Elisabetta Farnese
Elisabetta Farnese (tiếng Ý: Elisabetta Farnese; tiếng Tây Ban Nha: Isabel Farnesio; 25 tháng 10 năm 1692 - 11 tháng 7 năm 1766) là vợ thứ 2 của Vua Felipe V, và trở thành Vương hậu của Tây Ban Nha sau khi kết hôn với vị vua này. Bà được giới sử gia nhận xét là một người phụ nữ đầy tham vọng chính trị, đã có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Đế chế Tây Ban Nha và là người cai trị trên thực tế của Đế chế Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 1714 cho đến 1746. Từ năm 1759 đến năm 1760, bà điều hành chính sự Tây Ban Nha với tư cách là nhiếp chính. [1]
Elisabetta Farnese | |||||
---|---|---|---|---|---|
![]() Được vẽ bởi Louis-Michel van Loo, 1739 | |||||
Vương hậu Tây Ban Nha | |||||
Tại vị | 24 tháng 12 năm 1714 – 14 tháng 1 năm 1724 | ||||
Tiền nhiệm | Maria Luisa Gabriella của Savoia | ||||
Kế nhiệm | Louise Élisabeth xứ Orléans | ||||
Tái nhiệm | 6 tháng 9 năm 1724 – 9 tháng 7 năm 1746 | ||||
Tiền nhiệm | Louise Élisabeth xứ Orléans | ||||
Kế nhiệm | Maria Bárbara của Bồ Đào Nha | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Palazzo della Pilotta, Công quốc Parma | 25 tháng 10 năm 1692||||
Mất | 11 tháng 7 năm 1766 Dinh hoàng gia ở Aranjuez, Aranjuez, Tây Ban Nha | (73 tuổi)||||
An táng | 17 tháng 7 năm 1766 Cung điện Hoàng gia La Granja de San Ildefonso | ||||
Phối ngẫu | |||||
Hậu duệ | |||||
| |||||
Vương tộc | Nhà Farnese (khi sinh) Nhà Borbón (kết hôn) | ||||
Thân phụ | Odoardo Farnese, Hoàng tử cha truyền con nối của Parma | ||||
Thân mẫu | Dorothea Sophie của Neuburg | ||||
Tôn giáo | Công giáo La Mã |
Trước khi kết hôn với Elisabetta Farnese, vua Felipe V đã có với người vợ trước 4 con trai, vì thế các con trai của bà với vị vua này dường như không thể có cơ hội thừa kế ngai vàng của Tây Ban Nha. Hiểu được điều này, nên từ sớm bà đã rất năng nổ trong việc tìm kiếm cơ hội cho các con trai của mình thừa kế ngai vàng Đại công quốc Toscana của Nhà Medici và Công quốc Parma của Nhà Farnese, những vùng đất có mối quan hệ huyết thống với bà thông qua các cuộc hôn nhân trước đó của tổ tiên Nhà Farnese. Ngoài ra, bà còn tìm cách dàn xếp để cho các con của mình có những cuộc hôn nhân với những nhà thừa kế hoàng tộc trên khắp châu Âu, trong đó có Nhà Bourbon của Pháp, Nhà Habsburg của Áo, Nhà Savoia của Ý, Nhà Braganca của Bồ Đào Nha.
Những toan tính của Elisabetta Farnese đã thành công ngoài mong đợi, người con trai đầu của bà là Vương tử Don Carlos đã thừa kế thành công Công quốc Parma và sau được đưa lên ngai vàng của Vương quốc Hai Sicilia, và đến năm 1759, sau cái chết của người anh cùng cha khác mẹ Fernando VI của Tây Ban Nha mà không để lại người thừa kế, Don Carlos đã được thừa kế ngai vàng của Đế quốc Tây Ban Nha với đế hiệu là Carlos III. Người con trai thứ 2 là Hoàng tử Don Philip được trao quyền cai trị Công quốc Parma sau Hiệp ước Aix-la-Chapelle (1748), chính ông đã khai sinh ra Vương tộc Bourbon-Parma. Người con trai thứ 3 của bà là Hoàng tử Don Luis trở thành Hồng y trẻ nhất trong lịch sử thế giới tính cho đến nay. [2]
Ba người con gái của bà cũng có danh phận vô cùng cao quý, trong đó người con gái đầu là Công chúa Mariana Victoria trở thành Vương hậu của Bồ Đào Nha. Người con gái thứ 2 là Công chúa María Teresa Rafaela trở thành vợ của Thái tử Louis người thừa kế ngai vàng Vương quốc Pháp của Nhà Bourbon. Người con gái út là Công chúa Maria Antonia Ferdinanda được gả về Nhà Savoia và trở thành Vương hậu của Vương quốc Sardegna.
