Danh sách vườn quốc gia tại Mông Cổ

bài viết danh sách Wikimedia

Mông Cổ hiện có 29 vườn quốc gia. Khorgo-Terkhiin Tsagaan Nuur được thành lập vào năm 1965 là vườn quốc gia đầu tiên của Mông Cổ. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều vườn quốc gia khác được thành lập. Undurkhaan Uul là vườn quốc gia có diện tích nhỏ nhất, trong khi Gobi Gurvansaikhan là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất lên tới gần 27.000 km vuông.

Danh sách

sửa
# Tên Hình ảnh Vị trí Bản đồ Diện tích (km²) Năm Mô tả
1 Altai Tavan Bogd
 
Bayan-Ölgii
48°33′B 88°37′Đ / 48,55°B 88,617°Đ / 48.550; 88.617
 
 
6362 1996 Nằm tại dãy núi Altay tại cực tây của Mông Cổ, vườn quốc gia này ("tổ hợp tự nhiên Ngũ thánh Altai") bao gồm Tavan Bogd, đỉnh núi cao nhất Mông Cổ. Trong công viên là Di sản thế giới được UNESCO công nhận 'Quần thể tượng hình trên dãy núi Altay của Mông Cổ'.[1][2]
2 Gobi Gurvansaikhan
 
SouthGobi
43°B 104°Đ / 43°B 104°Đ / 43; 104
 
 
26947 1993 Vườn quốc gia này (tổ hợp tự nhiên Ba vẻ đẹp của Gobi) nằm trên dãy núi Gurvan Saikhan, bên trong sa mạc Gobi ở phía trung nam Mông Cổ. Đây là vườn quốc gia lớn nhất Mông Cổ. Các thắng cảnh bao gồm Khongoryn Els, là một quần thể các cồn cát lớn kéo dài đến đông nam dãy núi Altay.[3]
3 Gorkhi-Terelj
 
Töv
48°09′B 107°34′Đ / 48,15°B 107,567°Đ / 48.150; 107.567
 
 
2932 1993 Gorkhi-Terelj nằm cách 37 km về phía đông của thủ đô Ulaanbaatar. Các điểm tham quan bao gồm hồ Khagiin Khar, một hồ băng sâu 20 mét cách các trại du lịch 80 km, và suối nước nóng Yestii cách xa hơn 18 km về phía thượng nguồn. Vườn quốc gia này cũng có một tu viện Phật giáo mở cửa đón khách du lịch.[4]
4 Khustain Nuruu
 
Töv
47°46′B 105°53′Đ / 47,767°B 105,883°Đ / 47.767; 105.883
 
 
506 1993 Còn được gọi là "Hustai Nuruu" ('Dãy núi Bạch dương'), vườn quốc gia này nằm cách 70 km về phía tây Ulaanbaatar ở miền trung Mông Cổ. Nó nằm trên địa hình thảo nguyên dọc theo Dãy núi Khentii, với sông Tuul chảy qua ranh giới của nó. Nó là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới "Husai Nuruu", và đang hỗ trợ việc giới thiệu lại loài ngựa hoang Mông Cổ đang có nguy cơ tuyệt chủng.[5][6]
5 Hồ Khövsgöl
 
Khövsgöl
51°12′B 100°50′Đ / 51,2°B 100,833°Đ / 51.200; 100.833
 
 
8381 1992 Vườn quốc gia này nằm xung quanh hồ Khovsgul, hồ nước ngọt lớn nhất ở Mông Cổ (hơn 1.000 dặm vuông và trung bình sâu hơn 450 feet). Nằm ở phía tây bắc Mông Cổ trên khu vực biên giới với Nga, hồ Khovsgul đôi khi được coi là "em gái" của hồ Baikal nằm về phía bắc.[7]
6 Khyargas Nuur
 
Khovd
47°58′B 92°50′Đ / 47,967°B 92,833°Đ / 47.967; 92.833
 
 
8503 1997 Khyargas Nuur là một hồ muối lớn (1,481 km2) ở lưu vực Hồ Lớn của tây Mông Cổ, được bao quanh bởi sa mạc và cây bụi. Nó nằm giữa hồ Uvs, 70 km về phía bắc, và vườn quốc gia Har Us Nuur, 70 km về phía nam. Hồ được biết đến với mạch nước nóng.[8]
7 Tarvagatai Nuruu
 
Zavkhan
48°00′B 97°30′Đ / 48°B 97,5°Đ / 48; 97.5
 
 
6576 2000 Công viên bao gồm khu vực phía tây nam của rặng Tarvagatai của dãy núi Khangai ở trung Mông Cổ. Nó nằm ở vùng hẻo lánh, bảo vệ một vùng chuyển tiếp giữa thảo nguyên bán khô hạn về phía nam và các khu rừng lá kim ở sườn phía bắc của dãy núi. Một đám cháy lớn đã thiêu rụi một phần đáng kể diện tích rừng của vườn quốc gia vào năm 2002 có diện tích lên tới 800 kilômét vuông (310 dặm vuông Anh).[9]
8 Tsambagarav Uul
 
