María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha

María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: María Antonia Fernanda de España; 17 tháng 11 năm 1729 – 19 tháng 9 năm 1785 [1] ) là con gái út của Felipe V của Tây Ban NhaElisabetta Farnese.[2] Thông qua cuộc hôn nhân với Vittorio Amadeo III của Sardegna, María Antonia trở thành Vương hậu Sardegna và là mẹ của ba vị Quốc vương Sardegna.

María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha
Infanta của Tây Ban Nha
Họa phẩm bởi Jacopo Amigoni năm 1750
Vương hậu Sardegna
Tại vị20 tháng 2 năm 1773 – 19 tháng 9 năm 1785
(12 năm, 211 ngày)
Tiền nhiệmÉlisabeth Thérèse xứ Lorraine
Kế nhiệmClotilde của Pháp
Thông tin chung
Sinh(1729-11-17)17 tháng 11 năm 1729
Alcázar của Sevilla, Tây Ban Nha
Mất19 tháng 9 năm 1785(1785-09-19) (55 tuổi)
Lâu đài Moncalieri, Torino, Vương quốc Sardegna
An tángTháng 9 năm 1785
Vương cung thánh đường Superga, Torino
Phối ngẫu
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Tiếng Tây Ban Nha: María Antonia Fernanda de Borbón y Farnesio
Vương tộcNhà Borbón
Nhà Savoia (kết hôn)
Thân phụFelipe V của Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuElisabetta Farnese
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha

Tiểu sử sửa

Những năm đầu đời sửa

 
María Antonia của Tây Ban Nha (bên phải) cùng chị gái María Teresa Rafaela.

María Antonia Fernanda sinh ra tại Vương thất Alcázar của SevillaSevilla, trong khoảng thời gian ký kết Hiệp ước Sevilla nhằm chấm dứt Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha.[3] María Antonia trải qua thời thơ ấu ở Sevilla trước khi chuyển đến Madrid vào năm 1733.[4] Được rửa tội với tên María Antonia cùng với Fernanda để vinh danh người anh cùng cha khác mẹ, đương thời là trữ quân Tây Ban Nha Fernando. Ngoài ra María Antonia còn được biết đến với cái tên "Antonia Fernanda" và "Antonietta Ferdinanda".[5] Với tư cách con gái của Quân chủ Tây Ban Nha, María Antonia được gọi là Infanta của Tây Ban Nha cùng kính xưng Royal Highness.

Trong kế hoạch liên hôn hôn kép ban đầu với Pháp, María Antonia sẽ được gả cho Louis Ferdinand, Thái tử nước Pháp, và anh trai của María là Feipe sẽ kết hôn với chị gái của Louis Ferdinand là Louise Élisabeth của Pháp. Trong khi mẹ của María Antonia Fernanda là Elisabetta đồng ý với mối hôn sự giữa Felipe và Louise Élisabeth, thì Elisabetta nhất quyết phải đợi María lớn hơn chút nữa. Ngoài ra, María Antonia còn được ngỏ lời cầu hôn bởi Tuyển hầu thế tử xứ Sachsen.[6] Sau cùng Felipe kết hôn với Louise Élisabeth vào năm 1739 và chị gái của María Antonia Fernanda là María Teresa Rafaela kết hôn với Louis Ferdinand vào năm 1745. Tuy nhiên, sau khi María Teresa qua đời năm 1746,[7] Fernando VI đã cố gắng dàn xếp mối hôn sự giữa María Antonia với Louis Ferdinand nhưng đã bị Louis XV coi là "loạn luân". Thay vào đó, Louis XV đã chọn cưới Maria Józefa của Ba Lan cho con trai.