Cuộc sống đầu đời ở ParmaSửa đổi
Elisabeth sinh ra tại Palazzo della Pilotta ở Parma, là con gái của Odoardo Farnese, Hoàng tử cha truyền con nối của Parma, người thừa kế ngai vàng của Công quốc Parma và mẹ là Dorothea Sophie của Neuburg.[3] Khi Elisabeth được 1 tuổi thì bố cô đột ngột qua đời, mẹ cô sau đó đã kết hôn với em trai của bố cô là Francesco Farnese, Công tước của Parma.
Elisabeth đã lớn lên trong Cung điện hoàng gia ở Parma, cô được cho là có mối quan hệ không tốt với mẹ mình, nhưng cô lại rất cởi mở và thân thiết với người bố dượng Francesco Farnese, đồng thời cũng là chú ruột của cô. Elisabeth nhận được một nền giáo dục hoàng gia tốt, cô thông thạo các ngôn ngữ như: tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Đức và được đào tạo về hùng biện, triết học, địa lý và lịch sử. Nhưng theo các tài liệu để tại thì cô không có hứng thứ với việc học hành và các vấn đề liên quan đến khoa học.[4] Elisabeth được đánh giá là có năng khiếu về khiêu vũ, hội hoạ dưới sự dạy bảo của Pietro Antonio Avanzini, ngoài ra cô còn rất thích âm nhạc và thêu thùa. Elisabeth từng mắc phải bệnh đậu mùa, nhưng may mắn là đã vượt qua. [5]
Cha của Elisabeth mất sớm nên không để lại người thừa kế nam, 2 người chú của cô thay nhau lên kế vị ngôi Công tước của Parma nhưng cũng không có người thừa kế nam nào, nên Hoàng gia Farnese đã lên kế hoạch đưa cô lên ngai vàng. Do đó, Elisabeth đã nhận được nhiều lời cầu hôn chính trị, trong đó có Hoàng tử Victor Amadeus, người thừa kế của Nhà Savoia và Hoàng tử Francesco d'Este, người thừa kế của Công quốc Modena và Reggio, nhưng tất cả các đàm phán hôn nhân chính trị này đều thất bại. Công quốc Parma sau này đã được thừa kế bởi Vương tử Don Carlos, con trai cả của cô. Sau khi Don Carlos tiếp nhận ngai vàng Đế quốc Tây Ban Nha, tước hiệu này được nhường lại cho người con trai thứ 2 của bà là Vương tử Don Felipe, chính người này đã khai sinh ra Gia tộc Bourbon-Parma.
Tham khảoSửa đổi
- ^ Clarissa Campbell Orr: Queenship in Europe 1660-1815: The Role of the Consort. Cambridge University Press (2004)
- ^ McWhirter, Ross, McFarlan, Donald, Boehm, David A., and McWhirter, Norris. 1989. 1990 Guinness Book of World Records. Sterling Pub. Co. p. 270.
- ^ Sanchez 2017, tr. 69.
- ^ Armstrong 1892, tr. 4-5.
- ^ Armstrong 1892, tr. 13.
NguồnSửa đổi
- Armstrong, Edward (1892). Elisabeth Farnese, the Termagant of Spain. Longmans, Green, and Co.
- Sanchez, Magdalena S. (2017). Early Modern Dynastic Marriages and Cultural Transfer. Taylor & Francis.
- Petrie, Charles: King Charles III of Spain New York, John Day Company, 1971
- Harcourt-Smith, Simon: Cardinal of Spain: the Life and Strange Career of Giulio Alberoni New York, Knopf, 1955
- Mémoires pour servir à l'histoire d'Espagne sous le régne de Philippe V by the Marquis de St Philippe, translated by Maudave (Paris, 1756)
- Memoirs of Elizabeth Farnese (London, 1746)
- The Spanish original of the Comentarios del marqués de San Felipe was published in the Biblioteca de Autores Españoles
- Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộng: Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Farnese, Elizabeth”. Encyclopædia Britannica. 10 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 185.
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Elisabetta Farnese. |