Bayan-Ölgii
48°42′B 91°00′Đ / 48,7°B 91°Đ / 48.7; 91
 
 
1137 2000 Núi Tsambagarav là một ngọn núi độc lập của Dãy núi Altay thuộc Mông Cổ, có độ cao 4.193 mét (13.757 ft). Vườn quốc gia này có các sông băng, hẻm núi đá và hồ băng.[10]
9 Bulgan Gol-Ikh Ongog
 
Bayan-Ölgii
46°06′B 91°10′Đ / 46,1°B 91,16°Đ / 46.1; 91.16
 
 
927 2011 Sông Bulgan chia thành nhiều suối, hồ, và đầm lầy uốn khúc như thể chảy qua thung lũng. Khu vực này là điểm dừng chân quan trọng của các loài chim di cư Các loài đáng chú ý gồm đại bàng hoàng đế phương Đôngcắt nhỏ.[11][12]
10 Chigertein Golin Ai Sav Bayan-Ölgii
47°48′B 90°15′Đ / 47,8°B 90,25°Đ / 47.8; 90.25
 
 
1672 2012 Thung lũng sông Chigertey là một thung lũng băng rộng 20 dặm nằm về phía tây của dãy núi Altay của Delüün trên khu vực biên giới phía tây với Trung Quốc. Rừng tùng mọc ở sườn phía bắc của các ngọn núi từ độ cao 2.400-2.800 mét.[13][14]
11 Dariganga
 
Sükhbaatar
45°15′B 114°00′Đ / 45,25°B 114°Đ / 45.25; 114.0
 
 
645 2004 Vườn quốc gia này nằm trên cao nguyên Dariganga ở phía đông nam Mông Cổ. Cả sa mạc Gobi và sinh cảnh thảo nguyên đều có xung quanh hồ Ganga. Địa điểm này là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, hỗ trợ các loài chim nước sinh sản và di cư như sếu gáy trắngô tác lớn.[15][16][17]
12 Har Us Nuur
 
Khovd
48°18′B 92°44′Đ / 48,3°B 92,74°Đ / 48.3; 92.74
 
 
8503 1997 Công viên có trung tâm là hồ Khar-Us, KharDörgön trong khu vực lưu vực Hồ Lớn của tây Mông Cổ.[18][19]
13 Ikh Bogd Uul
 
Bayankhongor
45°00′B 100°18′Đ / 45°B 100,3°Đ / 45; 100.3
 
 
2629 2008 Ikh Bogd ("Đại thánh") là dãy núi cao nhất của dãy núi Altai-Gobi, một dãy phía đông nam của Altay. Khu vực có độ cao trung bình trở lên là các đồng cỏ núi cao và thảo nguyên trên núi. Khu vực này với các sa mạc nửa khô cằn ở phía bắc và phía nam, hỗ trợ các loài quý hiếm, chẳng hạn như cừu Argali, mèo Pallas.[20][21]
14 Khangai Nuruu
 
Arkhangai
47°12′B 101°24′Đ / 47,2°B 101,4°Đ / 47.2; 101.4
 
 
8885 1996 Vườn quốc gia này trải dài trên các dãy núi giữa dãy núi Khangai lớn hơn ở tây-trung Mông Cổ. Ở khu vực phía đông bắc của công viên là Tu viện Tövkhön nổi tiếng.[22]
15 Dãy núi Khan-Khokhi Khyargas
 
Uvs
49°25′B 94°47′Đ / 49,42°B 94,79°Đ / 49.42; 94.79
 
 
3413 2000 Dãy núi Khan-Khokhi là phần mở rộng về phía tây của dãy núi Khangai ở tỉnh Uvs. Các dãy núi ngăn cách giữa vùng trũng Uvs ở phía bắc và vùng lõm hồ Khyargas ở phía nam. Vườn quốc gia Khan-Khokhii là một lãnh thổ tách biệt với Vườn quốc gia Khyargas Nuur, cách 20 km về phía nam.[23]
16 Khorgo-Terkhiin Tsagaan Nuur
 
Arkhangai
48°12′B 99°48′Đ / 48,2°B 99,8°Đ / 48.2; 99.8
 
 
773 1965 Công viên có trung tâm là hồ Terkhiin Tsagaan, một hồ nước ngọt trên dãy núi Khangai, và núi lửa Khorgo đã tắt nằm gần đó.[24]
17 Mongol Els Zavkhan
47°36′B 94°42′Đ / 47,6°B 94,7°Đ / 47.6; 94.7
 
