tây và Nam nhằm bảo vệ thành phố cổ và hải cảng trong việc tái định cư và mở rộng địa giới hành chính của thành phố, Singelgracht. Đây là một kiệt tác về công trình thuỷ lợi, quy hoạch thành phố, và một chương trình hợp lý xây dựng và kiến trúc tư
Những kênh đào được đào khoảng thế kỷ 17 ở Singelgracht - Amsterdam | |
---|---|
![]() ![]() Di sản thế giới của UNESCO | |
![]() | |
Thông tin khái quát | |
Quốc gia | ![]() |
Kiểu | Văn hóa |
Tiêu chuẩn | i, ii, iv |
Tham khảo | 1349 |
Vùng UNESCO | Châu Âu |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 2010 (kỳ họp thứ 34rd) |
Một hệ thống kênh rạch gồm nhiều hình vòng cung đồng tâm, chạy dài giữa các khu đô thị nhằm thoát nước khỏi các khu đầm lầy và mở rộng đất cho thành phố. Thời kỳ đó, đây là công trình mở rộng có quy mô nhất, và nó đã trở thành mô hình tham chiếu cho nhiều dự án các thành phố lớn trên thế giới.
Ba kênh đào chínhSửa đổi
HerengrachtSửa đổi
Herengracht (kênh đào chúa tể) là kênh đào thứ nhất trong ba kênh đào chính của Amsterdam. Nó được đặt theo cái tên regenten chỉ những người cai trị Cộng hòa Hà Lan. Một nhánh của kênh đào này là Gouden Bocht, một kênh đào có đi qua Viện Goethe.
KeizersgrachtSửa đổi
Keizersgracht (kênh đào hoàng đế) là kênh đào thứ hai trong ba kênh đào chính của Amsterdam cùng với hai kênh đào kgasc: Herengracht và Prinsengracht. Nó được đặt theo tên của Maximilian I, một hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh.
PrinsengrachtSửa đổi
Prinsengracht (kênh đào hoàng tử) là kênh đào cuối cùng trong ba kênh đào chính của Amsterdam. Nó được đặt theo tên của Willem de Zwijger, công tước xứ Orange.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kênh đào Amsterdam. |