Louis XVIII (Louis Stanislas Xavier; 17 tháng 11 năm 1755 - 16 tháng 9 năm 1824), có biệt danh là "le Désiré"[1][2], là vua của Vương quốc Pháp từ năm 1814 đến năm 1824, bị gián đoạn ở thời kỳ Triều đại Một trăm ngày. Ông đã sống lưu vong trong 23 năm khi nước Pháp trải qua thời Cách mạng Pháp, Đệ Nhất Cộng hòa Pháp, Đệ Nhất Đế chế Pháp (1804 - 1814) và trong thời kỳ Bonaparte Phục hoàng 100 ngày.

Louis XVIII
Vua của Pháp và Navarra
Vua Louis XVIII
(vẽ bởi François Gérard)
Vua của Pháp và Navarra
Trị vì lần hai8 tháng 7 năm 181516 tháng 9 năm 1824
(9 năm, 70 ngày)
Thủ tướngCharles Maurice de Talleyrand-Périgord
Công tước Richelieu
Hầu tước Dessolles
Công tước Decazes
Bá tước Villèle
Tiền nhiệmNapoleon II (Vương triều 100 ngày, còn tranh cãi)
Kế nhiệmCharles X
Trị vì lần đầu3 tháng 5 năm 181420 tháng 3 năm 1815
(321 ngày)
Tiền nhiệmNapoleon II (Đệ nhất Đế chế Pháp)
Kế nhiệmNapoleon I (Vương triều 100 ngày)
Quốc vương Pháp (tự nhận)
Tại vị8 tháng 6 năm 1795[a] – 3 tháng 5 năm 1814
(18 năm, 329 ngày)
Tiền nhiệmLouis XVII
Thông tin chung
Sinh17 tháng 11 năm 1755
Cung điện Versailles, Vương quốc Pháp
Mất16 tháng 9 năm 1824 (68 tuổi)
Cung điện Louvre, Paris, Vương quốc Pháp
An táng24 tháng 9 năm 1824
Vương cung thánh đường Thánh Denis, Pháp
Phối ngẫuMarie Joséphine của Savoy
Tên đầy đủ
tiếng Pháp: Louis Stanislas Xavier de France
Xem thêm
Hoàng tộcNhà Bourbon
Thân phụLouis Ferdinand của Pháp
Thân mẫuMaria Josepha của Ba Lan
Tôn giáoCông giáo Roma
Chữ kýChữ ký của Louis XVIII

Trước khi lên ngôi vua, ông là Bá tước xứ Provence, với tư cách là em trai của Vua Louis XVI. Vào ngày 21/09/1792, Hội nghị Quốc gia bãi bỏ chế độ quân chủ và phế truất Louis XVI, người mà sau đó đã bị xử tử bằng máy chém[3]. Khi con trai của cựu vương Louis XVILouis XVII mất trong tù vào tháng 6/1795, ông trở thành người đứng đầu Nhà Bourbon và đã tuyên bố lên ngôi với vương hiệu Louis XVIII.[4]

Sau Cách mạng Pháp và trong Kỷ nguyên Napoléon, Louis XVIII sống lưu vong ở Vương quốc Phổ, Vương quốc AnhĐế quốc Nga[5]. Khi Liên minh thứ Sáu đánh bại Napoleon I vào năm 1814, Louis XVIII đã được các cường quốc châu Âu và nhóm bảo hoàng Pháp đưa về nước tiếp nhận ngai vàng. Sau đó không lâu, Napoleon đã rời khỏi Elba để trở về Pháp khôi phục lại đế chế của mình mà sau này lịch sử gọi là Triều đại Một trăm ngày, Louis XVIII lại phải rời bỏ nước Pháp để sống lưu vong thêm một lần nữa cho đến khi Chiến tranh Liên minh thứ Bảy đánh bại Napoleon, ông mới được trở về nước Pháp và trị vì cho đến khi qua đời.