 
2713 2010 Vườn quốc gia "Những bãi cát Mông Cổ" đặc biệt này cách hồ Khar khoảng 100 km về phía đông nam. Nó bao gồm một mỏ cát dài 300 km trên thung lũng sông Zavkhan.[25][26]
18 Munkhkhairkhan
 
Bayan-Ölgii
47°00′B 92°30′Đ / 47°B 92,5°Đ / 47; 92.5
 
 
5061 2011 Công viên có trung tâm là núi Mönkhkhairkhan, ngọn núi cao thứ hai ở Mông Cổ.[27]
19 Myangan-Ugalzat Khovd
46°18′B 93°12′Đ / 46,3°B 93,2°Đ / 46.3; 93.2
 
 
3038 2011 Công viên bao gồm một thảo nguyên sa mạc cao của dãy núi Altay ở phía tây Mông Cổ. Nó được thành lập để bảo vệ quần thể loài Cừu núi Argali đang bị đe dọa.[28][29][30]
20 Noyon Khangai
 
Arkhangai
47°45′B 99°30′Đ / 47,75°B 99,5°Đ / 47.75; 99.50
 
 
591 1998 Dãy núi Noyon Khangai là một dãy ở khu vực trung nam của dãy núi Khangai lớn hơn. Tại đây có những mạch nước nóng địa nhiệt trong khu vực ở độ cao 2.300 mét (7.500 ft).[31][32]
21 Onon-Balj
 
Khentii
48°59′B 111°06′Đ / 48,98°B 111,1°Đ / 48.98; 111.1
 
 
4148 2000 Onon-Balj bao trùm nơi hợp lưu của sông Ononsông BaljDadal Soum của tỉnh Khentii. Khu vực này có nhiều sông, hồ và địa hình thảo nguyên sa mạc.[33]
22 Thung lũng Orkhon
 
Övörkhangai
47°27′B 102°43′Đ / 47,45°B 102,72°Đ / 47.45; 102.72
 
 
3530 2006 Thung lũng sông Orkhon ở phía đông của dãy núi Khangai, với đồng cỏ và nhiều di tích lịch sử khảo cổ. Địa điểm Kharkhorum là thủ đô của đế chế của Thành Cát Tư Hãn vào thế kỷ 13. Di sản thế giới được UNESCO công nhận (Cảnh quan văn hóa Thung lũng Orkhon), và khu bảo tồn của IUCN (Orxoni Xundii).[34][35]
23 Siilxem Nuruu
 
Bayan-Ölgii
49°44′B 89°52′Đ / 49,74°B 89,87°Đ / 49.74; 89.87
 
 
881 2000 Trải rộng trên hai khu vực riêng biệt dọc theo biên giới với Nga ở Dãy núi Siilkhem, phía đông bắc của Altay Tavan Bogd. Khu vực A của vườn quốc gia này là phạm vi cực bắc của cừu núi Argali, và Khu vực B là môi trường sống của báo tuyết.[36][37]
24 Tengis-Shishged Khövsgöl
51°29′B 98°44′Đ / 51,49°B 98,73°Đ / 51.49; 98.73
 
 
8757 2000 Công viên bao phủ hạ lưu sông Shishged chảy về phía tây từ Thung lũng Darkhad ở phía bắc Mông Cổ. Cảnh quan bao gồm một trong những đỉnh núi cao với các sườn dốc và các thung lũng rộng lớn. Nó bảo vệ một vùng văn hóa của người Dukha, những người chăn nuôi tuần lộc du mục.[38][39]
25 Tujiin Nars
 
Selenge
50°06′B 106°24′Đ / 50,1°B 106,4°Đ / 50.1; 106.4
 
 
708 2002 Tujiin Nars là một khu rừng thông ở tỉnh Selenge, phía bắc Mông Cổ. Một nỗ lực trồng rừng trên diện rộng đang được tiến hành trong vườn quốc gia nhằm phục hồi sau cháy rừng và nạn khai thác gỗ trái phép trong những năm 1990.[40][41][42]
26 Ulaagchini Khar Nuur
 
Zavkhan
48°22′B 95°37′Đ / 48,37°B 95,62°Đ / 48.37; 95.62
 
 
2594 2010 Công viên bao gồm hai hồ nước ngọt lớn, hồ Bayan ở phía tây, và Ulaagchin Khar 50 km về phía đông. Đây là 'hồ Khar' ở tỉnh Zavkhan nằm trong một vùng trũng bên dưới dãy núi Tarvagatai. Ulaagchin Khar được bao quanh bởi các cồn cát và núi.[43][44]
27 Undurkhaan Uul Khentii
47°30′B 110°27′Đ / 47,5°B 110,45°Đ / 47.5; 110.45
 
