Emblingia calceoliflora
Emblingia là một chi thực vật hạt kín, chỉ chứa duy nhất 1 loài với danh pháp Emblingia calceoliflora, một loại cây cận cây bụi bò lan có thân thảo, đặc hữu của khu vực Tây Australia. Nó không có họ hàng nào gần và hiện nay nói chung đặt trong họ của chính nó là Emblingiaceae.
Emblingia calceoliflora | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Brassicales |
Họ (familia) | Emblingiaceae (Pax) Airy Shaw, 1965 |
Chi (genus) | Emblingia F.Muell., 1861 |
Loài (species) | E. calceoliflora |
Danh pháp hai phần | |
Emblingia calceoliflora F.Muell., 1861 |
Miêu tả
sửaLoài này là một loại cây bụi nhỏ bò lan thân thảo, sống lâu năm, với các lá đơn có cuống, mọc đối, với sụn ở mép lá. Các hoa mọc đơn lẻ, không cân đối, màu từ trắng, kem, vàng, lục hay hồng. Ra hoa từ tháng 8 tới tháng 11. Nó có quả không dày cùi thịt[1][2][3][4]
Phân loại
sửaChi và loài lần đầu tiên được Ferdinand von Mueller công bố năm 1861 trong Fragmenta Phytographiae Australiae, dựa trên mẫu vật do Pemberton Walcott và Augustus Frederick Oldfield thu thập tại khu vực Murchison[5][6].
Vị trí của chi này đã từng gây nhiều vấn đề. Nó từng được xếp trong các họ Capparaceae, Sapindaceae, Goodeniaceae và trong hệ thống Cronquist thì coi là thuộc họ Polygalaceae[7]. Năm 1965, Herbert Kenneth Airy Shaw tạo ra họ Emblingiaceae cho chi này,và họ như vậy hiện tại được sử dụng trong các hệ thống phân loại như APG III, APG II, Dahlgren, Reveal, Stevens, Takhtadjan và Thorne[8]. Các phân tích phân tử cũng xác nhận vị trí của họ này trong phần lõi của bộ Brassicales[7][9].
Phân bố và môi trường sống
sửaLà loài đặc hữu của Tây Australia, nó sinh sống trong môi trường cát xám, vàng hay đỏ, trên các bình nguyên cát gợn sóng nhấp nhô tại vùng duyên hải miền tây khu vực này. Nó là phổ biến nhất trong các khu vực địa sinh học như bình nguyên cát Geraldton và Carnarvon, nhưng cũng có tại phía bắc rìa miền tây của Avon Wheatbelt[4].
Sinh thái
sửaHiện tại nó không được coi là nguy cấp[4].
Ghi chú
sửa- ^ Watson L. và M. J. Dallwitz (1992 trở đi). “Emblingiaceae”. The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|năm=
(trợ giúp) - ^ “Emblingiaceae”. FloraBase. Cục Môi trường và Bảo tồn (Tây Úc), Chính quyền Tây Úc.
- ^ “Emblingia”. FloraBase. Cục Môi trường và Bảo tồn (Tây Úc), Chính quyền Tây Úc.
- ^ a b c “Emblingia calceoliflora”. FloraBase. Cục Môi trường và Bảo tồn (Tây Úc), Chính quyền Tây Úc.
- ^ “Emblingia”. Australian Plant Name Index (APNI), cơ sở dữ liệu IBIS. Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học Thực vật (Centre for Plant Biodiversity Research), Chính phủ Úc.
- ^ “Emblingia calceoliflora”. Australian Plant Name Index (APNI), cơ sở dữ liệu IBIS. Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học Thực vật (Centre for Plant Biodiversity Research), Chính phủ Úc.
- ^ a b Chandler Gregory T. và Randall J. Bayer (2000). “Phylogenetic placement of the enigmatic Western Australian genus Emblingia based on rbcL sequences”. Plant Species Biology. 15: 57–72. doi:10.1046/j.1442-1984.2000.00024.x.
- ^ “USDA - APHIS - Concordance of Family Names: E”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
- ^ Hall Jocelyn C., Hugh H. Iltis và Kenneth J. Sytsma (2004). “Molecular phylogenetics of core Brassicales, placement of orphan genera Emblingia, Forchhammeria, Tirania, and character evolution”. Systematic Botany. 29 (3): 654–669. doi:10.1600/0363644041744491.
Đọc thêm
sửa- Ferdinand von Mueller (1861) Fragmenta Phytographiae Australiae, 2(15).
- Herbert Kenneth Airy Shaw (1965) Kew Bulletin 18:257.
- Erdtman G.; Leins, P.; Melville, R.; Metcalfe, C.R. (1969). “On the relationships of Emblingia”. Journal of the Linnean Society. 67: 169–186. doi:10.1111/j.1095-8339.1969.tb01963.x.
- Greg Keighery (1981). “The breeding system of Emblingia”. Plant Systematics and Evolution. 137 (1–2): 63–65. doi:10.1007/BF00983205.