Louis XVIII đã trị vì nước Pháp chưa đến một thập kỷ. Chính phủ Bourbon phục hoàng là một chế độ Quân chủ lập hiến, không giống như dưới thời Ancien Régime, là một chế độ chuyên chế. Vì thế mà quyền hành của Louis XVIII bị suy giảm đáng kể bởi Hiến chương 1814, hiến pháp mới của Pháp. Sự trở lại của ông vào sau Triều đại 100 ngày (1815) đã dẫn đến làn sóng Khủng bố Trắng lần thứ hai do phe cực đoan đứng đầu. Triều đại của ông được đánh dấu bởi sự hình thành của Liên minh Quintuple ra đời tại Đại hội Aix-la-Chapelle vào năm 1818, khi Vương quốc Pháp gia nhập Liên minh Bộ tứ do Đế quốc Áo, Vương quốc Phổ, Đế quốc NgaVương quốc Anh thành lập, tiếp đó nước Pháp đã có một cuộc can thiệp quân sự vào Tây Ban Nha.

Louis XVIII không có con, vì thế mà sau khi ông qua đời, ngai vàng nước Pháp đã được truyền lại cho em trai ông là Bá tước Charles Philippe của xứ Artois[6], sau khi lên ngôi lấy vương hiệu là Charles X. Louis XVIII là vị vua cuối cùng của nước Pháp qua đời trong khi vẫn trị vì, những vị vua sau này đều bị phế truất hoặc thoái vị, như: Charles X thoái vị năm 1830; Louis Philippe I thoái vị năm 1848 và Napoleon III bị phế truất năm 1870.

Thời trẻ

sửa
 
Bá tước Provence và anh trai Louis Auguste, Công tước xứ Berry (sau này là Louis XVI), được vẽ vào năm 1757 bởi François-Hubert Drouais
 
Xu bạc: 5 franc Louis XVIII của Pháp, đúc lại xưởng đúc tiền Paris, 1824

Louis Stanislas Xavier được phong Bá tước xứ Province từ khi mới chào đời. Ông sinh vào ngày 17/11/1755 tại Cung điện Versailles, là con trai thứ của Louis Ferdinand của Pháp với vợ Maria Josepha của Ba Lan. Ông là cháu trai của vua Louis XV đang tại vị, là con trai của Trữ quân, nên ông được gọi là Fils de France. Ông được đặt tên là Louis Stanislas Xavier sáu tháng sau khi sinh, theo truyền thống của Nhà Bourbon, không được đặt tên trước khi làm lễ rửa tội. Từ "Louis" trong tên của ông là cách nhận diện điển hình của một hoàng từ Pháp; Từ "Stanislas" thêm vô để tôn vinh ông cố ngoại của ông là Vua Stanisław I của Ba Lan, người vẫn còn sống vào thời điểm đó; và từ Xavier được đặt theo tên của Thánh Phanxicô Xaviê, là vị thánh mà gia đình mẹ của ông đã xem như một trong những vị thánh bảo trợ của gia đình.[7]

Vào thời điểm mới ra đời, Louis Stanislas đứng thứ tư trên hàng kế vị ngai vàng của Vương quốc Pháp, xếp sau cha và hai anh trai: Louis Joseph Xavier, Công tước xứ BourgogneLouis Auguste, Công tước xứ Berry. Người anh cả Louis Joseph đã qua đời vào năm 1761 và người anh thứ 2 là Louis Auguste trở thành người kế vị sau cha của họ và đến năm 1765 thì người cha cung đột ngột qua đời. Hai cái chết đã nâng Louis Stanislas lên vị trí thứ hai trong hàng kế vị, trong khi anh trai của ông là Louis Auguste có được tước hiệu trữ quân.[8]

Louis Stanislas là một cậu bé thông minh, xuất sắc trong các môn học kinh điển. Nền giáo dục của ông thụ hưởng có chất lượng và tính nhất quán giống như của anh trai ông, Louis Auguste, mặc dù thực tế là Louis Auguste là người thừa kế còn Louis Stanislas thì không.[9] Nền giáo dục của Louis Stanislas mang bản chất khá tôn giáo; một số giáo viên của ông là các linh mục, chẳng hạn như Jean-Gilles du Coëtlosquet, Giám mục của Limoges; Abbé Jean-Antoine Nollet; và Tu sĩ Dòng Tên Guillaume-François Berthier.[10] La Vauguyon đã ảnh hưởng sâu sắc vào Louis Stanislas thời trẻ và những người anh em của ông theo cách mà ông nghĩ rằng các hoàng tử nên "biết rút lui, thích làm việc" và "biết cách lập luận chính xác".

Vào tháng 4/1771, khi mới 15 tuổi, việc học của Louis Stanislas chính thức được kết thúc, và ông được cho ra ở riêng một cách độc lập,[11] khiến những người đương thời phải kinh ngạc về sự xa hoa của nó: năm 1773, số người hầu của ông lên tới 390 người.[12] Trong cùng thời gian này, Louis được ông nội của ông, Louis XV, ban cho một số tước hiệu: Công tước Anjou, Bá tước Maine, Bá tước Perche, và Bá tước Senoches.[13] Trong giai đoạn này của cuộc đời mình, ông thường được biết đến với tước hiệu Bá tước xứ Provence.

Vào ngày 17/12/1773, ông được nhậm chức với tư cách là "Grand Master" của Dòng Thánh Lazarus.

Hôn nhân

sửa
 
Marie Joséphine của Savoy

Vào ngày 16/04/1771, Louis Stanislas kết hôn với Maria Giuseppina của Savoy. Buổi lễ chính thức được tiến hành vào ngày 14/05 tại Cung điện Versailles. Maria Giuseppina là con gái của Victor Amadeus, Công tước xứ Savoy (sau này là Vua Victor Amadeus III của Sardinia), và vợ ông là Maria Antonia Ferdinanda của Tây Ban Nha.

Một vũ hội sang trọng theo sau đám cưới vào ngày 20/05.[14] Louis Stanislas nhận thấy vợ mình thật đáng ghét; cô bị coi là xấu xí, tẻ nhạt và không biết gì về các phong tục của triều đình Versailles. Cuộc hôn nhân diễn ra một cách tẻ nhạt trong nhiều năm. Những người viết tiểu sử không đồng ý về lý do này. Các giả thuyết phổ biến nhất cho rằng Louis Stanislas bị cho là bất lực (theo nhà viết tiểu sử Antonia Fraser) hoặc việc ông không muốn ngủ với vợ do vệ sinh cá nhân của cô ấy kém. Cô ấy không bao giờ đánh răng, nhổ lông mày hay sử dụng bất kỳ loại nước hoa nào.[15] Vào thời điểm kết hôn, Louis Stanislas bị béo phì và phải đi lạch bạch thay vì đi bộ. Ông ta không bao giờ tập thể dục và tiếp tục ăn một lượng lớn thức ăn hàng ngày.[16]

Mặc dù thực tế là Louis Stanislas không say mê vợ mình, ông khoe khoang rằng hai người rất hạnh phúc - nhưng những tuyên bố như vậy đã bị các triều thần tại Versailles không tin tưởng. Ông cũng tuyên bố vợ mình có thai chỉ để thách thức 2 vợ chồng anh trai Louis Auguste và vợ ông là Marie Antoinette, hai người vẫn chưa có con.[17] Dauphin và Louis Stanislas không có được một mối quan hệ hòa thuận và thường xuyên cãi vã,[18] vợ của họ cũng vậy.[19] Louis Stanislas đã quan tâm đến vợ của mình nhiều hơn, và vợ ông đã mang thai, nhưng đã bị sẩy sau đó.[20] Lần mang thai thứ hai vào năm 1781 cũng bị sẩy thai, và cuộc hôn nhân vẫn không có con.[7][21]

Dưới thời Louis XVI

sửa
 
Louis Stanislas, Bá tước Provence, dưới thời trị vì của Louis XVI của Pháp
 
Marie Joséphine, Nữ bá tước Provence, vợ của Louis Stanislas, được vẽ bởi Jean-Baptiste André Gautier-Dagoty [fr], 1775

Ngày 27/04/1774, Louis XV mắc bệnh đậu mùa và qua đời vào ngày 10/05, thọ 64 tuổi.[22] Anh trai của Louis Stanislas là Dauphin Louis Auguste, kế vị ông nội của họ lên ngôi vua của Vương quốc Pháp, lấy vương hiệu là Louis XVI.[23] Là em trai của Nhà vua, Louis Stanislas nhận được danh hiệu Monsieur. Louis Stanislas khao khát ảnh hưởng chính trị. Ông đã cố gắng được tham gia vào Hội đồng nhà vua vào năm 1774, nhưng không thành công. Louis Stanislas bị bỏ lại phía sau trong tình trạng lấp lửng chính trị mà sau này ông gọi là "khoảng cách 12 năm trong cuộc đời hoạt động chính trị của tôi".[24]

Tháng 12/1774, Vua Louis XVI đã cấp cho Louis Stanislas doanh thu từ Công quốc Alençon. Công quốc được trao để nâng cao uy tín cho Louis Stanislas. Tuy nhiên, doanh thu chỉ có 300.000 livre mỗi năm, một con số thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao của nó vào thế kỷ XIV.[13]

Louis Stanislas là người đi du lịch vòng quanh nước Pháp rất nhiều, nhiều hơn các thành viên khác của hoàng gia, những người hiếm khi rời khỏi Île-de-France. Năm 1774, ông đi cùng em gái Clotilde đến Chambéry trên hành trình gặp người chồng tương lai của cô - Charles Emmanuel, Hoàng tử của Piedmont, người thừa kế ngai vàng của Sardinia sau này. Năm 1775, ông đến thăm Lyon và cùng với các dì ruột của mình là Madame AdélaïdeVictoire đến Vichy.[12] Bốn chuyến du lịch đến các tỉnh mà Louis Stanislas đã thực hiện trước năm 1791 tổng cộng kéo dài 3 tháng [25]

Vào ngày 05/05/1778, bác sĩ Lassonne, bác sĩ riêng của Vương hậu Marie Antoinette, xác nhận việc cô mang thai.[26] Vào ngày 19/12/1778, bà đã hạ sinh một cô con gái, đặt tên là Marie-Thérèse Charlotte de France và được ban tặng danh xưng vương thất là Madame Royale. Việc đứa trẻ là một bé gái đã giúp Bá tước Provence thở phào nhẹ nhỏm, vì người giữ vị trí thừa kế của vua Louis XVI, theo Luật Salic phải là một người Nam.[27][28] Tuy nhiên, Louis Stanislas không còn là người thừa kế ngai vàng không lâu sau đó. Ngày 22/10/1781, Vương hậu Marie Antoinette sinh Dauphin Louis Joseph. Louis Stanislas và em trai của ông, Bá tước Artois, đã trở thành "godfathers" theo ủy quyền của Joseph II, Hoàng đế La Mã Thần thánh, anh trai của vương hậu.[29] Khi Marie Antoinette sinh con trai thứ hai, Louis Charles, vào tháng 3/1785, Louis Stanislas càng trượt dài trên con đường kế vị.[30]

Năm 1780, Anne Nompar de Caumont, Nữ bá tước Balbi, vào phục vụ Marie Joséphine. Louis Stanislas nhanh chóng phải lòng cô và cô ấy đã trở thành tình nhân của ông,[31] khiến cho tình cảm dành cho vợ vốn đã hạn chế giờ hoàn toàn nguội lạnh.[32] Louis Stanislas đã xây dựng một cơ ngơi cho tình nhân của mình trên một thửa đất tại Versailles, nơi được gọi là Parc Balbi.[33]

Louis Stanislas sống một lối sống yên tĩnh và ít vận động vào thời điểm này, không có nhiều việc phải làm kể từ khi ông tuyên bố rời bỏ chính trị vào năm 1774. Ông luôn bận rộn với thư viện khổng lồ với hơn 11.000 cuốn sách tại dinh thự của Balbi, đọc vài giờ mỗi cuốn vào buổi sáng.[34] Vào đầu những năm 1780, ông cũng phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ với tổng số tiền lên tới 10 triệu livres mà anh trai của ông là Vua Louis XVI phải đứng ra trả thay.[35]

"Hội đồng Danh nhân" (các thành viên bao gồm thẩm phán, thị trưởng, quý tộc và giáo sĩ) đã được triệu tập vào tháng 2/1787 để tham gia các cải cách tài chính do Tổng kiểm soát tài chính Charles Alexandre de Calonne đề xuất. Điều này mang lại cho Bá tước Provence, người ghét bỏ những cải cách triệt để do Calonne đề xuất, cơ hội được chờ đợi từ lâu của ông để khẳng định bản thân trong lĩnh vực chính trị.[36] Các cải cách đề xuất một loại thuế tài sản mới,[37] và các hội đồng cấp tỉnh được bầu mới sẽ có tiếng nói trong việc đánh thuế địa phương.[38] Đề xuất của Calonne đã bị bác bỏ hoàn toàn bởi những người có trong hội đồng, và kết quả là Louis XVI đã phải bác bỏ. Tổng Giám mục của Toulouse, Étienne Charles de Loménie de Brienne, đã được bổ nhiệm vào chức vụ của Calonne. Brienne đã cố gắng cứu vãn những cải cách của Calonne, nhưng cuối cùng không thuyết phục được những người trong hội đồng chấp thuận chúng. Louis XVI thất vọng đã giải tán hội đồng.[39]

Những cải cách của Brienne sau đó đã được đệ trình lên Nghị viện Paris với hy vọng rằng chúng sẽ được chấp thuận. (Một "Nghị viện" chịu trách nhiệm phê chuẩn các sắc lệnh của Nhà vua; mỗi tỉnh có một nghị viện riêng, nhưng Nghị viện Paris là quan trọng nhất.) Nghị viện Paris từ chối chấp nhận các đề xuất của Brienne và tuyên bố rằng bất kỳ loại thuế mới nào cũng sẽ phải được thực hiện và được phê duyệt bởi một Estates-General (quốc hội danh nghĩa của Pháp). Louis XVI và Brienne có lập trường thù địch chống lại sự từ chối này, và Louis XVI phải thực hiện "bed of justice" (Lit de Justice), triệu tập một phiên họp chính thức đặc biệt của Nghị viện Paris dưới sự chủ trì của nhà vua, để phê chuẩn những cải cách mà hoàng gia mong muốn. Vào ngày 08/05, hai trong số các thành viên hàng đầu của Nghị viện Paris đã bị bắt. Đã xảy ra bạo loạn ở Brittany, Provence, BourgogneBéarn để chóng lại sự bắt bớ này. Tình trạng bất ổn được tạo ra bởi các quan tòa và quý tộc địa phương, những người đã lôi kéo người dân nổi dậy chống lại Lit de Justice, điều này khá bất lợi cho các quý tộc và thẩm phán. Các giáo sĩ cũng tham gia vào chính quyền của tỉnh, và lên án các cải cách thuế của Brienne. Brienne thừa nhận thất bại vào tháng 7 và đồng ý triệu tập các Estates General để họp vào năm 1789. Ông từ chức vào tháng 8 và được thay thế bởi Jacques Necker.[40]

Vào tháng 11/1788, một Hội đồng Danh nhân thứ hai đã được Jacques Necker triệu tập, để xem xét quan điểm của Estates-General.[41] Nghị viện Paris khuyến nghị rằng các Khu nên giống như ở kỳ họp cuối cùng, vào năm 1614 (điều này có nghĩa là giới tăng lữ và quý tộc sẽ có nhiều đại diện hơn Khu thứ ba).[42] Các thành viên hội đồng đã từ chối đề xuất "đại diện kép". Louis Stanislas là người duy nhất đáng chú ý đã bỏ phiếu để tăng quy mô của Khu thứ ba.[43] Necker bỏ qua phán quyết của thành viên hội đồng, và thuyết phục Louis XVI trao quyền đại diện bổ sung mà nhà vua bắt buộc phải phê chuẩn vào ngày 27/12.[44]

Cách mạng Pháp bùng nổ

sửa

Lưu vong

sửa

Những năm đầu

sửa

Khi bá tước Provence đến Vùng đất thấp, ông tự xưng là nhiếp chính trên thực tế của Pháp. Ông đã sử dụng một tài liệu mà ông và Vua Louis XVI đã viết [45] trước khi trốn thoát đến Varennes-en-Argonne. Tài liệu này đã cho ông quyền nhiếp chính trong trường hợp anh trai của ông qua đời hoặc không thể thực hiện vai trò của mình với tư cách là vua. Bá tước Provence đã tham gia cùng các hoàng tử khác đang sống lưu vong tại Coblenz ngay sau khi trốn thoát. Tại đó, ông, bá tước Artois và các Thân vương Condé tuyên bố rằng mục tiêu của họ là tái chiếm lại nước Pháp. Louis XVI đã rất khó chịu trước hành vi của anh em mình. Provence đã cử các sứ giả đến khắp nơi ở châu Âu để yêu cầu hỗ trợ tài chính, binh lính và vũ khí. Artois bảo đảm một lâu đài dành để làm trụ sở cho chính phủ lưu vong ở Tuyển đế hầu Trier (hay "Treves"), nơi cậu của họ, Clemens Wenceslaus của Sachsen, là Tuyển đế hầu. Các hoạt động của chính phủ lưu vong đã đơm hoa kết trái khi các nhà cai trị của Vương quốc PhổĐế chế La Mã Thần thánh tập trung tại Dresden. Họ đưa ra Tuyên bố Pillnitz vào tháng 8/1791, trong đó kêu gọi châu Âu can thiệp vào Pháp nếu Louis XVI hoặc gia đình của ông bị đe dọa. Tuyên bố này đã không được đón nhận nồng nhiệt ở Pháp, bởi những công dân bình thường hoặc bởi chính Louis XVI.[46]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^   Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Louis XVIII. of France”. Encyclopædia Britannica. 17 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 47.
  2. ^ “Louis XVIII (1755–1824) Le "Roi-fauteuil" (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ Hibbert, Christopher, The French Revolution, Penguin Books (London), 1982, ISBN 978-0-14-004945-9, pp. 331–332
  4. ^ Nagel, Susan, Marie-Thérèse: Child of Terror Bloomsbury, USA, Reprint Edition 2008, ISBN 1-59691-057-7, pp. 152–153
  5. ^ Fraser, Antonia, Marie Antoinette: The Journey, ORION, London 2002, ISBN 978-0-7538-1305-8, p. 532.
  6. ^ Fraser, 532
  7. ^ a b Mansel, 10
  8. ^ Fraser, 41
  9. ^ Mansel, 11
  10. ^ Flamand-Grétry, Louis Victor (1840). Itinéraire historique, géographique, topographique, statistique, pittoresque et bibliographique de la vallée de Montmorency, a partir de la porte Saint-Denis a Pontoise inclusivement: Contenant la description complète de la ville de St.-Denis ... : suivie de la biographie des rois, reines, princes ... (bằng tiếng Pháp). Paris: Bertrand. tr. 218.
  11. ^ Mansel, 12
  12. ^ a b Mansel, 20
  13. ^ a b Mansel, 24
  14. ^ Mansel, 3
  15. ^ Mansel, 13–14
  16. ^ Fraser, 114
  17. ^ Fraser, 115
  18. ^ Fraser, 120
  19. ^ Mansel, 111
  20. ^ Mansel, 14–15
  21. ^ Louis XVII. John Murray. pp. 13–14. ISBN 0-7195-6709-2
  22. ^ Fraser, 136–138
  23. ^ Fraser, 143
  24. ^ Mansel, 16
  25. ^ Mansel, 21
  26. ^ Castelot, André, Madame Royale, Librairie Académique Perrin, Paris, 1962, p. 15, ISBN 2-262-00035-2, (French).
  27. ^ Fraser, 199
  28. ^ Fraser, 201
  29. ^ Fraser, 221 – 223
  30. ^ Fraser, 224  –225
  31. ^ Mansel, 28
  32. ^ Mansel, 30
  33. ^ Mansel, 29
  34. ^ Mansel, 34
  35. ^ Fraser, 178
  36. ^ Hibbert, p 38
  37. ^ Mansel, 40
  38. ^ Mansel, 41
  39. ^ Hibbert, 39
  40. ^ Hibbert, 40
  41. ^ Mansel, 44
  42. ^ Hibbert, 329
  43. ^ Mansel, 45
  44. ^ Hibbert, 44
  45. ^ Nagel, 113
  46. ^ Nagel 113–114

Nguồn

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Artz, Frederick Binkerd (1931). France Under the Bourbon Restoration, 1814-1830. Harvard University Press.
  • Artz, Frederick B. (1938). Reaction and Revolution 1814-1830. Harper & Row.
  • Frederking, Bettina. "‘Il ne faut pas être le roi de deux peuples’: strategies of national reconciliation in Restoration France." French History 22.4 (2008): 446-468. in English
  • Holroyd, Richard. "The Bourbon Army, 1815-1830." Historical Journal 14, no. 3 (1971): 529-52. online.
  • Mansel, Philip. "From Exile to the Throne: The Europeanization of Louis XVIII." in Philip Mansel and Torsten Riotte, eds. Monarchy and Exile (Palgrave Macmillan, London, 2011). 181-213.
  • Weiner, Margery. The French Exiles, 1789-1815 (Morrow, 1961).
  • Wolf, John B. France 1814-1919: the Rise of a Liberal Democratic Society (1940) pp 1–58.

Lịch sử học

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  1. ^ In his official acts as king, Louis XVIII dated the years of his reign from 1795, when his nephew Louis XVII died.