Công tước phu nhân xứ Savoia sửa

Nhằm củng cố mối quan hệ giữa MadridTorino khi hai bên đã chiến đấu ở các phe đối lập trong Chiến tranh Kế vị Áo và kết thúc bởi Hiệp ước Aix-la-Chapelle, Fernando VI đã dàn xếp mối hôn sự giữa em gái khác mẹ María Antonia và Vittorio Amadeo, con trai cả của Carlo Emanuele III của SardegnaPolyxena xứ Hessen-Rotenburg.[2] Ngày 12 tháng 4 năm 1750, María Antonia Fernanda tiến hành kết hôn ủy nhiệm tại Madrid và sau đó kết hôn trực tiếp với Vittorio Amadeo tại Oulx vào ngày 31 tháng 5 năm 1750 [8] Như một món quà cưới, các căn hộ của Tân Công tước phu nhân xứ Savoia tại Cung điện Vương thất Torino đã được tu sửa lại bởi kiến trúc sư Benedetto Alfieri. María Antonia đã được trao của hồi môn gồm 3.500.000 đồng Piemonte và lãnh địa Milano.[9] Ở Ý, María Antonia được biết đến với cái tên Maria Antonietta Ferdinanda. Các vở opera của Baldassare Galuppi được sáng tác đặc biệt cho cuộc hôn nhân của María Antonia và Vittorio Amadeo.

Cuộc hôn nhân không được ưa chuộng,[10] nhưng cả hai vợ chồng duy trì mối quan hệ thân thiết cho đến khi María Antonia qua đời. Từ khi kết hôn cho đến khi chồng kế vị, María Antonia được gọi là Công tước phu nhân xứ Savoia.[11] Xung quanh cặp đôi là những nhà tư tưởng hiện đại và nhiều chính trị gia khác nhau. Là đệ nhất phu nhân của Vương quốc, María Antonia Fernanda đã mang đến cung đình Savoia lối sống cứng nhắc từ quê hương Tây Ban Nha.[12] María Antonia còn là người rất sùng đạo và được cho là có tính cách lạnh lùng và nhút nhát.[12] Cùng với Vittorio Amadeo, họ có với nhau mười hai người con, ba trong số đó đã qua đời khi còn nhỏ và chỉ hai người con có hậu duệ.

Vương hậu Sardegna sửa

Với cái chết của cha chồng lá Carlo Emanuele III của Sardegna năm 1773, Vittorio Amadeo và María Antonia trở thành tân vương và tân hậu của Sardegna. María Antonia cũng là vương hậu đầu tiên của Sardegna kể từ khi Élisabeth Thérèse xứ Lorraine qua đời năm 1741.

Năm 1775, con trai cả của María Antonia là Carlo Emanuele, Thân vương xứ Piemonte kết hôn với Marie Clotilde của Pháp, em gái của Louis XVI của Pháp. Marie Clotilde và María Antonia Fernanda trở nên rất thân thiết.[13]

María Antonia Ferdinanda qua đời tại Lâu đài Moncalieri vào tháng 9 năm 1785 và [14] được chôn cất tại Vương cung thánh đường Superga. Chồng của María Antonia, Vittorio Amadeo III qua đời mười một năm sau đó.

Hậu duệ sửa

 
Gia đình Công tước xứ Savoia năm 1760, họa bởi Giuseppe Duprà
  1. Carlo Emanuele IV của Sardegna [15] (24 tháng 5 năm 1751 – 6 tháng 10 năm 1819) kết hôn với Marie Clotilde của Pháp năm 1773, không có hậu duệ.
  2. Maria Elisabetta Carlotta của Sardegna (16 tháng 7 năm 1752 – 17 tháng 4 năm 1753) qua đời khi còn nhỏ.
  3. Maria Giuseppina của Sardegna [15] (2 tháng 9 năm 1753 – 13 tháng 11 năm 1810) kết hôn với Louis XVIII của Pháp năm 1771, không có hậu duệ.
  4. Amedeo Alessandro của Sardegna (5 tháng 10 năm 1754 – 29 tháng 4 năm 1755) qua đời khi còn nhỏ.
  5. Maria Teresa của Sardegna [15] (31 tháng 1 năm 1756 – 2 tháng 6 năm 1805) kết hôn với Charles X của Pháp năm 1773, có hậu duệ.
  6. Maria Anna của Sardegna [15] (17 tháng 12 năm 1757 – 11 tháng 10 năm 1824) kết hôn với Benedetto của Sardegna, Công tước xứ Chiablese năm 1775, không có hậu duệ.
  7. Vittorio Emanuele I của Sardegna [15] (24 tháng 7 năm 1759 – 10 tháng 1 năm 1824) kết hôn với Maria Theresia của Áo-Este năm 1789, có hậu duệ.
  8. Maria Cristina Ferdinanda của Sardegna (21 tháng 11 năm 1760 – 19 tháng 5 năm 1768), qua đời khi còn nhỏ.
  9. Maurizio Giuseppe của Sardegna (13 tháng 12 năm 1762 – 1 tháng 9 năm 1799) qua đời vì bệnh sốt rét.[16]
  10. Maria Carolina của Sardegna [15] (17 tháng 1 năm 1764 – 28 tháng 12 năm 1782) kết hôn với Tuyển hầu thế tử Anton của Sachsen vào năm 1781, không có hậu duệ.
  11. Carlo Felice I của Sardegna [15] (6 tháng 4 năm 1765 – 27 tháng 4 năm 1831) kết hôn với Maria Cristina của Napoli và Sicilia năm 1807, không có hậu duệ.
  12. Giuseppe Benedetto của Sardegna (5 tháng 10 năm 1766 – 29 tháng 10 năm 1802) qua đời vì bệnh sốt rét.[16]

Tước hiệu và kính xưng sửa

  • 17 tháng 11 năm 1729 – 31 tháng 5 năm 1750: Su Alteza Real la infanta Dona María Antonia Fernanda de España (Ngài Vương nữ María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha Điện hạ).
  • 31 tháng 5 năm 1750 – 20 tháng 2 năm 1773: Su Alteza Real la duquesa de Saboya (Công tước phu nhân xứ Savoia Điện hạ).
  • 20 tháng 2 năm 1773 – 19 tháng 9 năm 1785: Su Majestad la reina de Cerdeña (Vương hậu Sardegna Bệ hạ).

Gia phả sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Guerrero Elecalde, Rafael. “María Antonia Fernanda de Borbón”. Diccionario biográfico España (bằng tiếng Tây Ban Nha). Real Academia de la Historia.
  2. ^ a b Morselli. Mario: Amedeo Avogadro, a scientific biography, Springer, 1984, p 6
  3. ^ Armstrong. Edward: Elisabeth Farnese: The Termagant of Spain, 1892, p. 256
  4. ^ Kamen. Henry:Philip V of Spain. The King who Reigned Twice, Yale University Press, New Haven, 2001, p. 191
  5. ^ La temi veneta contenente magistrati, 1770, p. 26
  6. ^ Armstrong. Edward: Elisabeth Farnese: The Termagant of Spain, 1892, p. 343
  7. ^ Rozoir, Charles du:Le dauphin, fils de Louis XV et père de Louis XVI et de Louis XVIII, 1815, p. 56
  8. ^ Beatson. Robert: A political index to the histories of Great Britain and Ireland Volume 2, G. G. J. & J. Robinson, 1788, p. 360
  9. ^ Nichols. John: Gentleman's magazine and historical chronicle, Volume 20, E. Cave, 1750, p. 236
  10. ^ Coxe, William: Memoirs of the kings of Spain of the House of Bourbon, Longman, Hurst, Rees, Orme, and Brown, 1815, p. 72
  11. ^ Campbell. John: The present state of Europe, London, 1761, p. 341
  12. ^ a b Artemont. Louis Leopold d' :A sister of Louis XVI, Marie Clotilde of France, Queen of Sardinia (1759–1802), 1911, p. 111
  13. ^ Artemont. Louis Leopold d' :A sister of Louis XVI, Marie Clotilde of France, Queen of Sardinia (1759–1802), 1911, p. 190
  14. ^ Bertolotti. Davide:Istoria della R. Casa di Savoia, Antonio Fontana, 1830, p. 289
  15. ^ a b c d e f g Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 26.
  16. ^ a b “Savoia”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa

  Tư liệu liên quan tới María Antonia của Tây Ban Nha tại Wikimedia Commons

María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha
Nhánh thứ của Vương tộc Capet
Sinh: 17 tháng 11, năm 1729 Mất: 17 tháng 9, năm 1785
Vương thất Ý
Tiền nhiệm
Élisabeth Thérèse xứ Lorraine
Vương hậu Sardegna
20 tháng 2 năm 1773 – 19 tháng 9 năm 1785
Kế nhiệm
Clotilde của Pháp