 
88 2012 Khu vực nhỏ này bao gồm một ngọn núi biệt lập được bao quanh bởi các khu vực thấp, cách Öndörkhaan khoảng 25 km về phía bắc.[45]
28 Khugnu-Tarna
 
Bulgan
47°28′B 103°38′Đ / 47,47°B 103,64°Đ / 47.47; 103.64
 
 
841 2003 Núi Khogno Khan cách Kharakoram khoảng 60 km về phía đông. Công viên có nhiều di tích lịch sử, bao gồm cả tàn tích của một tu viện thế kỷ 17.[46]
29 Zag Baidragiin Goliin Ekhen Sav Bayankhongor
47°30′B 99°28′Đ / 47,5°B 99,46°Đ / 47.5; 99.46
 
 
1163 2012 Công viên bao gồm các thung lũng của sông Baidrag và sông Zag khi chúng chảy về phía nam từ dãy núi Khangai ở phía tây trung tâm Mông Cổ.[47]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Petroglyphic Complexes of the Mongolian Altai” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ “Altai Tavan range” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Gobi Gurvansaikhan range” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “Gorkhi - Terelj” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ “Hustai Nuruu” (bằng tiếng Anh). UNESCO Man and Biosphere Program. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ “Hustain Nuruu” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ “Kuvsgul National Park” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ “Khan Khukhii-Khyragas Lake” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “Tarvagatai National Park” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ “Cambagary National Park” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ “Bulgan gol-Ikh Ongog” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ “Bulgan gol-Ikh Ongog” (bằng tiếng Anh). Birdlife International. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ “Chigrtein” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  14. ^ “RECONSTRUCTING LATE HOLOCENE CLIMATE THROUGH TREE-RING ANALYSIS OF SIBERIAN LARCH: ALTAI MOUNTAINS, WESTERN MONGOLIA” (PDF) (bằng tiếng Anh). KECK GEOLOGY CONSORTIUM. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ “Dariganga” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  16. ^ “Dariganga” (bằng tiếng Anh). Birdlife International. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  17. ^ “Lake Ganga and its surrounding wetlands” (bằng tiếng Anh). RAMSAR Sites Information Service. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  18. ^ “Khar-Us Nuur National Park” (bằng tiếng Anh). Birdlife International. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020.
  19. ^ “Khar Us Nuur National Park” (bằng tiếng Anh). Ramsar Convention. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ “Ix Bogd mountain” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  21. ^ “Ikh Bogd Mountain” (bằng tiếng Anh). Birdlife International. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  22. ^ “Kangai nuruu” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  23. ^ “Khan-Khokhi” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  24. ^ “Khorgo Terkh Zagaan nuur” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  25. ^ “Mongol Els” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  26. ^ “Mongolian sand natural monument” (bằng tiếng Mông Cổ). Department of Nature and Environment of Gobi-Altai aimag. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  27. ^ “Munkh-Khairkhan” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  28. ^ “Myangan Ugalzataa” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  29. ^ “Myangan Ugalzat” (bằng tiếng Mông Cổ). Official Park Website. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  30. ^ “Myangan Ugalzat” (bằng tiếng Mông Cổ). Park Administrator. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  31. ^ “Noyon Khangai” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  32. ^ “THERMOECONOMIC ANALYSIS OF A NEW GEOTHERMAL UTILIZATION CHP PLANT IN TSETSERLEG, MONGOLIA” (PDF) (bằng tiếng Anh). The United Nations University. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  33. ^ “Onon - Balj - A” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  34. ^ “Orxoni Xundii” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  35. ^ “Orkhon Valley Cultural Landscape” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  36. ^ “Siilxem” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  37. ^ “Tentative List - Highlands of Mongol Altai” (bằng tiếng Anh). UNESCO World Heritage. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  38. ^ “Tengis-Shishged” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  39. ^ “Natural Resource Inventory and Monitoring for Ulaan Taiga Specially Protected Areas” (PDF) (bằng tiếng Anh). US Geological Survey. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  40. ^ “Tujiin Nars” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  41. ^ “Tujiin Nars National Park” (bằng tiếng Mông Cổ). Official Park Facebook site. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  42. ^ Bowman, Julie (ngày 1 tháng 9 năm 2012). “Tujin Nars: A Story of the Forest”. SIT Digital Collectins. SIT Graduate Institute. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  43. ^ “Ulaagchini Khar Nuur” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  44. ^ “Khar Lake IMportant Bird Area” (bằng tiếng Anh). Birdlife International. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  45. ^ “Undurkhaan Uul” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  46. ^ “Xugnu Tarna” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  47. ^ “Zag Baidragiin goliin ekhen sav” (bằng tiếng Anh). Protected Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa