Mèo túi hổ (Dasyurus maculatus), là một loài động vật có vú trong chi Mèo túi, họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Kerr mô tả năm 1792.[2]

Dasyurus maculatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Dasyuromorphia
Họ (familia)Dasyuridae
Chi (genus)Dasyurus
Loài (species)D. maculatus
Danh pháp hai phần
Dasyurus maculatus
(Kerr, 1792)[2]
Phân bố
Phân bố
Phân loài [3]

Mô tả sửa

Đây là một loài thú có túi ăn thịt bản địa Úc và được coi là một động vật ăn thịt đỉnh. Nó là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất lục địa Úc và dài nhất thế giới, với chiều dài thân 40–76 cm, và khối lương tối đa lên tới 7 kg cho con đực trưởng thành và 4 kg cho con cái trưởng thành.

Có hai phân loài mèo túi hổ được công nhận. Phân loài lớn hơn, D. m. maculatus, được tìm thấy trong các khu rừng ẩm ướt của miền đông nam Australia và Tasmania. Con đực và cái có trọng lượng trung bình tương ứng là 3,5 kg và 1,8 kg, với chiều dài trung bình là 930 mm và 811 mm.[4] Phân loài phía bắc D. m. gracilis, có kích thước nhỏ hơn, có khối lượng trung bình khoảng 1,6 kg với con đực và 1,2 kg với con cái, với chiều dài trung bình tương ứng là 801 mm và 742 mm, được tìm thấy trong một khu vực nhỏ phía bắc bang Queensland và có nguy cơ tuyệt chủng.

Mèo túi hổ có lực cắn mạnh thứ nhì so với kích thước cơ thể trong bất kỳ loài động vật ăn thịt động vật có vú nào còn sống, tạo ra một lực 308 N (31,4 kgf).[5][6]

Phân bố sửa

Mèo túi hổ được tìm thấy ở miền đông Úc, nơi có lượng mưa hơn 600 mm mỗi năm.[7] Trong quá khứ, mèo túi hổ đã có mặt trên khắp vùng đông nam Queensland, qua phía đông New South Wales, Victoria, miền đông nam Nam Úc và Tasmania. Tuy nhiên hiện nay mèo túi hổ đã trở nên rất hiếm trong hầu hết các vùng.[8]

Mèo túi hổ sống trong nhiều môi trường, nhưng có vẻ thích rừng ẩm ướt như rừng nhiệt đới và rừng bạch đàn. Chúng sống trên cây, nhưng cũng thường xuyên đi lại trên mặt đất.[9]

Lối sống sửa

Mèo túi hổ thường hoạt động về đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày trong hang. Tổ của chúng có thể là hang ngầm, hang động, khe đá, hốc cây, các hố rỗng, hoặc dưới các ngôi nhà hoặc nhà kho. Lãnh thổ con đực khoảng 580-875 ha và 90-188 ha cho con cái.

Mèo túi hổ sinh sản theo mùa. Chúng giao phối trong giữa mùa đông (tháng Sáu/ tháng Bảy), nhưng con cái có thể sinh sản vào đầu tháng Tư. Việc giao phối có thể kéo dài tới 24 giờ.

Săn mồi sửa

Con mồi của mèo túi hổ bao gồm côn trùng, tôm càng, thằn lằn, rắn, chim, gia cầm, động vật có vú nhỏ, thú mỏ vịt, thỏ, thú có túi sống trên cây, kangaru pademelon, kangaru wallabi nhỏ, và gấu túi wombat. Chúng có thể ăn xác chết con mồi lớn hơn như như kangaru, heo rừng, bò và chó hoang dingo nhưng không nhiều.[10]

Phần lớn con mồi của mèo túi hổ là sống trên cây. Chúng có thể leo lên cây và săn các loài thú có túi possum và các loài chim vào ban đêm. Chúng tấn công con mồi bởi một vết cắn vào hộp sọ hoặc trên gáy, tùy thuộc vào kích thước của con mồi. Nó giữ con mồi nhỏ bằng chân trước rồi cắn. Với những con mồi lớn, nó nhảy và bám trên lưng rồi cắn cổ.

Kẻ thù sửa

Mèo túi hổ cũng có thể bị giết bởi quỷ Tasmania, cú mặt nạ Tasmania, chó dingo hoặc chó trong lục địa Úc.[4] Nó cũng có thể là con mồi của đại bàng đuôi nhọn và trăn lớn. Chúng có thể nhường các con quỷ Tasmania trưởng thành, nhưng sẽ đuổi những con chưa trưởng thành khỏi xác động vật. Chúng cũng phải cạnh tranh với các loài ăn thịt được đưa tới như cáo, mèo, và những con chó hoang.

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Burnett, S. & Dickman, C. (2008). Dasyurus maculatus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2008. Database entry includes justification for why this species is listed as near threatened
  2. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Dasyurus maculatus”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). tr. 170. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Edgar, R.; Belcher, C. (1995). “Spotted-tailed Quoll”. Trong Strahan, Ronald (biên tập). The Mammals of Australia. Reed Books. tr. 67–69.
  4. ^ a b Jones M. E., Rose R. K., Burnett S., (2001) "Dasyurus maculates", Mammalian Species 676:1–9.
  5. ^ Wroe, Stephen; McHenry, Colin; Thomason, Jeffrey (22 tháng 3 năm 2005). “Bite club: comparative bite force in big biting mammals and the prediction of predatory behaviour in fossil taxa”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 272 (1563): 619–625. doi:10.1098/rspb.2004.2986. PMC 1564077. PMID 15817436.
  6. ^ Woodford, James (2 tháng 4 năm 2005). “Tassie devil smiles ahead when it comes to the bite club”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ Edgar R., Belcher C., (1995) "Spotted-tailed quoll". In: The mammals of Australia, pp. 67–69. Second edition (R. Strahan, ed). Australian Museum/Reed Books, Sydney, New South Wales.
  8. ^ Mansergh I. (1984) "The status, distribution and abundance of Dasyurus maculates (tiger quoll) in Australia, with particular reference to Victoria". Australian Zoologist 21:109–122.
  9. ^ Burnett S. (2000) The ecology and endangerment of spotted-tailed quoll, Dasyurus maculates. PhD dissertation, James Cook University of North Queensland, Townville, Australia.
  10. ^ Jones M. E., R. K Rose (1996) Preliminary assessment of distribution and habitat association of the spotted-tailed quoll (Dasyurus maculates maculatus) and eastern quoll (D. viverrinus) in Tasmania to determine conservation and reservation status. Nature Conservation Branch, Parks and Wildlife Service. Report to the Tasmanian Regional Forest Agreement Environment and Heritage Technical Committee, November:1–68.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa

  Tư liệu liên quan tới Dasyurus maculatus tại Wikimedia Commons