Ernst II xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Công tước Ernst II (tiếng Đức: Ernst August Karl Johann Leopold Alexander Eduard; 21 tháng 6 năm 1818 – 22 tháng 8 năm 1893) là Công tước đời thứ 2 xứ Sachsen-Coburg và Gotha, tại vị từ ngày 29 tháng 1 năm 1844 cho đến khi qua đời vào năm 1893. Ông sinh ra tại Coburg, cha của ông là Ernst III, Công tước xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldCông nữ Louise xứ Sachsen-Gotha-Altenburg. Cha ông trở thành Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha với vương hiệu là Ernst I vào năm 1826 thông qua một cuộc trao đổi lãnh thổ với các họ hàng thuộc dòng Ernsetine, từ đó khai sinh ra Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha và Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha.

Ernst II
Ernst II, năm 1863
Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Tại vị29 tháng 1 năm 1844 –
22 tháng 8 năm 1893
Tiền nhiệmCông tước Ernst I
Kế nhiệmCông tước Alfred
Thông tin chung
Sinh(1818-06-21)21 tháng 6 năm 1818
Cung điện Ehrenburg, Coburg, Sachsen-Coburg-Saalfeld, Bang liên Đức
Mất22 tháng 8 năm 1893(1893-08-22) (75 tuổi)
Lâu đài Reinhardsbrunn, Sachsen-Coburg và Gotha, Đế quốc Đức
Phối ngẫu
Alexandrine xứ Baden (cưới 1842)
Tên đầy đủ
German: Ernst August Karl Johann Leopold Alexander Eduard
English: Ernest Augustus Charles John Leopold Alexander Edward
Hoàng tộc
Thân phụErnst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Thân mẫuCông nữ Louise xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
Tôn giáoGiáo hội Luther

Năm 1842, Ernst kết hôn với Đại công nữ Alexandrine xứ Baden và hai người không có con cái gì. Hai năm sau, ông trở thành Công tước xứ Saxe-Coburg và Gotha khi cha ông qua đời. Ernst ủng hộ Bang liên Đức trong Chiến tranh Schleswig-Holstein chống lại Vương quốc Đan Mạch, ông đã gửi hàng nghìn quân đến chiến trường và bản thân ông cũng trở thành chỉ huy của một quân đoàn Đức; ông là người có công trong chiến thắng năm 1849 tại trận Eckernförde chống lại lực lượng Đan Mạch. Sau khi Vua Othon I của Hy Lạp bị phế truất vào năm 1862, chính phủ Anh đã đưa Ernst II lên làm người kế nhiệm tiềm năng. Các cuộc đàm phán về vấn đề này đã thất bại vì nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất chính là Ernst II không chấp nhận từ bỏ công quốc và thần dân yêu quý của mình để trở thành vua Hy Lạp.

Là người ủng hộ một nước Đức thống nhất, Ernst đã theo dõi các phong trào chính trị khác nhau với sự quan tâm lớn. Mặc dù ban đầu ông là người ủng hộ chủ nghĩa tự do Đức vĩ đại và thẳng thắn, nhưng ông đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi chuyển sang phe khác và ủng hộ những người Phổ bảo thủ hơn (và cuối cùng giành chiến thắng) trong Chiến tranh Áo-PhổChiến tranh Pháp-Phổ và sau đó là sự thống nhất nước Đức. Tuy nhiên, sự ủng hộ của ông đối với những người bảo thủ đã phải trả giá, và ông không còn được coi là nhà lãnh đạo tiềm năng của một phong trào chính trị nữa. Theo nhà sử học Charlotte Zeepvat, Công tước Ernst II đã trở nên "ngày càng lạc lõng trong vòng xoáy của những thú vui riêng tư chỉ nhận được sự khinh miệt từ bên ngoài".

