Europi(II) sulfide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học EuS. Đó là bột màu đen, cấu trúc ổn định. Europi có trạng thái oxy hóa +2 trong europi(II) sulfide, trong khi lanthan có trạng thái oxi hoá điển hình là +3.[1] Nhiệt độ Curie của nó (Tc) là 16,6 K. Dưới nhiệt độ này EuS hoạt động giống như một hợp chất ferromagnetic, và ở trên nó có tính chất giống paramagnetic[2]. EuS ổn định lên đến 500 ℃ trong không khí, khi nó bắt đầu có dấu hiệu oxy hóa. Trong một môi trường trơ, nó phân hủy ở 1470 ℃.

Europi(II) sulfide
Cấu trúc của europi(II) sulfide giống natri chloride
Danh pháp IUPACEuropi(II) sulfide
Nhận dạng
Số CAS12020-65-4
PubChem82809
Số EINECS234-661-3
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider74727
Thuộc tính
Công thức phân tửEuS
Khối lượng mol184,03 g/mol
Bề ngoàibột màu đen
Khối lượng riêng5,7 g/cm³
Điểm nóng chảy 2.250 °C (2.520 K; 4.080 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
MagSus+25,730;·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cấu trúc sửa

EuS kết tinh trong mạng tinh thể hệ tinh thể lập phương (FCC) với cấu trúc muối đá. Cả hai europilưu huỳnh đều có liên kết hình học bát diện với số liên kết là sáu.[3] Độ dài của liên kết Eu-S là 2,41 Å.

Điều chế sửa

Trong điều chế EuS, europi(III) oxit dạng bột (Eu2O3) được xử lý bằng hydro sulfide (H2S) ở nhiệt độ 1150 ℃. Sản phẩm EuS thô được làm sạch bằng cách nung ở nhiệt độ 900 ℃ trong chân không để loại bỏ lưu huỳnh thừa.

Eu2O3 + 3H2S → 2EuS + 3H2O + S

EuS đã được tổng hợp từ europi(II) chloride (EuCl2), tuy nhiên các sản phẩm này có xu hướng bị ô nhiễm bởi chloride.

Ứng dụng sửa

Trong vài thập kỷ qua, một mối quan tâm mới đã được nêu ra trong quá trình tổng hợp EuS, cũng như tương tự oxit của nó EuO, vì chúng có tiềm năng sử dụng làm vật liệu cửa sổ laze, chất cách điện ferromagnet, chất bán dẫn ferromagnetic, các vật liệu chống từ và phát quang.

Tham khảo sửa

  1. ^ C. Housecroft. Inorganic Chemistry. 3rd. Essex, England: Pearson Education Limited, 2008. Print. ISBN 0-13-175553-6.
  2. ^ Zhao, F. Sun, H. Su, G. Gao, S. Small, Synthesis and Size-Dependant Magnetic Properties of Monodisperse EuS Nanocrystals. 2006 volume 2, No. 2, 244–248. doi:10.1002/smll.200500294.
  3. ^ Wells A.F. Structural Inorganic Chemistry. 5th. London, England: Oxford University Press, 1984. Print. ISBN 0-19-855370-6