Ernst là anh trai của Thân vương Albert (chồng của Nữ hoàng Victoria), cả hai sinh cách nhau chỉ 14 tháng và được nuôi dưỡng như anh em sinh đôi. Họ trở nên gần gũi hơn sau khi cha mẹ ly thân và ly hôn cũng như sau cái chết của mẹ họ. Mối quan hệ của họ trải qua những giai đoạn gần gũi cũng như những cuộc cãi vã nhỏ khi họ lớn lên. Sau cái chết của Albert vào năm 1861, Ernst đã xuất bản những tập sách ẩn danh chống lại nhiều thành viên của hoàng gia Anh. Tuy nhiên, ông đã chấp nhận con trai thứ hai của Albert và Victoria là Vương tử Alfred, Công tước xứ Edinburgh, làm người thừa kế hợp pháp của mình. Sau cái chết của Công tước Ernst II tại Reinhardsbrunn, Alfred đã kế vị trở thành Công tước đời thứ 3 xứ Sachsen‑Coburg và Gotha.

Cuộc sống đầu đời

sửa
 
Ernst (phải) với em trai Albert và mẹ Louise, ngay trước khi bà bị trục xuất khỏi triều đình

Ernst, Công tử kế vị xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld, sinh ra tại Cung điện EhrenburgCoburg vào ngày 21 tháng 6 năm 1818.[1] Ông là con trai cả của Ernst III, Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (sau này là Ernst I, Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha) và người vợ đầu tiên của ông là Công nữ Louise xứ Sachsen-Gotha-Altenburg. Ông sớm có thêm một người em trai là Công tử Albert, người sau này trở thành chồng của Nữ hoàng Victoria. Mặc dù Công tước Ernst I có nhiều con trong các mối quan hệ ngoài luồn, nhưng ông chỉ có 2 người con hợp pháp là Ernst và Albert. Năm 1826, cha của họ ông lấy vương hiệu Ernst I, Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha thông qua việc trao đổi lãnh thổ sau cái chết của người chú của công tước là Friedrich IV xứ Sachsen-Gotha-Altenburg.[2]

Có nhiều tài liệu khác nhau nói về thời thơ ấu của Ernst. Khi Ernst được 14 tháng tuổi, một người hầu đã nhận xét rằng Ernst "chạy loanh quanh như một con chồn. Cậu bé đang mọc răng và cáu kỉnh như một con lửng nhỏ vì thiếu kiên nhẫn và hoạt bát. Giờ cậu ta không đẹp, ngoại trừ đôi mắt đen tuyệt đẹp".[3] Vào tháng 5 năm 1820, mẹ của Ernst mô tả cậu là "rất lớn so với tuổi, cũng như thông minh. Đôi mắt đen to của nó tràn đầy tinh thần và sự hoạt bát".[4] Nhà viết tiểu sử Richard Hough viết rằng "ngay từ khi còn nhỏ, rõ ràng là đứa con trai cả giống cha mình, về tính cách và ngoại hình, trong khi Albert rất giống mẹ mình ở hầu hết mọi khía cạnh".[5] Ernst và anh trai thường sống với bà ngoại của họ là Công tước phu nhân xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld cho đến khi bà qua đời vào năm 1831.

Ông và Albert được nuôi dưỡng và giáo dục cùng nhau như thể họ là anh em sinh đôi.[6] Mặc dù Albert kém Ernest 14 tháng tuổi, nhưng về mặt trí tuệ, ông đã vượt trội hơn Ernst.[6] Theo gia sư của họ, "hai anh em luôn song hành trong mọi việc, dù là trong công việc hay vui chơi. Cùng tham gia vào những hoạt động chung, cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, họ gắn kết với nhau không có tình cảm chung nào về tình yêu đôi bên".[7] Có lẽ những "nỗi buồn" nói trên liên quan đến cuộc hôn nhân của cha mẹ họ; cuộc hôn nhân không hạnh phúc và Công tước Ernst I liên tục không chung thủy.[8] Năm 1824, Ernst I và Louise ly hôn; sau đó bà rời Coburg và không được phép gặp lại các con trai của mình.[9] Bà sớm tái hôn với Alexander von Hanstein, Bá tước xứ Pölzig và Beiersdorf, qua đời năm 1831 ở tuổi 30.[10] Một năm sau khi bà mất, cha của họ kết hôn với người cháu gái là Marie xứ Württemberg, con gái của chị gái ông là Công nữ Antoinette. Do đó, mẹ kế của họ cũng là chị họ đời đầu. Cặp đôi không thân thiết và không có con; trong khi các cậu bé hình thành mối quan hệ hạnh phúc với mẹ kế của mình, Marie hầu như không can thiệp vào cuộc sống của các con riêng của mình.[11] Việc cha mẹ ly thân và ly hôn, cũng như cái chết sau này của mẹ, đã khiến các cậu bé bị tổn thương và trở nên thân thiết với nhau.[12]

 
Một bản in thạch bản của Ernst, 1842

Năm 1836, Ernst và Albert đến thăm người em họ là Công chúa Victoria xứ Kent, và ở lại Lâu đài Windsor vài tuần.[13] Cả hai chàng trai, đặc biệt là Albert, đều được gia đình Công tước xứ Kent coi là một người chồng tiềm năng cho công chúa trẻ, và cả hai đều được dạy nói tiếng Anh thành thạo.[14] Lúc đầu, cha của họ nghĩ rằng Ernst sẽ là một người chồng tốt hơn cho Victoria so với Albert, có thể là vì sở thích thể thao của anh sẽ được công chúng Anh đón nhận tốt hơn.[15] Tuy nhiên, hầu hết những người khác đều thích Albert hơn Ernst. Về tính cách, Victoria giống Ernst hơn nhiều, vì cả hai đều hoạt bát và hòa đồng, thích khiêu vũ, buôn chuyện và thức khuya; ngược lại, nhịp sống nhanh này khiến Albert bị ốm.[16] Victoria tin rằng Ernst có "biểu cảm tử tế, trung thực và thông minh nhất trên khuôn mặt", trong khi Albert "có vẻ rất tốt bụng và ngọt ngào, rất thông minh".[14] Tuy nhiên, không có lời cầu hôn nào đến từ cả hai anh em, và họ trở về nhà.

Ernst tham gia khóa huấn luyện quân sự vào cuối năm đó.[16] Vào tháng 4 năm 1837, Ernst và Albert cùng gia đình chuyển đến Đại học Bonn.[17] Sáu tuần sau khi học kỳ kết thúc, Victoria lên ngôi Nữ hoàng Vương quốc Anh. Khi tin đồn về cuộc hôn nhân sắp xảy ra giữa bà và Albert làm ảnh hưởng đến việc học của họ, hai anh em đã rời đi vào ngày 28 tháng 8 năm 1837, khi học kỳ kết thúc để đi du lịch vòng quanh châu Âu.[18] Họ trở lại Bonn vào đầu tháng 11 để tiếp tục việc học. Hai anh em lại đi du lịch Anh vào năm 1839, khi đó Victoria thấy anh họ Albert dễ chịu và sớm cầu hôn.[19] Mối quan hệ này sẽ có nhiều ý nghĩa đối với Ernst trong tương lai; ví dụ, ông được chọn làm cha đỡ đầu cho con gái thứ hai của Albert là Vương nữ Alice, và ông cũng là người nắm tay của vương nữ trong lễ thành hôn của cô ấy thay cho Albert, vì Albert đã qua đời vài tháng trước đó.[20]

Nhờ có mối quan hệ hoàng gia rộng rãi, ông đã đi du lịch khắp nơi trong giai đoạn này của cuộc đời mình. Vào năm 1840 và 1841, ông đã đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; ở Bồ Đào Nha, một người anh em họ khác là Thân vương Ferdinand, chồng của Nữ vương Maria II đã tiếp đoán ông long trọng.[21]

Hôn nhân

sửa
 
Vợ của Ernst Đại công nữ Alexandrine xứ Baden. Bà vẫn hết lòng hết dạ với Ernst trong suốt cuộc hôn nhân của họ, và tin rằng việc họ không có con là lỗi của bà.[22]

Nhiều ứng cử viên hoàng gia được giới thiệu để trở thành vợ của Ernst. Cha ông muốn ông tìm một người phụ nữ có địa vị cao, chẳng hạn như một Nữ đại công tước Nga, để làm vợ.[23] Một ứng viên tiềm năng là Vương nữ Clémentine xứ Orléans, con gái của Vua Louis Philippe I, người mà ông gặp khi đến thăm triều đình Pháp tại Cung điện Tuileries.[24] Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân như vậy sẽ đòi hỏi ông phải cải đạo từ Tin Lành sang Công giáo La Mã, vì thế mà cuộc hôn nhân không thành.[24] Sau đó, bà kết hôn với em họ của ông là Thân vương August xứ Sachsen-Coburg và Gotha. Ernst cũng được Thái hậu Maria Christina coi là chồng tiềm năng cho cô con gái nhỏ là Isabella II của Tây Ban Nha,[25] và được Nữ hoàng Victoria cũng giới thiệu người em họ là Augusta xứ Cambridge.[26]

Tại Karlsruhe vào ngày 3 tháng 5 năm 1842, Ernst kết hôn với Đại công nữ Alexandrine xứ Baden, 21 tuổi.[27] Bà là con gái cả của Leopold, Đại công tước xứ Baden, và Vương nữ Sofia Wilhelmina của Thụy Điển, con gái của Vua bị phế truất Gustav IV Adolf của Thụy Điển. Mặc dù ông đã đồng ý, cha ông vẫn thất vọng vì người con trai đầu lòng của ông không làm nhiều hơn để thúc đẩy các mối quan tâm của triều đình Coburg.[23] Cuộc hôn nhân không có hậu duệ, mặc dù Ernst dường như đã có ít nhất ba đứa con ngoài giá thú trong những năm sau đó.[26]

Ernst đã mắc một căn bệnh qua đường tình dục khi còn ở độ tuổi đôi mươi, rất có thể là hậu quả của lối sống hoang dã, phóng túng.[16] Ông đã cư xử theo cách như vậy dưới sự dạy dỗ của cha mình, người đã đưa các con trai của mình đi "thưởng thức những thú vui" của ParisBerlin, khiến Albert "kinh hoàng và xấu hổ".[24] Ernst đã suy sụp rõ rệt về ngoại hình đến mức Sarah Lyttelton, một nữ quan của Nữ hoàng Victoria, đã nhận xét tại Lâu đài Windsor vào năm 1839 rằng ông "rất gầy, má hóp và xanh xao, không giống em trai mình, cũng không đẹp lắm. Nhưng ông có đôi mắt đen đẹp và mái tóc đen, vóc dáng nhẹ nhàng, và vẻ ngoài rất tinh thần và háo hức".[16] Cuối năm đó, Albert khuyên anh trai mình không nên tìm vợ cho đến khi "tình trạng" của ông hoàn toàn bình phục.[23] Ông còn cảnh báo thêm rằng việc tiếp tục quan hệ tình dục bừa bãi có thể khiến Ernst mất khả năng sinh con.[16] Một số nhà sử học tin rằng mặc dù bản thân ông vẫn có thể sinh con, nhưng căn bệnh này đã khiến người vợ trẻ của ông trở nên vô sinh.[26] Ernst đã kết hôn trong 51 năm và cùng vợ đến thăm Nữ hoàng Victoria ở Paris vào năm 1890.

Trị vì

sửa

Vào ngày 29 tháng 1 năm 1844, cha của Ernst qua đời tại Gotha, một trong những vùng lãnh thổ mà gia đình họ mới mua lại. Do đó, Ernst kế thừa Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha với vương hiệu là Ernst II.[28]

Phát triển hiến pháp

sửa

Ernet đã gặp nhiều rắc rối về tiền bạc trong suốt thời gian trị vì của mình. Vào tháng 1 năm 1848, Ernst đã đến thăm em trai mình trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Đức. Khi trở về, ông cũng phát hiện ra tình hình bất ổn ở Coburg. Một trong nhiều mối quan tâm liên quan đến tài chính. Mặc dù Ernst có một khoản thừa kế lớn, nhưng ông cũng thường xuyên mắc nợ.[22] Ngày càng có nhiều lời kêu gọi quốc hữu hóa hầu hết tài sản của ông. Thật vậy, Albert đã phải can thiệp vào một thời điểm và tránh cho anh trai mình khỏi sự bối rối khi mất một trong những tài sản ở Coburg.[22]

Trong thời kỳ hỗn loạn năm 1848 ở Đức, Albert đã xây dựng kế hoạch cải cách tự do của riêng mình, theo đó một quốc vương, thủ tướng và quốc hội duy nhất sẽ điều hành thống nhất các nhà nước Đức; ngoài ra, mỗi nhà nước sẽ duy trì triều đại cầm quyền hiện tại của riêng mình.[22] Vì kế hoạch này liên quan đến anh trai mình, Ernst đã được trao một bản sao với hy vọng rằng ông sẽ phát triển hiến pháp tự do của riêng mình. Sau đó, Ernst đã đưa ra một vài nhượng bộ, nhưng vị thế của ông vẫn vững chắc, không tính đến vấn đề nợ nần ngày càng gia tăng của mình.[22] Một bản hiến pháp đã được soạn thảo và ban hành vào năm 1849 tại Gotha,[28] mặc dù một bản hiến pháp khác đã tồn tại ở Coburg từ năm 1821. Vào năm 1852, cả hai bản hiến pháp đã được hợp nhất thành một, chuyển đổi sự hợp nhất cá nhân của hai công quốc thành một sự hợp nhất thực sự; các công quốc giờ đây không thể tách rời, với một tập hợp các thể chế chung.[2] Trong thời kỳ hỗn loạn chính trị, những nhượng bộ kịp thời và thói quen hòa nhập với "người dân trong thú vui của họ" của Ernst đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ông không mất ngai vàng.[29] Hơn nữa, nhiều nguồn tin đương thời cho rằng Ernst là một nhà cai trị có năng lực, công bằng và rất được lòng dân, điều này cũng có thể giúp ông giữ được quyền lực.[30]

Chiến tranh Schleswig-Holstein

sửa
 
Tượng bán thân của Ernst tại Nhà hát Landestheater ở Coburg. Ernst là người đam mê âm nhạc và kịch suốt cuộc đời, và là người có sức ảnh hưởng nghệ thuật đằng sau nhiều vở kịch nổi tiếng ở Đức.

Từ năm 1848 đến năm 1864, Đan MạchBang liên Đức đã xảy ra xung đột để giành quyền kiểm soát hai công quốc SchleswigHolstein. Theo lịch sử, các công quốc đã do các quốc vương Đan Mạch cai trị kể từ thời trung cổ, nhưng vẫn còn một lượng lớn người Đức chiếm đa số dân cư. Họ này đã nổi loạn sau khi Frederik VII của Đan Mạch tuyên bố vào ngày 27 tháng 3 năm 1848 rằng các công quốc sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Đan Mạch theo hiến pháp tự do mới của ông. Vương quốc Phổ sớm tham gia xung đột, ủng hộ cuộc nổi loạn và bắt đầu Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất. Công tước Ernst II đã cử 8.000 quân đến chiến trường, bổ sung vào quân đội do Bang liên Đức cử đến. Ông cũng mong muốn được giao một công việc quân sự trong chiến tranh, nhưng đã bị từ chối, vì theo hồi ký của ông: "cực kỳ khó để cung cấp cho tôi một vị trí trong quân đội Schleswig-Holstein tương ứng với cấp bậc của tôi".[31] Ông đã đồng ý với một vị trí nhỏ hơn, để lãnh đạo một đội quân Thuringian; ông đã viết thế này trong một lá thư gửi cho em trai mình: "Tôi đáng lẽ đã từ chối bất kỳ vị trí nào khác tương tự, nhưng tôi không thể từ chối vị trí này, vì trong điều kiện hiện tại của Nhà nước chúng ta, điều quan trọng là phải giữ quyền hành pháp trong tay chúng ta".[32] Là chỉ huy của một quân đoàn Đức, Công tước Ernst đã góp phần quan trọng vào chiến thắng trong trận Eckernförde ngày 5 tháng 4 năm 1849, trước lực lượng Đan Mạch, chiếm được hai khinh hạm.[33] Cũng vào thời điểm này, Ernst quan tâm đến Nghị viện Frankfurt và có thể đã hy vọng được bầu làm Hoàng đế Đức, nhưng thay vào đó, ông đã thúc giục Vua Friedrich Wilhelm IV của Phổ đảm nhận vị trí đó, mặc dù không thành công. Ernst cũng đã tổ chức một hội nghị Berlin cùng các Thân vương Đức vào năm 1850; ông đánh giá cao những cơ hội như vậy vì ảnh hưởng chính trị mà chúng mang lại cho ông.[21]

Mối quan hệ với Victoria và Albert

sửa

Cuộc chiến tranh đầu tiên kết thúc vào năm 1851, nhưng sẽ tiếp tục vào năm 1864. Trong thời gian này, Ernst phản đối kịch liệt cuộc hôn nhân của cháu trai mình là Albert Edward, Thân vương xứ Wales ('Bertie'), với Vương nữ Alexandra của Đan Mạch, con gái của Vua Christian IX tương lai của Đan Mạch (và do đó là kẻ thù của các nhà nước nói tiếng Đức). Ông tin rằng một cuộc hôn nhân như vậy là đi ngược lại lợi ích của Đức.[34] Albert trả lời một cách giận dữ: "Điều đó liên quan gì đến anh?... Vicky đã vắt óc để giúp chúng ta tìm một người, nhưng vô ích... Chúng ta không có lựa chọn [hợp lý] nào khác".[35] Albert đồng ý rằng sẽ có vấn đề với cuộc hôn nhân này, nhưng vì ông không thể tìm được cô dâu thay thế, ông đã viết thư cho Ernst rằng việc giữ mối quan hệ này là vấn đề riêng tư (và nằm ngoài phạm vi của chính phủ) là "cách duy nhất để ngăn chặn sự rạn nứt với Phổ và là cách duy nhất để giữ trò chơi trong tay chúng ta, áp đặt các điều kiện mà chúng ta cho là cần thiết và trong khả năng của chúng ta, loại bỏ lợi thế chính trị của nó".[36] Albert cũng cảnh báo con trai mình về những nỗ lực can thiệp vào cuộc hôn nhân của Ernst, bình luận rằng, "Bác của con... sẽ thử sức với công việc này. Cách phòng thủ tốt nhất của con là không nên đề cập đến vấn đề này, nếu bác ấy đề cập đến".[37]

Ngay sau khi viết những lá thư này, Thân vương Albert qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1861. Cái chết của ông đã giúp Ernst hàn gắn mối quan hệ với em dâu, vì Nữ hoàng Victoria ngày càng tức giận vì Ernst phản đối cuộc hôn nhân của con trai bà với vương nữ Đan Mạch. Hai anh em luôn thân thiết, bất kể bất đồng quan điểm của họ là gì, và cái chết của Albert khiến Ernst "khốn khổ", Victoria lưu ý trong một lá thư gửi cho con gái lớn của bà.[38] Tuy nhiên, cái chết không giải quyết được cuộc tranh cãi của họ; thấy rằng sự tham gia trực tiếp của mình đã không thuyết phục được Victoria, Ernst đã thử một chiến thuật mới. Ông bắt đầu tung tin đồn về Alexandra và gia đình bà, nói rằng mẹ của bà là Luise của Hessen-Kassel "có con ngoài giá thú và Alexandra đã tán tỉnh các sĩ quan trẻ"; ông cũng viết thư cho chính Louise, cảnh báo rằng Bertie sẽ là một lựa chọn không may cho một người chồng.[39] Ngoài ra, Ernst đã gặp cháu trai của mình tại Thebes, Hy Lạp, rất có thể là cố gắng ngăn cản anh ta kết hôn trực tiếp.[40] Trong một lá thư ngày 11 tháng 4, Victoria không vui khi lưu ý với cô con gái lớn của mình, "Con không nói với mẹ rằng Bertie đã gặp bác Ernst tại Thebes... Mẹ luôn lo lắng khi nghĩ đến việc bác Ernst và Bertie ở bên nhau vì mẹ biết bác Ernst sẽ làm mọi cách để ngăn cản Bertie kết hôn với Vương nữ Alix".[36] Mặc dù Ernst không chấp thuận, Bertie vẫn kết hôn với Alexandra vào ngày 10 tháng 3 năm 1863.

Mối quan hệ thân thiết của ông với triều đình Anh đã mang lại cho ông một vị trí có ảnh hưởng lớn, và cuộc hôn nhân của cháu gái ông, Vương nữ Victoria, với Vương tử Friedrich Wilhelm đã củng cố thêm mối quan hệ của ông với Phổ, và vào năm 1862, ông đã đề nghị cung cấp quân đội của mình cho Vua Phổ trong trường hợp chiến tranh. Nhưng chủ nghĩa tự do của ông đã khiến Đức ngày càng nghi ngờ về ảnh hưởng của Coburg. Những người bảo thủ Phổ sẽ sớm quay lưng lại với ông, và đặc biệt là ông bị Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck phản đối.[21]

Trong Nội chiến Hoa Kỳ, Công tước đã chỉ định Ernst Raven vào vị trí lãnh sự tại tiểu bang Texas. Vào ngày 30 tháng 7 năm 1861, Raven đã nộp đơn lên Chính phủ Liên minh miền Nam Hoa Kỳ để xin giấy phép ngoại giao và đã được chấp nhận.[41]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Grey, p. 29 and Weintraub, p. 21.
  2. ^ a b François Velde. “House Laws of the Saxe-Coburg and Gotha”. Heraldica.org. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  3. ^ Grey, pp. 32-33.
  4. ^ Grey, p. 35.
  5. ^ Hough, p. 9.
  6. ^ a b Weintraub, p. 30.
  7. ^ Grey, p. 44.
  8. ^ Weintraub, pp. 23-25.
  9. ^ Weintraub, p. 25-28.
  10. ^ Feuchtwanger, pp. 29-31.
  11. ^ Packard, p. 16 and Weintraub, pp. 40–41.
  12. ^ Weintraub, pp. 25–28.
  13. ^ Feuchtwanger, p. 37.
  14. ^ a b Weintraub, p. 49.
  15. ^ D'Auvergne, p. 164.
  16. ^ a b c d e Zeepvat, p. 1.
  17. ^ Feuchtwanger, pp. 35-36.
  18. ^ Weintraub, p. 58-59.
  19. ^ Feuchtwanger, pp. 38-39.
  20. ^ Packard, p. 104.
  21. ^ a b c Headlam 1911, tr. 751.
  22. ^ a b c d e Zeepvat, p. 2.
  23. ^ a b c Feuchtwanger, p. 62; Gill, pp. 142-43.
  24. ^ a b c Weintraub, p. 52.
  25. ^ D'Auvergne, pp. 188-89.
  26. ^ a b c Gill, p. 143.
  27. ^ Zeepvat, p. 2 and Lundy.
  28. ^ a b Encyclopædia Britannica. “Ernest II”. Britannica.com. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2010.
  29. ^ Coit Gilman et al, p. 841.
  30. ^ Baillie-Grohman, p. 60 and Kenning, pp. 204-05.
  31. ^ Saxe-Coburg and Gotha, Volume 1, p. 48. A letter written to him by his servant Von Stein states that while there were many candidates who could take command of parts of the army, there was only one Duke, hinting that Ernest was needed to continue promulgating the German Constitution in his duchy.
  32. ^ Saxe-Coburg and Gotha, Volume 1, p. 50.
  33. ^ Coit Gilman et al, p. 841 and Alden, Berry, Bogart et al, p. 481.
  34. ^ Zeepvat, p. 3 and Hibbert, p. 43.
  35. ^ Hibbert, p. 42.
  36. ^ a b quoted in Zeepvat, p. 3.
  37. ^ Hibbert, p. 43.
  38. ^ Zeepvat, p. 3.
  39. ^ Hibbert, p. 57.
  40. ^ Zeepvat, p. 3 and Hibbert, p. 57.
  41. ^ 58th Congress, 2nd Session, Senate Document No. 234, Journal of the Congress of the Confederate States of America, 1861–1865, Volume 5 (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1905), page 422

Nguồn

sửa

Primary

sửa

Secondary

sửa

Liên kết ngoài

sửa